Hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 134)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4.Hình thức tổ chức dạy học

Để thực hiện các nhiệm vụ dạy học, quá trình dạy học đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau. Trong thực tiễn dạy học có nhiều hình thức, có thể phân biệt các hình thức dạy học khác nhau ở những điểm cơ bản sau:

- Mối quan hệ giữa dạy và học mang tính cá nhân hay tập thể (dạy học cá nhân, nhóm, toàn lớp).

- Mức độ độc lập trong hoạt động học tập của học sinh.

- Phƣơng thức lãnh đạo của giảng viên đối với hoạt động nhận thức của HS. - Thời gian, không gian diễn ra hoạt động dạy và học.

- Các phƣơng pháp dạy học sử dụng đi kèm.

Trong thực tiễn dạy học, các hình thức tổ chức dạy học đƣợc thể hiện bằng ba dạng tổ chức dạy học: (1) Dạng cá nhân; (2). Dạng nhóm; (3). Dạng toàn lớp.

- Trong dạy học , có các hình thức tổ chức dạy học sau: + Hình thức tổ chức dạy học lớp - bài (lên lớp):

Hình thức này có đặc điểm đặc trƣng: Hoạt động dạy học đƣợc tiến hành chung cho cả lớp gồm một số lƣợng HS nhất định (35 - 45 HS) phù hợp với khả năng bao quát của GV. Những HS này có cùng độ tuổi và trình độ nhận thức gần nhƣ nhau đảm bảo cho hoạt động giảng dạy đƣợc tiến hành phù hợp với khả năng nhận thức chung của học sinh cả lớp. Đây là hình thức dạy học cơ bản nhất.

+ Ngoài ra, quá trình dạy học còn đƣợc thực hiện bằng các hình thức tổ chức dạy học khác: Hình thức tự học; hoạt động ngoại khoá; tham quan; Giúp đỡ riêng (phụ đạo); hình thức thảo luận ....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 20 Theo mô hình THTT, HSTC, ngoài hình thức học trên lớp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhƣ: Tự học, hoạt động ngoại khóa và tham quan, nghiên cứu khoa học đƣợc quan tâm và chú trọng, vì đây là những hình thức giúp học sinh bồi dƣỡng PP tự học, tạo điều kiện cho học sinh đƣợc trải nghiệm thực tế, gắn kết kiến thức lý thuyết trong sách vở với thực tế và có ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lòng yêu thiên nhiên đất nƣớc, niềm tự hào dân tộc...

1.4.5. Người dạy và người học

- Giáo viên (ngƣời dạy): Theo mô hình THTT, HSTC, GV không chỉ giữ vai trò chủ đạo trong tổ chức, điều khiển, lãnh đạo, điều chỉnh, đánh giá hoạt động của ngƣời học, mà GV còn có vai trò tạo nên không khí thân thiện trong lớp học, thái độ thầy cô phải ân cần, gần gũi, chia sẻ với HS, đặc biệt những HS học yếu và thầy cô phải biết khích lệ HS trong học tập, giúp các em mạnh dạn đƣa ra những ý kiến của mình, tích cực, chủ động trong học tập.

- HS và hoạt động học: Theo mô hình THTT, HSTC, HS không chỉ là ngƣời chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học, mà các em còn phải biết chia sẻ kiến thức, giúp đỡ, hợp tác, hỗ trợ nhau để cùng chiếm lĩnh tri thức, thực hiện các hoạt động học tập.

Mối quan hệ thầy - trò trong THTT, HSTC là mối quan hệ hai chiều, tính chất hợp tác là xu thế nổi bật. GV không hành động một chiều là hoạch định và tổ chức việc dạy, mà cần tìm cách làm thế nào để việc dạy của mình đƣợc ngƣời học hƣởng ứng, ủng hộ và chính nó có tác dụng tổ chức, động viên, hƣớng dẫn ngƣời học.

1.4.6. Kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra: Là quá trình thu thập những thông tin, dữ kiện về đối tƣợng làm cơ sở cho việc đánh giá. Kiểm tra và đánh giá học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, công việc này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

- Đối với HS

Trƣớc hết, việc kiểm tra, đánh giá có hệ thống và thƣờng xuyên cung cấp kịp thời các “thông tin ngƣợc” giúp ngƣời học tự điều chỉnh hoạt động học.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đƣợc tiến hành tốt còn giúp học sinh có cơ hội để củng cố và phát triển trí tuệ. Nếu việc kiểm tra đánh giá chú trọng phát huy trí thông minh, HS sẽ có thuận lợi để phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống do thực tế đề ra.

