Điều kiện thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 87 - 134)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần xây dựng đội ngũ GV cốt cán bộ môn, phát huy vai trò của các GV cốt cán và đội ngũ tổ trƣởng trong việc sinh hoạt tổ bộ môn, dự giờ thăm lớp, giúp đỡ đồng nghiệp...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 77 - Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, các trang thiết bị và đồ dùng dạy học, tài liệu phù hợp cho các vấn đề bồi dƣỡng .

- Phải xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao năng lực GV trong nhà trƣờng (kế hoạch bồi dƣỡng năng lực DH của nhà trƣởng, tổ chuyên môn, cá nhân GV).

- Có biện pháp động viên khen thƣởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dƣỡng và nhắc nhở kịp thời những GV chƣa có ý thức cố gắng vƣơn lên.

3.2.3. Tăng cường quản lý hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp DH

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Thực hiện có hiệu quả hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy của thầy, phƣơng pháp học của trò theo mô hình THTT, HSTC, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, phù hợp với lứa tuổi, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, giúp các em tự tin trong học tập.

- Tăng cƣờng sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và các tổ chức XH, nhằm tạo môi trƣờng giáo dục đồng bộ để nâng cao hiệu quả giáo dục HS.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của thầy

- Chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn:

Hiệu trƣởng chỉ đạo các nhóm chuyên môn sinh hoạt 2 tuần/1 lần; tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần/1 lần. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, việc đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy đã dự, PP giảng dạy những chuyên đề về đổi mới PPDH, PP dạy những bài khó trong chƣơng trình THCS.

- Chỉ đạo đổi mới việc soạn giáo án, lập kế hoạch bài học:

Một trong những khâu quan trọng của ĐMPP dạy học là khâu đổi mới cách thiết kế bài học. Giáo án phải thể hiện cái tầm, cái tâm, sự đầu tƣ công phu của ngƣời soạn. Phải xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, khơi gợi sự tìm tòi của HS để thực hiện cái đích của bài học, thể hiện rõ các hoạt động của thầy và trò, các phƣơng pháp tiến hành trong từng mục của bài dạy phải phát huy đƣợc tính tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 78 cực, chủ động của HS; các hoạt động DH phải thể hiện đƣợc việc rèn kỹ năng, thái độ, giáo dục kỹ năng sống, thiết kế giáo án phải đảm bảo đƣợc chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với lứa tuổi, từng đối tƣợng HS, trình độ nhận thức của từng lớp học. Hiệu trƣởng cần quan tâm nhiều đến công việc kiểm tra giáo án, tránh hiện tƣợng GV soạn giáo án theo hình thức đối phó, in, sao giáo án của đồng nghiệp mà không có sự đầu tƣ công sức vào đó.

Hiệu trƣởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức cho GV cùng dạy môn, khối lớp, cùng soạn, thiết kế bài dạy, sau đó cùng thảo luận theo nhóm, để bàn bạc, trao đổi, góp ý để cùng nhau xây dựng, bổ sung những ý kiến, sáng kiến hay vào bài soạn của mình, nhƣ vậy, bài soạn vừa mang tính thống nhất cao trong nhóm, nhƣng cũng phải đảm bảo đƣợc tính cụ thể trong từng lớp, phù hợp với từng đối tƣợng HS của lớp mà GV giảng dạy.

Yêu cầu mỗi GV đều có hộp thƣ điện tử (email) để trao đổi chuyên môn, nhận kế hoạch chỉ đạo của nhà trƣờng, của tổ, nhóm chuyên môn. Hiệu trƣởng động viên GV đầu tƣ mua sắm máy vi tính, máy tính xách tay và nối mạng Internet để phục vụ cho việc soạn bài, khai thác thông tin, phục vụ cho bài giảng.

- Chỉ đạo việc tổ chức HĐDH trên lớp của GV theo hƣớng đổi mới PPDH, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức. Để đánh giá đƣợc sự thành công công tác đổi mới PPDH, dạy học theo mô hình THTT, HSTC của GV thì việc tổ chức dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm về các tình huống dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của HS là hữu hiệu nhất, thông qua giờ dạy giúp GV bộc lộ hết những gì GV chuẩn bị cũng nhƣ khả năng của mình. Việc rút kinh nghiệm giờ dạy cần đi sâu phân tích xem giờ dạy đó đã đạt đƣợc những gì về nội dung, PP, thái độ, tình cảm, môi trƣờng dạy học....

