Nội dung dạy học theo mô hình THTT, HSTC

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 134)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Nội dung dạy học theo mô hình THTT, HSTC

Nội dung dạy học là hệ thống tri thức, kỹ năng, thái độ cần hình thành và phát triển cho học sinh trong quá trình dạy học. Nội dung dạy học tạo nên nội dung hoạt động thống nhất của giáo viên và học sinh, giữa dạy và học trong quá trình dạy học, nó phản ánh mục tiêu, nhiệm vụ dạy học do xã hội đặt ra. Nội dung dạy học chỉ đạo việc lựa chọn, vận dụng phối hợp phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học. [17]

- Nội dung dạy học ở trƣờng THCS bao gồm các thành phần sau:

+ Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tƣ duy, kỹ thuật và cách thức hoạt động. + Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến hoạt động trí óc và lao động chân tay nói chung và những kỹ năng về lĩnh vực khác nói riêng.

+ Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo.

+ Hệ thống chuẩn mực về thái độ đối với tự nhiên, xã hội và con ngƣời.

Các nội dung dạy học có quan hệ hữu cơ với nhau, góp phần giáo dục toàn diện phát triển nhân cách HS.

Theo mô hình THTT, HSTC thì ngoài những nội dung dạy học trên, nhà trƣờng và GV còn quan tâm, chú trọng đến nội dung dạy cho HS phƣơng pháp tự học, kĩ năng sống, kĩ năng thực hành xã hội.

Nội dung dạy học thể hiện trong chƣơng trình dạy học các môn học thực hiện trên lớp và các hoạt động ngoại khóa.

1.4.3. Phương pháp, phương tiện DH theo mô hình THTT, HSTC

1.4.3.1. Phương pháp

Phƣơng pháp dạy học là hệ thống cách thức hoạt động phối hợp tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học nhằm giúp HS hoàn thành có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học đề ra. Phƣơng pháp dạy học gồm phƣơng pháp dạy của giáo viên và phƣơng pháp học của HS. Trong đó, phƣơng pháp dạy là cách thức truyền đạt tri thức và điều khiển hoạt động nhận thức cho HS của GV, phƣơng pháp học là cách thức lĩnh hội tri thức và tự điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Phƣơng pháp dạy quy định phƣơng pháp học, phƣơng pháp học chịu sự tác động, chi phối của phƣơng pháp dạy nhƣng luôn giữ tính độc lập tƣơng đối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 18 Căn cứ vào nguồn nội dung DH, có 4 nhóm PP DH cơ bản:

- Nhóm phƣơng pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ nói và viết bao gồm: Phƣơng pháp thuyết trình, vấn đáp, PPDH nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, phƣơng pháp sử dụng SGK và tài liệu học tập.

- Nhóm phƣơng pháp dạy học trực quan

+ Phƣơng pháp quan sát là quá trình tri giác có chủ định, có kế hoạch, tạo khả năng theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong đối tƣợng quan sát. Quan sát là hình thức nhận thức cảm tính tích cực nhằm thu thập những sự kiện, hình thành những biểu tƣợng ban đầu về sự vật hiện tƣợng.

+ Phƣơng pháp trình bày (biểu diễn) trực quan là phƣơng pháp sử dụng phƣơng tiện trực quan, phƣơng tiện kỹ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học.

- Nhóm phƣơng pháp dạy học thực hành, thực tiễn

Nhóm phƣơng pháp này gồm có: phƣơng pháp thí nghiệm, thực hành; phƣơng pháp luyện tập, phƣơng pháp ôn tập, sắm vai và xử lý tình huống, trò chơi,... Trong đó, phƣơng pháp thí nghiệm, thực hành giúp hình thành kĩ năng làm thí nghiệm và các phẩm chất của nhà nghiên cứu cho HS.

- Nhóm phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học bao gồm: Kiểm tra viết (trắc nghiệm khách quan, tự luận); phƣơng pháp kiểm tra vấn đáp; phƣơng pháp kiểm tra thực hành (thí nghiệm, thực hành kỹ năng). [17]

Theo mô hình THTT, HSTC, các PPDH nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động của HS trong giờ học, rèn kỹ năng hợp tác trong học tập đƣợc khuyến khích sử dụng nhƣ: phƣơng pháp trực quan, thí nghiệm thực hành, PPDH nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, phƣơng pháp đóng vai và xử lý tình huống, phƣơng pháp trò chơi... Bên cạnh đó, xu hƣớng DH tích cực coi trọng việc sử dụng các kỹ thuật DH phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của HS. Các kỹ thuật DH bao gồm: Kỹ thuật công não, kỹ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật ổ bi, bể cá.... Tuy nhiên, mỗi PPDH đều có ƣu, nhƣợc điểm riêng, không có PPDH nào là tối ƣu, do đó, trong DH cần kết hợp các PPDH một cách hợp lý, phù hợp với nội dung, đặc trƣng bài học, môn học, năng lực GV và đối tƣợng HS thì mới mang lại hiệu quả cao.