Thực tiễn đã chứng tỏ rằng việc kiểm tra đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển các kỹ năng sống, hình thành nhu cầu và thói quen tự kiểm tra và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 21 tự đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vƣơn tới những kết quả học tập ngày càng cao; củng cố đƣợc tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực và khả năng của mình, đề phòng và khắc phục đƣợc tính ỷ lại, tính tự kiêu, tự mãn, chủ quan; phát huy đƣợc tính độc lập sáng tạo, tránh đƣợc chủ nghĩa hình thức máy móc trong kiểm tra; nâng cao đƣợc ý thức tập thể, tạo đƣợc dƣ luận lành mạnh, đấu tranh với những biểu hiện sai trái trong kiểm tra, tăng cƣờng mối quan hệ thầy - trò...

- Đối với GV

Kiểm tra - đánh giá giúp GV thu đƣợc những tín hiệu ngƣợc. Qua đó GV có thể phát hiện đƣợc thực trạng và kết quả học tập của HS cũng nhƣ những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả này. Chính đây là cơ sở thực tế để giáo viên giúp học sinh điều chỉnh và hoàn thiện hoạt động học; tự điều chỉnh và tự hoàn thiện hoạt động dạy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy học đã đƣợc đề ra.

- Đối với cán bộ quản lý giáo dục: Việc kiểm tra đánh giá cung cấp cho cán bộ quản lý những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học để có những chỉ đạo kịp thời (uốn nắn những sai sót, khuyến khích, động viên những sáng kiến hay...). Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá còn giúp nhà trƣờng có thể công khai hoá kết quả dạy học nói chung, kết quả học tập nói riêng trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc xã hội, đoàn thể và gia đình học sinh.

- Công tác kiểm tra, đánh giá, cần đảm bảo tính khách quan, tính phân hoá và tính rõ ràng của việc đánh giá.

Mặt khác, theo mô hình THTT, HSTC, GV phải luôn luôn chú trọng đến tính sáng tạo của HS khi làm bài, qua đó, kích thích tính sáng tạo của HS trong học tập; đặc biệt trong công tác kiểm tra, đánh giá GV cần động viên khuyến khích HS học yếu, làm cho bản thân HS đó sẽ tự tin hơn vào sức mình và khả năng học tập của mình. Ngoài ra, cần coi trọng việc đánh giá cảm xúc, thái độ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng hoạt động XH của HS.

1.5. Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo mô THTT, HSTC ở trường THCS

1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THCS trong quản lý HĐDH theo mô hình THTT, HSTC

1.5.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của người hiệu trưởng trường THCS

Theo điều lệ trƣờng THCS, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học, hiệu trƣởng trƣờng THCS có nhiệm vụ và quyền hạn (điều 19) nhƣ sau:

a. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trƣờng;

b. Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trƣờng đƣợc quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 22 c. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;

d. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ. Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thƣởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nƣớc;

e. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trƣờng tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trƣờng phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thƣởng, kỷ luật học sinh;

g. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trƣờng;

h. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trƣờng;

i. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trƣờng;

k. Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. [6]

1.5.1.2. Chức năng quản lý HĐDH của hiệu trưởng theo mô hình THTT, HSTC ở trường THCS

Hiệu trƣởng nhà trƣờng là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về các hoạt động trong nhà trƣờng. Trong phong trào xây dựng THTT, HSTC, ngƣời hiệu trƣởng là nhân tố quyết định cho sự thành công để triển khai và thực hiện các mục tiêu đề ra. Vận dụng 4 chức năng cơ bản của quản lý là: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá vào việc quản lý hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC của hiệu trƣởng trƣờng THCS nhƣ sau:

a. Kế hoạch hóa hoạt động dạy học theo mô hình THTT, HSTC

Kế hoạch hóa hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC là việc đƣa tất cả các hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC vào kế hoạch, trong đó chỉ rõ nội dung, các biện pháp thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 23 Khi xây dựng kế hoạch, hiệu trƣởng cần phải khảo sát, đánh giá thực trạng DH của nhà trƣờng so với mục tiêu, yêu cầu, nội dung của THTT, HSTC và yêu cầu của chƣơng trình DH do Bộ GD-ĐT ban hành; xác định những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cấp thiết phải giải quyết ngay.

Ngƣời hiệu trƣởng phải căn cứ trên những định hƣớng lớn, nội dung trọng tâm của kế hoạch DH, hƣớng dẫn chỉ đạo của Bộ GD, công văn hƣớng dẫn của các cấp và căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trƣờng, đặc điểm đặc trƣng của địa phƣơng để xây dựng kế hoạch DH cụ thể để thực hiện phong trào thi đua trên cơ sở gắn bó hữu cơ với kế hoạch năm học; tiếp tục thực hiện: “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng”, trong đó cụ thể hóa các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trƣờng.