- Chỉ đạo việc thực việc hƣớng dẫn HS phƣơng pháp tự học

Ngƣời thầy giáo có giỏi đến đâu cũng không thể dạy hết mọi kiến thức trong cuộc sống cho HS đƣợc, chính vì vậy việc hƣớng dẫn cho HS phƣơng pháp tự học là hết sức quan trọng. Hiện nay, học sinh còn rất yếu trong khả năng tự học là bởi chúng không đƣợc khuyến khích tự học, không đƣợc dạy cách tự học; chính vì vậy, hiệu trƣởng phải chỉ đạo GV dạy cho HS phƣơng pháp tự học.

Hiệu trƣởng chỉ đạo cho GV trong mỗi tiết dạy phải dành thời gian hƣớng dẫn HS PP tự học thông qua việc hƣớng dẫn phƣơng pháp học bài, thông qua việc yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở hoặc sử dụng bản đồ tƣ duy để trình bày, hệ thống hóa kiến thức cơ bản của bài, chƣơng. Ngoài ra, GV có thể bồi dƣỡng cho HS PP tự học thông qua việc giao các bài tập về nhà cho HS hoặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 79 giao các chủ đề cho cá nhân HS hoặc nhóm HS tự nghiên cứu, tự khai thác, tìm tòi thông tin, vận dụng kiến thức thực tế để hoàn thành. GV cần lƣu ý không đƣợc khuyến khích HS làm bài theo mẫu và khi chấm điểm bài kiểm tra của HS, không đƣợc áp đặt HS phải làm bài theo khuôn mẫu (đặc biệt là môn Ngữ văn), mà cần động viên tính sáng tạo của HS.

b. Chỉ đạo thực hiện đổi mới hoạt động học của học sinh

- Giáo dục HS nhận thức đúng đắn về mục đích, động cơ học tập

Làm việc gì có mục tiêu đúng đắn thì thƣờng dẫn tới thành công. Việc phấn đấu học hành trong suốt đời ngƣời, nhất là giai đoạn tuổi trẻ tập trung cho việc học càng cần xác định rõ mục đích thì mới đem lại kết quả mong muốn. Cần phải giúp HS hiểu đƣợc mục đích của việc học của mình là vì cái gì? Cái gì thúc đẩy HS trong học tập.

Việc học ở thời đại văn minh ngày nay có ý nghĩa rộng lớn và đƣợc Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa (UNESCO) của Liên hợp quốc xác định rõ bốn mục tiêu cơ bản: Học để biết; học để làm; học để chung sống; học để làm ngƣời. Đó vừa là mục tiêu vừa là nhu cầu thiết yếu của mỗi con ngƣời cũng nhƣ của cộng đồng xã hội.

Quá trình phấn đấu thực hiện bốn mục tiêu đó cũng là quá trình không ngừng tự hoàn thiện bản thân, để tự khẳng định sự tồn tại của mình ở thời đại văn minh ngày nay.

Thông qua việc xác định đƣợc đúng đắn mục đích của việc học tập, HS sẽ xác định đƣợc động cơ học tập đúng đắn. Động cơ học tập bao gồm bốn nhân tố chính: Mục đích đề ra; nỗ lực học tập của bản thân; mong muốn đạt đƣợc mục tiêu đề ra và thái độ đúng đắn đối với hành vi của con ngƣời.

- Tăng cƣờng xây dựng nề nếp, kỷ cƣơng trong học tập của HS

+ Tổ chức cho HS học những quy định trong quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trƣờng thông qua giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp; cuộc họp PHHS đầu năm.

