Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 100 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ phản ánh kết quả dạy học của cả GV và HS mà còn tác động mạnh tới các khâu khác của quá trình dạy học. Vì vậy để thúc đẩy đổi mới phƣơng pháp dạy học không thể không đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đánh giá đƣợc tình hình thực tế, hiệu quả của việc áp dụng PPDH tích cực trong nhà trƣờng, tránh đƣợc tình trạng đổi mới PPDH mang tính hình thức.

- Thông qua công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời những vấn đề chƣa phù hợp trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học, bồi dƣỡng phƣơng pháp dạy học cho GV, khen thƣởng những việc làm tốt, chấn chỉnh những hiện tƣợng chƣa tốt để vừa kịp thời động viên khuyến khích tinh thần phấn đấu vƣơn lên và giữ vững kỷ cƣơng nề nếp nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 90

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên môn ngay từ đầu năm học và kế hoạch này đƣợc triển khai tới cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trƣờng thông qua hội nghị cán bộ, GV, công chức, viên chức đầu năm.

b. Thành lập ban kiểm tra nội bộ trƣờng học nói chung và ban kiểm tra chuyên môn (tổ giáo vụ) nói riêng. Tổ giáo vụ bao gồm các đồng chí là tổ trƣởng chuyên môn, những giáo viên cốt cán của các bộ môn có nhiệm vụ dự giờ kiểm tra chuyên môn theo kế hoạch đề ra, qua đó rút kinh nghiệm các giờ dạy của GV, nhằm bồi dƣỡng PPDH tích cực cho GV.

c. Tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên và kiểm tra định kì theo kế hoạch

* Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá GV

- Kiểm tra giáo án: Hiệu trƣởng giao cho các tổ trƣởng tổ chuyên môn chuyên môn kiểm tra việc soạn giáo án của GV trong tổ chuyên môn định kỳ theo tháng và kết hợp với kiểm tra giáo án hàng tuần theo nhóm chuyên môn. Ngoài ra, BGH cùng tổ giáo vụ nhà trƣờng tham gia kiểm tra giáo án theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết. Nội dung kiểm tra giáo án cần chú trọng đến việc nội dung bài soạn cần thể hiện rõ hoạt động của thầy, trò; hệ thống câu hỏi và việc tổ chức các hoạt động trong giờ học cần phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phù hợp với từng đối tƣợng HS; giáo dục đƣợc kỹ năng sống cho HS, nội dung bài giảng có tính thực tiễn cao.

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn và việc thực hiện quy chế chuyên môn

Kiểm tra việc thực hiện tiến độ chƣơng trình, đối chiếu với kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, công việc này hiệu trƣởng có thể giao cho tổ chuyên môn thực hiện hàng tuần, để tránh hiện tƣợng giảng dạy tùy tiện, không tuân thủ theo phân phối chƣơng trình. Đối với việc quản lý sổ đầu bài, BGH phải ghi nhận xét và ký vào sổ đầu bài sau một tuần học và xem xét tiến độ chƣơng trình của tất cả các môn, để có kế hoạch yêu cầu GV có kế hoạch dạy bù (nếu chậm chƣơng trình), hoặc nhắc nhở những GV thực hiện chƣa đúng.

Kiểm tra chất lƣợng dạy của GV qua dự giờ, thăm lớp. Nội dung kiểm tra cần chú ý đến khâu tổ chức giờ học, chất lƣợng, hiệu quả giờ dạy, tính thân thiện trong giờ học thông qua mối quan hệ tƣơng tác hai chiều GV <=> HS. Đánh giá giờ dạy không quan trọng là giờ dạy xếp loại gì, mà quan trọng hơn là giờ dạy đã đạt đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 91 những gì và chƣa đạt đƣợc những gì về nội dung và phƣơng pháp; giờ dạy đã phát huy đƣợc việc đổi mới phƣơng pháp theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của HS hay chƣa. Sau dự giờ tổ trƣởng chuyên môn tổ chức rút kinh nghiệm, tạo bầu không khí thân thiện, cầu thị học hỏi giữa ngƣời dạy và ngƣời dự, tránh gây không khí căng thẳng trong quá trình nhận xét, rút kinh nghiệm. Nên để cho GV đƣợc đối thoại với những ngƣời dự trƣớc khi ngƣời dự đƣa ra nhận xét, đánh giá.

Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại của GV đối với HS. Kiểm tra quy trình ra đề, chất lƣợng đề kiểm tra, sự thống nhất ra đề của nhóm chuyên môn. Quản lý tiến độ kiểm tra, cập nhật điểm vào sổ điểm lớp và phần mềm quản lý điểm, chống hiện tƣợng tự ý chữa điểm, nâng điểm.

Ngoài việc kết hợp với tổ giáo vụ trong nhà trƣờng tham gia dự giờ, kiểm tra chuyên môn, Ban giám hiệu còn tăng cƣờng công tác dự giờ thăm lớp, quản lí, kiểm tra hồ sơ sinh hoạt của của tổ, nhóm chuyên môn, dự các buổi sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn nhằm thực hiện tốt công tác quản lí các hoạt động chuyên môn trong nhà trƣờng nói riêng và việc chỉ đạo dạy và học tích cực trong nhà trƣờng nói riêng.

- Công khai kết quả kiểm tra: Kết quả kiểm tra phải đƣợc công khai, đánh giá một cách công bằng thì mới mang lại hiệu quả.

* Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

- Mục đích của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là vừa cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa là cơ chế điều khiển hữu hiệu chính quá trình này.

