Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động DH của hiệu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 60 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động DH của hiệu

trưởng theo mô hình THTT, HSTC

Qua việc trao đổi với các hiệu trƣởng nhà trƣờng cho biết quy trình công tác quản lý, XD kế hoạch nhƣ sau:

+ Hiệu trƣởng lập kế hoạch chỉ đạo HĐDH của nhà trƣờng: Căn cứ vào các văn bản hƣớng dẫn cuả các cấp, thực trạng công tác DH và các điều kiện thực tế của nhà trƣờng, hiệu trƣởng thống nhất trong BGH để xây dựng kế hoạch DH theo mô hình THTT, HSTC.

+ Hiệu trƣởng triển khai kế hoạch: Kế hoạch đƣợc triển khai đến CB, GV, NV trong toàn thể hội đồng GD. Các tổ chuyên môn, cá nhân GV căn cứ vào đó để xây dựng KH cho phù hợp.

+ Hiệu trƣởng hƣớng dẫn các tổ chuyên môn, GV quy trình lập kế hoạch. + Hiệu trƣởng duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn, cá nhân GV

- Đánh giá mức độ đáp ứng của kế hoạch DH của hiệu trƣởng theo mô hình THTT, HSTC: Để đánh giá mức độ đáp ứng của kế hoạch, tôi đã khảo sát, xin ý kiến của 30 cán bộ quản lý (gồm hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng và tổ trƣởng chuyên môn) của 5 trƣờng THCS thành phố Hạ Long về thực trạng mức độ đáp ứng của kế hoạch quản lý HĐDH theo mô hình THTT, HSTC, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 2.10.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 50

Bảng 2.10. Mức độ đáp ứng của kế hoạch quản lý HĐDH của hiệu trƣởng theo mô hình THTT, HSTC

TT Các đặc trƣng của kế hoạch Mức độ đáp ứng Cao Trung bình Thấp Không đáp ứng đƣợc SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Tính định hƣớng 6 20 15 50 9 30 0 0 2 Tính phù hợp 8 26.7 16 53.3 6 20 0 0 3 Tính rõ ràng 10 33.3 12 40 8 26.7 0 0 4 Tính khả thi 8 26.7 14 46.7 8 26.7 0 0 5 Tính dự báo 5 16.7 9 30 12 40 4 13.3 Phân tích số liệu bảng 2.10 Những ƣu điểm:

Hầu hết CBQL đều đánh giá kế hoạch quản lý HĐDH đạt đƣợc ở mức độ khá tốt, đảm bảo đƣợc tính phù hợp, tính rõ ràng và tính khả thi, mức độ đáp ứng của kế hoạch chủ yếu đạt ở mức độ đáp ứng cao và mức độ trung bình (trên 70%), chứng tỏ các trƣờng thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch dạy học theo mô hình THTT, HSTC.

Qua quan sát và phỏng vấn với CBQL ở một số trƣờng, đa số cho rằng:

- Nội dung kế hoạch dạy học trƣờng theo mô hình THTT, HSTC của hiệu trƣởng các trƣờng đã thể hiện sự tập trung chỉ đạo thực hiện hoạt động đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học, thực hiện dạy học phù hợp với lứa tuổi, giúp các em tự tin trong học tập.

- Kế hoạch còn thể hiện việc chỉ đạo việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. Mục đích kiểm tra nhằm đánh giá đúng ý thức và năng lực hoạt động của GV, chất lƣợng hoạt động DH, đồng thời phát hiện những điểm yếu của công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời, tránh để xảy ra sai sót dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 51 Những tồn tại:

- Tính định hƣớng của kế hoạch: Có 30% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá tính định hƣớng của kế hoạch còn thấp; 50% cho rằng, tính định hƣớng chỉ đạt mức trung bình, điều đó chứng tỏ nội dung định hƣớng của kế hoạch chƣa cao, ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả thực hiện kế hoạch.

- Tính rõ ràng và tính khả thi của kế hoạch: Có trên 67% cán bộ, GV cho là rằng tính phù hợp, đạt mức trung bình và mức thấp, chứng tỏ các mục tiêu và biện pháp thực hiện, việc huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch chƣa rõ ràng, dẫn đến tính khả thi của kế hoạch DH chƣa cao, ảnh hƣởng không tốt đến việc thực hiện kế hoạch.

- Tính dự báo: 40% CBQL cho rằng tính dự báo trong kế hoạch còn thấp; 13.3% cho rằng kế hoạch chƣa có tính dự báo. Việc dự báo không đầy đủ, không chính xác hoặc thiếu tính dự báo, dẫn đến định hƣớng sai lệch hoặc chọn mục tiêu không xác đáng, trong quá trình thực hiện có thể vấp phải khó khăn lớn mà không lƣờng trƣớc đƣợc.

- Qua quan sát kế hoạch của một số nhà trƣờng, tôi thấy, đa số các nhà trƣờng chƣa có kế hoạch dự phòng và cách điều chỉnh các vấn đề xảy ra ngoài dự kiến.

Điều đó chứng tỏ, cán bộ quản lý các trƣờng chƣa thực sự đầu tƣ vào việc xây dựng kế hoạch nên kế hoạch còn sơ sài, chƣa rõ ràng, tính khả thi, tính dự báo còn thấp, chất lƣợng kế hoạch chƣa cao, có ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch.

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

- Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng, một số hiệu trƣởng nhận thức chƣa đúng mức tầm quan trọng của kế hoạch, chƣa đầu tƣ công sức vào việc xây dựng kế hoạch HĐDH theo mô hình THTT, HSTC. Đa số hiệu trƣởng các nhà trƣờng tuổi đã cao, tâm lý quá tin vào kinh nghiệm mà chúng có thể đã không còn phù hợp với thực tế và yêu cầu của XH đối với giáo dục nữa.

- Nhà trƣờng thiếu một hệ thống kế hoạch tổng thể, đồng bộ, thống nhất giữa các kế hoạch hoạt động giáo dục, các phong trào thi đua trong nhà trƣờng, thiếu kế hoạch đồng bộ giữa các cấp quản lý.

- Sức ỳ của tƣ duy, của thói quen, tính bảo thủ của cán bộ quản lý nhà trƣờng dẫn đến tâm lý ngại thay đổi, làm thui chột tính sáng tạo trong quản lý để có thể bắt kịp những đổi mới về nhiều mặt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 52

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 60 - 63)