1.4.3.2. Phương tiện

Phƣơng tiện dạy học là hệ thống vật thể và phi vật thể chứa đựng nội dung và phƣơng pháp dạy học mà giáo viên và học sinh sử dụng nhằm giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình dạy học. [17]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 19 Phƣơng tiện dạy học có vai trò trong việc cung cấp kiến thức cho HS, đặc biệt trong việc đổi mới hoạt động dạy học, thì các phƣơng tiện dạy học, đặc biệt là các phƣơng tiện dạy học hiện đại là rất cần thiết, góp phần quan trọng vào sự thành công của đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực, sáng tạo, khả năng ứng dụng trong thực tế của HS. Ngoài ra, theo quan điểm dạy học tiếp cận mô hình THTT, HSTC thì xây dựng môi trƣờng tâm lý học tập tích cực trong và ngoài lớp học, mối quan hệ gần gũi, chia sẻ, hợp tác giữa GV - GV; GV - HS; HS - HS cũng đƣợc coi là phƣơng tiện dạy học , vừa là mục tiêu dạy học . Bởi vì, yếu tố này có tác dụng tạo nền tảng, điều kiện cần thiết cho dạy học hiệu quả, vừa là yếu tố kích thích động lực việc dạy học có hiệu quả. Chính vì vậy, hiệu trƣởng ngoài việc cần quan tâm đến vấn đề huy động các nguồn lực để mua sắm, quản lý, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học trong nhà trƣờng còn cần quan tâm đến việc xây dựng môi trƣờng tâm lý học tập tích cực, thân thiện trong nhà trƣờng.

1.4.4. Hình thức tổ chức dạy học

Để thực hiện các nhiệm vụ dạy học, quá trình dạy học đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau. Trong thực tiễn dạy học có nhiều hình thức, có thể phân biệt các hình thức dạy học khác nhau ở những điểm cơ bản sau:

- Mối quan hệ giữa dạy và học mang tính cá nhân hay tập thể (dạy học cá nhân, nhóm, toàn lớp).

- Mức độ độc lập trong hoạt động học tập của học sinh.

- Phƣơng thức lãnh đạo của giảng viên đối với hoạt động nhận thức của HS. - Thời gian, không gian diễn ra hoạt động dạy và học.

- Các phƣơng pháp dạy học sử dụng đi kèm.

Trong thực tiễn dạy học, các hình thức tổ chức dạy học đƣợc thể hiện bằng ba dạng tổ chức dạy học: (1) Dạng cá nhân; (2). Dạng nhóm; (3). Dạng toàn lớp.

- Trong dạy học , có các hình thức tổ chức dạy học sau: + Hình thức tổ chức dạy học lớp - bài (lên lớp):

Hình thức này có đặc điểm đặc trƣng: Hoạt động dạy học đƣợc tiến hành chung cho cả lớp gồm một số lƣợng HS nhất định (35 - 45 HS) phù hợp với khả năng bao quát của GV. Những HS này có cùng độ tuổi và trình độ nhận thức gần nhƣ nhau đảm bảo cho hoạt động giảng dạy đƣợc tiến hành phù hợp với khả năng nhận thức chung của học sinh cả lớp. Đây là hình thức dạy học cơ bản nhất.

+ Ngoài ra, quá trình dạy học còn đƣợc thực hiện bằng các hình thức tổ chức dạy học khác: Hình thức tự học; hoạt động ngoại khoá; tham quan; Giúp đỡ riêng (phụ đạo); hình thức thảo luận ....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 20 Theo mô hình THTT, HSTC, ngoài hình thức học trên lớp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhƣ: Tự học, hoạt động ngoại khóa và tham quan, nghiên cứu khoa học đƣợc quan tâm và chú trọng, vì đây là những hình thức giúp học sinh bồi dƣỡng PP tự học, tạo điều kiện cho học sinh đƣợc trải nghiệm thực tế, gắn kết kiến thức lý thuyết trong sách vở với thực tế và có ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lòng yêu thiên nhiên đất nƣớc, niềm tự hào dân tộc...

1.4.5. Người dạy và người học

- Giáo viên (ngƣời dạy): Theo mô hình THTT, HSTC, GV không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển, lãnh đạo, điều chỉnh, đánh giá hoạt động của ngƣời học, mà GV còn có vai trò tạo nên không khí thân thiện trong lớp học, thái độ thầy cô phải ân cần, gần gũi, chia sẻ với HS, đặc biệt những HS học yếu và thầy cô phải biết khích lệ HS trong học tập, giúp các em mạnh dạn đƣa ra những ý kiến của mình, tích cực, chủ động trong học tập.

- HS và hoạt động học: Theo mô hình THTT, HSTC, HS không chỉ là ngƣời chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học, mà các em còn phải biết chia sẻ kiến thức, giúp đỡ, hợp tác, hỗ trợ nhau để cùng chiếm lĩnh tri thức, thực hiện các hoạt động học tập.