- HT chỉ đạo GV ra đề phải theo tinh thần đổi mới, theo hƣớng phát huy tính sáng tạo, đành giá đúng năng lực của HS

Nội dung kiểm tra cần chú ý đến cả kiến thức, kỹ năng và thái độ, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và phải đánh giá, phân loại đƣợc HS, đánh giá đúng năng lực HS, loại bỏ hiện tƣợng “cào bằng” trong đánh giá.

+ Đối với bài kiểm tra định kỳ (kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ)

Hiệu trƣởng chỉ đạo các nhóm chuyên môn phải thống nhất nội dung ra đề kiểm tra, nộp đề kiểm tra (kèm theo cả ma trận đề; đáp án biểu điểm) về tổ trƣởng; tổ trƣởng ký duyệt và nộp cho hiệu phó chuyên môn trƣớc 3 ngày để duyệt đề và cho in đề. Các đề kiểm tra luôn đƣợc lƣu trong sổ lƣu đề, sau đó, GV phải thống kê kết quả bài kiểm tra đạt tỉ lệ HS giỏi, yếu, kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 92 Đề kiểm tra phải đảm bảo đƣợc yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với trình độ HS, có tính phân loại cao, đánh giá đƣợc đúng năng lực của các em, chứ không phải chỉ nhằm kiểm tra khả năng học thuộc lòng của HS, thì khi đó, tiêu cực trong thi cử sẽ giảm đi rất nhiều.

Hệ thống câu hỏi kiểm tra thiết kế trên tinh thần phát huy tính sáng tạo, gắn kiến thức bài học với đời sống thực tiễn. Qua đó rèn luyện cho các em phƣơng pháp tự học, tự đọc sách và diễn đạt ý kiến, thu nhận thông tin phản hồi về học lực của HS.

+ Đối với bài kiểm tra thƣờng xuyên (kiểm tra miệng; kiểm tra viết dƣới 1 tiết; kiểm tra thực hành dƣới 1 tiết)

GV cần tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên để đánh giá kết quả học tập của HS. Công tác kiểm tra thƣờng xuyên có thể tiến hành linh hoạt: Kiểm tra vào đầu giờ học; cuối giờ hay xen kẽ trong quá trình giảng bài mới. Hình thức kiểm tra cũng đa dạng: Kiểm tra miệng, bằng phiếu câu hỏi trắc nghiệm, thông qua việc tổ chức các trò chơi hoặc giao các bài tập cho nhóm hoặc cá nhân HS.

- Thực hiện đổi mới trong khâu coi kiểm tra, chống tiêu cực trong kiểm tra, thi cử Công tác tổ chức, quản lý coi kiểm tra: Đối với những nhà trƣờng có điều kiện, bài kiểm tra 1 tiết đƣợc tiến hành kiểm tra theo đề chung, cùng thời gian ở các lớp cùng khối. Đối với các bài kiểm tra học kỳ, hiệu trƣởng cần chỉ đạo tổ chức cho HS thi theo khối, danh sách HS xếp theo vần A, B, C .., để đảm bảo tính công bằng trong kiểm tra, thi cử. Tổ chức coi kiểm tra nghiêm túc, chống hiện tƣợng gian dối trong kiểm tra, thi cử. Sau khi kiểm tra, GV chấm bài xong, phải báo cáo kết quả bài kiểm tra về Ban giám hiệu. Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra để đánh giá, rút kinh nghiệm công tác ra đề, dạy học và tổ chức coi kiểm tra của GV.

- Tạo điều kiện cho HS tham gia vào quá trình đánh giá

GV cần tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và tham gia vào quá trình đánh giá. GV có thể tổ chức cho HS, nhóm HS tự đánh giá lẫn nhau bằng cách đổi chéo bài làm của các HS hoặc các nhóm HS, để các em tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau. Qua đó, HS vừa đƣợc tham gia vào quá trình tự đánh giá, vừa rút kinh nghiệm cho bản thân và tạo điều kiện cho HS tự học lẫn nhau.

Trong các giờ học, GV cần phải trân trọng sự cố gắng của các em, không nên tiết kiệm lời khen với các em. Một cách giải hay, một bài kiểm tra điểm tốt, một câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 93 trả lời độc đáo, thông minh sáng tạo hoặc chỉ là sự tiến bộ nhỏ của HS, GV cần động viên, khuyến khích kịp thời, có thể là lời khen tại chỗ, có thể tuyên dƣơng trong hội nghị học tốt, hoặc có thể đề nghị biểu dƣơng, khen thƣởng trƣớc cờ vào sáng thứ 2 đầu tuần, tuyên dƣơng những HS có nhiều cố gắng vƣơn lên trong từng tuần, từng tháng, từng đợt thi đua.

Thông qua kết quả kiểm tra thƣờng xuyên và định kỳ, nhà trƣờng có kế hoạch phân công GV kèm cặp, bồi dƣỡng sát hơn với trình độ thực của mỗi HS.

Tóm lại: Kiểm tra, đánh giá góp phần thực hiện có hiệu quả vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học. Kiểm tra, đánh giá không chỉ có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy học mà còn là động lực để GV không ngừng đổi mới PPDH, HS không ngừng phấn đấu để đạt đƣợc thành tích cao trong học tập. Việc kiểm tra, đánh giá không những cần tiến hành thƣờng xuyên mà cần có sự chuyển biến mạnh theo hƣớng phát triển tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo của HS khuyến khích các em vận dụng đƣợc các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống thực tế…Việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong các trƣờng phổ thông là điều tất yếu để thúc đẩy nâng cao chất lƣợng dạy và học.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, công khai và dân chủ.

- Thực hiện nghiêm túc kỷ luật trong kiểm tra thi cử.

- Nội dung kiểm tra không chỉ kiểm tra về kiến thức, mà cần kiểm tra cả kỹ năng, thái độ, tình cảm của HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 100 - 104)