Kế hoạch phải cụ thể, chi tiết, xác định đƣợc mục tiêu cần đạt, dự kiến đƣợc các nguồn lực để thực hiện, phân bố thời gian hợp lý và quyết định các biện pháp có tính khả thi để thực hiện.

b. Chỉ đạo hoạt động hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC

Chỉ đạo hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC là quá trình hiệu trƣởng dùng ảnh hƣởng của mình tác động đến mọi thành viên trong nhà trƣờng, nhằm biến những yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc phân công thành nhu cầu của mỗi ngƣời. Từ đó, họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để đạt đƣợc mục tiêu hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC.

Hiệu trƣởng thực hiện chức năng chỉ đạo là thực hiện quyền chỉ huy và hƣớng dẫn, triển khai hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC; thƣờng xuyên liên kết, động viên, khuyến khích và giám sát mọi ngƣời đoàn kết, từng bƣớc thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.

c. Tổ chức hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC

Tổ chức hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC là quá trình sắp xếp, phân bố công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của nhà trƣờng, để họ có thể thực hiện đƣợc các mục tiêu về DH theo mô hình THTT, HSTC đã đề ra một cách hiệu quả.

Hiệu trƣởng cần phải phân quyền, phân nhiệm cho phó hiệu trƣởng và các tổ trƣởng tổ chuyên môn, nghiệp vụ, các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong nhà trƣờng; phối hợp với Hội cha mẹ HS, các ban ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn cùng đảm bảo một mục tiêu đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 24 Trong quá trình hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC, hiệu trƣởng cần có sự phối hợp khéo léo, linh hoạt các công việc để tránh sự quá tải đối với hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng; đảm bảo có trọng điểm cho từng giai đoạn và tính khả thi của từng giải pháp. Ngoài ra, hiệu trƣởng cũng cần phải xác định và giải quyết tốt các mối quan hệ bên trong nhà trƣờng cũng nhƣ mối quan hệ nhà trƣờng với cộng đồng xã hội.

d. Kiểm tra hoạt động xây dựng THTT, HSTC

Hoạt động kiểm tra là khâu quan trọng trong công tác quản lý các hoạt động trong nhà trƣờng nói chung và trong quản lý hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC nói riêng.

Kiểm tra hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC nhằm mục đích giúp hiệu trƣởng đánh giá đúng về thực trạng về công tác quản lý hoạt động DH theo mô hình THTT, HSTC; khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những tồn tại và đƣa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình thực hiện, hiệu trƣởng cần căn cứ vào nội dung hƣớng dẫn tại công văn số 174/BGD ĐT-GDTrH về: “Hƣớng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD- ĐT ban hành và các công văn hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mỗi năm học.

Hiệu trƣởng phải thƣờng xuyên giám sát, điều chỉnh, uốn nắn những biểu hiện sai lệch trong quá trình thực hiện mà không nên đợi đến hết năm học mới đánh giá. Kết quả kiểm tra, đánh giá phải công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời động viên, những tập thể, cá nhân tích cực, có nhiều sáng kiến, xây dựng và nhân rộng điển hình, tạo sức lan tỏa trong và ngoài nhà trƣờng, tạo động lực cho phong trào.

1.5.2. Một số nội dung quản lý hoạt động dạy học theo mô hình THTT, HSTC

1.5.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học theo mô hình THTT, HSTC

Hiệu trƣởng xây dựng mục tiêu, kế hoạch quản lý hoạt động dạy học theo mô hình THTT, HSTC của nhà trƣờng theo năm học và theo giai đoạn, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các cá nhân lập kế hoạch cụ thể đúng quy định.

Khi xây dựng kế hoạch, hiệu trƣởng cần phải khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động DH và quản lý HĐDH của nhà trƣờng đối chiếu với mục tiêu, yêu cầu, nội dung của THTT, HSTC và yêu cầu của chƣơng trình DH do Bộ GD-ĐT ban hành; đánh giá những ƣu điểm, tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại, biện pháp khắc phục những tồn tại, phát huy những ƣu điểm đã đạt đƣợc, xác định những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cần phải giải quyết ngay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 25 Ngƣời hiệu trƣởng phải căn cứ trên những định hƣớng lớn, nhiệm vụ - nội dung trọng tâm của năm học trên cơ sở hƣớng dẫn chỉ đạo của Bộ GD, công văn hƣớng dẫn của các cấp và căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trƣờng, đặc điểm đặc trƣng của địa phƣơng để xây dựng kế hoạch DH cụ thể để thực hiện phong trào thi đua trên cơ sở gắn bó hữu cơ với kế hoạch năm học.

Kế hoạch phải vừa mang tính định hƣớng cao (định hƣớng theo giai đoạn, theo năm học), vừa phải cụ thể, chi tiết đến hàng tháng, hàng tuần, xác định đƣợc mục tiêu cần đạt, dự kiến đƣợc các nguồn lực để thực hiện, phân bố thời gian hợp lý và quyết định các biện pháp có tính khả thi để thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 134)