+ Hiệu trƣởng giao cho tổng phụ trách đội thiếu niên xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động tự quản của HS: Thành lập đội thanh niên xung kích; đội cờ đỏ, cờ xanh…, thƣờng xuyên theo dõi, nhắc nhở việc thực hiện nội quy, nề nếp của từng chi đội, từng đội viên trong nhà trƣờng. Xây dựng các tiêu chuẩn thi đua, xếp loại nền nếp học tập từng khối lớp theo tuần, tháng, theo từng đợt thi đua, học kỳ… Khen thƣởng kịp thời những cá nhân, tập thể đạt kết quả tốt, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những việc chƣa làm đƣợc, tạo tâm lý tích cực vƣơn lên cho các em.

+ Chú trọng hình thành phƣơng pháp học tập cho HS thông qua sự tổ chức, dẫn dắt của GV bộ môn qua các giờ học trên lớp. GV bộ môn chịu trách nhiệm trƣớc BGH nhà trƣờng về nhiệm vụ quản lý giờ học và tình hình học tập của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 80 + Chỉ đạo GV bộ môn thƣờng xuyên phối hợp với GV chủ nhiệm để trao đổi thông tin, tình hình nề nếp học tập của lớp, cá nhân từng HS; chỉ đạo GVCN sử dụng có hiệu quả sổ liên lạc giữa nhà trƣờng và PHHS; duy trì tốt thông tin hai chiều từ đó có những biện pháp phối hợp tích cực nhằm quản lý hoạt động học tập của HS, nâng cao chất lƣợng học tập.

+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trƣờng thành lập các câu lạc bộ bộ môn (tiếng Anh; Toán học; câu lạc bộ thơ, nghệ thuật…) để nhằm cho thu hút các em vào các sinh hoạt tập thể lành mạnh, khoa học, phát huy năng lực sở trƣờng của bản thân.

- Rèn cho HS lối tƣ duy khoa học, thúc đẩy năng lực tự học của bản thân, góp phần nâng cao chất lƣợng học tập đáp ứng phƣơng pháp dạy học mới.

+ GV cần tạo hứng thú học tập cho HS. Phải giúp HS yêu thích bộ môn bằng sự cảm hóa của chính bản thân mình: sự nhiệt tình, sự say mê, sự dẫn dắt của GV, biến khó thành dễ, tạo điều kiện cho cá em đƣợc cùng tham gia tìm tòi khám phá và coi đó là công lao của các em, đừng yêu cầu quá cao đối với HS, làm cho các em mất tự tin trong học tập, nhất là các em học yếu. Trong giờ học, GV cần tạo không khí giờ học nhẹ nhàng, sôi nổi bằng việc tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, khuyến khích, động viên các em cùng tham gia, tạo ra nhiều tình huống để các em suy nghĩ trả lời. Tạo mối tƣơng tác thân thiện hai chiều: Giáo viên <=> Học sinh. Cách đặt câu hỏi của GV cũng cần lƣu ý: GV có thể bắt đầu từ những câu hỏi hết sức tự nhiên và đơn giản để HS có thể trả lời đƣợc, sau dần nâng mức độ để các em phải có sự liên tƣởng xâu chuỗi nhiều kiến thức liên quan mới làm đƣợc.

+ Kích thích tính sáng tạo của HS. Trong giờ học, GV cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi, sử dụng các PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tuyệt đối không đƣợc áp đặt các em theo sự tƣ duy hoặc theo mẫu của GV, làm thui chột tính sáng tạo của HS. Ngƣời hiệu trƣởng phải quán triệt tới GV về vấn đề này.

+ Tạo cho HS thói quen tự học. GV giao cho các em bài tập về nhà, các bài tập tiểu luận nhỏ để các em về nhà tự đọc sánh, khai thác thông tin trên mạng internet hoặc kiến thức thực tế để hoàn thành bài tập...

+ Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa cho HS bằng cách yêu cầu HS vận dụng kiến thức liên môn vào phân tích, giải thích các hiện tƣợng thực tế, khuyến khích HS có những sáng kiến, sáng tạo kỹ thuật vào giải quyết có hiệu quả các công việc, hiện tƣợng trong cuộc sống hàng ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 81 GV có thể giao cho HS về nhà nghiên cứu kiến thức bài mới; bài cũ hoặc kiến thức một chƣơng đã học, lập bảng tóm tắt; sơ đồ hoặc sử dụng bản đồ tƣ để liên kết, hệ thống hóa kiến thức.

