- Âm /i/ khi nào viết “i”, khi nào viết “y”.
CHƯƠNG 2 CÁC LỖI VỀ CÂU
2.1.1.1. Câu thiếu thành phần chủ ngữ
Ví dụ 1:
Trao đổi với chúng tơi, thí sinh Nguyễn Thị Phương Thuý (đội Thanh Hoá) tâm sự: “Được tham gia hội thi là dịp để mỗi cán bộ chiến sĩ công an như tôi được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khỏc. Đõy cũng là dịp để thể hiện chớnh mỡnh”. # Có mặt tại TP Đà Nẵng, nơi diễn ra
Tại hội thi lần này, nhiều tiểu phẩm hay, ý nghĩa tuyên truyền cao. Nội dung tiểu phẩm tham dự của các đoàn rất phong phú, phản ánh về các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè…
(Chung tay vì một xã hội bình yên, số 55, tr9, 2010) Xét ví dụ, câu “Có mặt tại TP Đà Nẵng, nơi diễn ra hội thi,” thiếu thành phần chủ ngữ. Ngoài ra, người viết sử dụng sai dấu câu khi dùng dấu phẩy để kết thúc câu ở chỗ lẽ ra dùng dấu chấm. Về mặt lỗi này, ta sửa bằng nhiều cách, có thể bỏ cả câu này đi vì nếu viết thêm vào cũng thừa thơng tin. Ở phần đầu, bài báo đã đưa nội dung về hội thi tuyên truyền viên giỏi diễn ra tại Đà Nẵng, thí sinh Th đương nhiên có ở đây, nơi diễn ra hội thi, cho nên không cần thiết lưu ý vào. Hoặc ta cũng có thể sửa lại như sau: “Trao đổi với chúng tơi, thí sinh Nguyễn Thị Phương Th (đội Thanh Hố), có mặt tại TP Đà Nẵng, nơi diễn ra hội thi, tâm sự: “Được tham gia hội thi là dịp để mỗi cán bộ chiến sĩ công an như tôi được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khỏc. Đõy cũng là dịp để thể hiện chớnh mỡnh”. Tại hội thi lần này, nhiều tiểu phẩm hay, ý nghĩa tuyên truyền cao. Nội dung tiểu phẩm tham dự của các đoàn rất phong phú, phản ánh về các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chố…”
Ví dụ 2:
Trong khi bố đang vạch ra những kế hoạch, từng bước thực hiện nú thỡ tụi chọn cho mình một hướng đi khác.# Trở thành nhà thiết kế thời trang.
(Tớnh yêu của cha, số 58, tr7, 2010) Tác giả viết câu thiếu thành phần chủ ngữ ở chỗ chúng tôi đánh dấu #. Câu có thể được sửa lại bằng cách thêm vào thành phần chủ ngữ hoặc sửa
như sau: Trong khi bố đang vạch ra những kế hoạch, từng bước thực hiện nú thỡ tụi chọn cho mình một hướng đi khác là trở thành nhà thiết kế thời trang.
Ví dụ 3:
Theo nghệ sĩ Quyền Linh, Phước Sang, các nghệ sĩ Hồng Nga, Ngọc Giàu, Hoài Linh, Tấn Beo, Việt Cường…là những người năng nổ nhất trong các hoạt động từ thiện.
(Hành trình nhân ái mùa Vu Lan, tr3, số101, 2010) Trong câu này, người đọc sẽ không hiểu ai là người năng nổ nhất bởi thành phần “ Theo nghệ sĩ Quyền Linh, Phước Sang, các nghệ sĩ Hồng Nga, Ngọc Giàu, Hoài Linh, Tấn Beo, Việt Cường…” là thành phần trạng ngữ. Người viết đã nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ khiến câu mơ hồ, không rõ nghĩa. Chúng tôi sửa lại như sau: Nghệ sĩ Quyền Linh, Phước Sang, Hồng Nga, Ngọc Giàu, Hoài Linh, Tấn Beo, Việt Cường…là những người năng nổ nhất trong các hoạt động từ thiện.