Mối quan hệ thầy - trò trong THTT, HSTC là mối quan hệ hai chiều, tính chất hợp tác là xu thế nổi bật. GV không hành động một chiều là hoạch định và tổ chức việc dạy, mà cần tìm cách làm thế nào để việc dạy của mình đƣợc ngƣời học hƣởng ứng, ủng hộ và chính nó có tác dụng tổ chức, động viên, hƣớng dẫn ngƣời học.

1.4.6. Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra: Là quá trình thu thập những thông tin, dữ kiện về đối tƣợng làm cơ sở cho việc đánh giá. Kiểm tra và đánh giá học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, công việc này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

- Đối với HS

Trƣớc hết, việc kiểm tra, đánh giá có hệ thống và thƣờng xuyên cung cấp kịp thời các “thông tin ngƣợc” giúp ngƣời học tự điều chỉnh hoạt động học.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đƣợc tiến hành tốt còn giúp học sinh có cơ hội để củng cố và phát triển trí tuệ. Nếu việc kiểm tra đánh giá chú trọng phát huy trí thông minh, HS sẽ có thuận lợi để phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống do thực tế đề ra.

Thực tiễn đã chứng tỏ rằng việc kiểm tra đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển các kỹ năng sống, hình thành nhu cầu và thói quen tự kiểm tra và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 21 tự đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vƣơn tới những kết quả học tập ngày càng cao; củng cố đƣợc tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực và khả năng của mình, đề phòng và khắc phục đƣợc tính ỷ lại, tính tự kiêu, tự mãn, chủ quan; phát huy đƣợc tính độc lập sáng tạo, tránh đƣợc chủ nghĩa hình thức máy móc trong kiểm tra; nâng cao đƣợc ý thức tập thể, tạo đƣợc dƣ luận lành mạnh, đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong kiểm tra, tăng cƣờng mối quan hệ thầy - trò...

- Đối với GV

Kiểm tra - đánh giá giúp GV thu đƣợc những tín hiệu ngƣợc. Qua đó GV có thể phát hiện đƣợc thực trạng và kết quả học tập của HS cũng nhƣ những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả này. Chính đây là cơ sở thực tế để giáo viên giúp học sinh điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động học; tự điều chỉnh và tự hoàn thiện hoạt động dạy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy học đã đƣợc đề ra.

- Đối với cán bộ quản lý giáo dục: Việc kiểm tra đánh giá cung cấp cho cán bộ quản lý những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học để có những chỉ đạo kịp thời (uốn nắn những sai sót, khuyến khích, động viên những sáng kiến hay...). Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá còn giúp nhà trƣờng có thể công khai hoá kết quả dạy học nói chung, kết quả học tập nói riêng trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc xã hội, đoàn thể và gia đình học sinh.

- Công tác kiểm tra, đánh giá, cần đảm bảo tính khách quan, tính phân hoá và tính rõ ràng của việc đánh giá.

Mặt khác, theo mô hình THTT, HSTC, GV phải luôn luôn chú trọng đến tính sáng tạo của HS khi làm bài, qua đó, kích thích tính sáng tạo của HS trong học tập; đặc biệt trong công tác kiểm tra, đánh giá GV cần động viên khuyến khích HS học yếu, làm cho bản thân HS đó sẽ tự tin hơn vào sức mình và khả năng học tập của mình. Ngoài ra, cần coi trọng việc đánh giá cảm xúc, thái độ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng hoạt động XH của HS.

1.5. Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo mô THTT, HSTC ở trường THCS

1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THCS trong quản lý HĐDH theo mô hình THTT, HSTC

1.5.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của người hiệu trưởng trường THCS

Theo điều lệ trƣờng THCS, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học, hiệu trƣởng trƣờng THCS có nhiệm vụ và quyền hạn (điều 19) nhƣ sau:

a. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng;

b. Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trƣờng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 22 c. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;

d. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ. Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thƣởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc;

e. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trƣờng tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thƣởng, kỷ luật học sinh;

g. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trƣờng;

h. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trƣờng;

i. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trƣờng;

k. Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. [6]

1.5.1.2. Chức năng quản lý HĐDH của hiệu trưởng theo mô hình THTT, HSTC ở trường THCS

Hiệu trƣởng nhà trƣờng là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về các hoạt động trong nhà trƣờng. Trong phong trào xây dựng THTT, HSTC, ngƣời hiệu trƣởng là nhân tố quyết định cho sự thành công để triển khai và thực hiện các mục tiêu đề ra. Vận dụng 4 chức năng cơ bản của quản lý là: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá vào việc quản lý hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC của hiệu trƣởng trƣờng THCS nhƣ sau:

a. Kế hoạch hóa hoạt động dạy học theo mô hình THTT, HSTC

Kế hoạch hóa hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC là việc đƣa tất cả các hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC vào kế hoạch, trong đó chỉ rõ nội dung, các biện pháp thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 23 Khi xây dựng kế hoạch, hiệu trƣởng cần phải khảo sát, đánh giá thực trạng DH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)