- Khuyến khích HS tăng cƣờng ứng dụng CNTT vào việc học tập. Hƣớng dẫn HS biết cách sử dụng kiến thức tin học, khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ cho việc học tập. Yêu cầu mỗi HS lập 1 hộp thƣ điện tử để GV có thể giao bài tập, chữa bài tập, trao đổi với HS hoặc HS trao đổi kiến thức, thông tin trong học tập với nhau. Yêu cầu các em sƣu tầm đề kiểm tra trên mạng, hoặc gửi những đề bài kiểm tra hay, tích lũy thành thƣ viện dùng chung của cả GV và HS. Ngoài ra, nhà trƣờng cần tổ chức hiệu quả các cuộc thi qua mạng internet: Cuộc thi tiếng Anh qua mạng, giải toán qua mạng, cuộc thi giao thông thông minh….

- Chú trọng công tác bồi dƣỡng HS giỏi, phụ đạo, giúp đỡ HS có học lực yếu, kém + Công tác bồi dƣỡng HSG:

Lựa chọn đội ngũ dạy HS giỏi: phải thật sự có tài, có tâm, có năng lực thật sự, có lòng say mê và độ quyết tâm cao, biết hy sinh thời gian công sức. Lựa chọn HS giỏi ngay từ đầu cấp thông qua lực học, qua sự phát hiện của GV bộ môn, qua nguyện vọng HS và qua bài kiểm tra chất lƣợng.

Sau khi thành lập đội tuyển, phải phân công GV dạy đội tuyển; nên giao mỗi đội tuyển cho ít nhất 2 ngƣời phụ trách, để GV dạy đội tuyển có thể trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau và cùng cố gắng. Việc ôn đội tuyển không chỉ thực hiện ở những buổi học riêng đội tuyển mà cần thực hiện ngay từ những giờ dạy trên lớp; trong các tiết dạy, GV cần có những câu hỏi, những bài tập dành riêng cho đối tƣợng HSG để bồi dƣỡng cho các em. Trong quá trình ôn luyện HSG, GV hãy để cho HS phát huy tính tích cực, chủ động, khuyến khích các em đƣa ra các phƣơng pháp giải hay, độc đáo, động viên các em sƣu tầm và đọc thêm tài liệu bồi dƣỡng HS giỏi.

+ Phụ đạo HS yếu kém

Công tác bồi dƣỡng HS có học lực yếu, kém có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đại trà, giúp HS tự tin trong học tập. Ngay từ đầu năm học, các nhà trƣờng tiến hành kiểm tra khảo sát, phân loại HS. Hiệu trƣởng có thể giao cho GV trực tiếp dạy bộ môn của lớp đó chịu trách nhiệm bồi dƣỡng hoặc bồi dƣỡng theo khối. Để thực hiện có hiệu quả công tác bồi dƣỡng HS yếu, GV phải quan tâm ngay từ những giờ học trên lớp, có cách dạy mềm dẻo, dành những câu hỏi đơn giản, gợi mở dành riêng cho các em, và thái độ của GV đối với các em cũng phải thân thiện hơn, ân cần, động viên, khích lệ, giúp các em không còn mặc cảm và từng bƣớc vƣơn lên trong học tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 82 Hàng tháng, GVCN và GV bộ môn phải rà soát, theo dõi sự tiến bộ của HS để nhà trƣờng có biện pháp điều chỉnh, rút kinh nghiệm về biện pháp quản lý, PPDH và giáo dục. GV chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để quản lý việc học tập ở nhà. GV phải kịp thời tuyên dƣơng những HS yếu kém có tiến bộ, nỗ lực vƣơn lên cải thiện kết quả học tập và rèn luyện của mình.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Phải có đội ngũ GV có năng lực chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp, tích cực, chủ động trong hoạt động đổi mới PPDH, hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của GV trong THTT, HSTC.

- Phải kết hợp tốt 3 môi trƣờng giáo dục: Gia đình - nhà trƣờng- xã hội vào việc quản lý hoạt động học và giáo dục HS.

- Phải huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp các nguồn lực trong và ngoài nhà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng theo mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 87 - 134)