Tục ngữ Tày có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 95 - 124)

8. Bố cục của luận văn

3.3.4. Tục ngữ Tày có nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng

Tục ngữ dân tộc Tày được hình thành trong môi trường lao động của nhân đân. Vì vậy các hình tượng trong tục ngữ thường phản ánh những nét tiêu biểu về mọi mặt trong hoạt động lao động, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân lao động ở nông thôn. Nói chung, ngôn ngữ trong tục ngữ là thứ ngôn ngữ hiện thực, sinh động gắn chặt với cuộc sống phong phú nhiều màu nhiều vẻ của dân tộc.

Tục ngữ là một câu, là một phán đoán để truyền đạt một kinh nghiệm làm ăn, một kinh nghiệm sống, một lời khuyên bảo. Những kinh nghiệm này nếu được diễn đạt bằng lời nói hàng ngày thì hiệu quả giao tiếp của nó không cao. Do đó, ngoài cấu trúc là lời nói, thích hợp, hình ảnh được lựa chọn phải là những hình ảnh thích hợp, phù hợp với điều kiện cần nói năng. Nói cách khác tùy vào nội dung tục ngữ tùy theo kinh nghiệm muốn truyền đạt mà người ta lựa chọn hoặc tưởng tượng một bối cảnh nào đó. Nhưng bối cảnh này có khả năng phù hợp với bối cảnh xã hội khác nhau, mà trong đó tục ngữ được vận dụng. Điều này nó yêu cầu một khả năng liên tưởng dồi dào nhưng được xuất phát trong trải nhiệm đời sống.

Trong văn học dân gian Việt Nam có cả hệ thống hình ảnh, hình tượng tương trưng thật phong phú. Ví dụ: nói về trai gái thì có mận hỏi đào, nói về tình yêu tạm bợ thì có hình ảnh ong bướm, nói về hình ảnh cân xứng có đĩa ngọc, mâm vàng…Đó là các hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng thường xuất hiện trong ca dao. Còn trong tục ngữ chủ yếu là các hình ảnh được quan sát từ cuộc sống lao động của con người chẳng hạn:

- Nói về mối quan hệ anh chị em họ hàng có hình ảnh: giọt máu đào, chân tay.

- Nói về mối quan hệ vợ chồng có hình ảnh: thuyền – bến, giỏ - hom.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đặc biệt trong kho tàng tục ngữ Tày nhiều hình tượng trong tục ngữ rất linh hoạt và dí dỏm, xây dựng bằng phương pháp nhân cách hóa các vật vô tri, vô giác và lối chơi chữ của dân tộc.

Với đặc thù của dân tộc, sinh sống theo làng bản, cùng với những phong tục tập quán mang tính đặc thù điều này đã chi phối đến những hình ảnh đặc trưng trong các câu tục ngữ của dân tộc Tày. Tất cả những hình ảnh trong các câu tục ngữ của dân tộc Tày, đều bắt nguồn từ hình ảnh trong thực tế, lao động và sinh hoạt của nhân dân.

Thông qua khảo sát các câu tục ngữ Tày nói về mối quan hệ trong gia đình có thể nhận thấy hệ thống hình tượng được vận dụng trong các câu tục ngữ rất đa dạng và phong phú. Những hình tượng được sử dụng chủ yếu gắn liền với làng bản thôn xóm, trong cuộc sống hàng ngày. Có thể phân chia thành các nhóm như sau:

Nhóm 1: Hình ảnh con vật nuôi trong gia đình như trâu, chó, mèo, gà,vịt…

những con vật nuôi không đơn thuần xuất hiện và trở thành hình ảnh trong tục ngữ Tày. Mà nó có ý nghĩa gắn bó với cuộc sống của người lao động. Vừa là những con vật phục vụ cuộc sống của con người, vừa là nguồn thực phẩm, bổ sung cho bữa ăn, là sức kéo trong lao động sản xuất.

“Vài quá làn nàn phấc/ Lục phiền ấc nàn son”(Trâu quá lứa khó vực, Con

cao ngang ngưc khó dạy), “Kin khẩu ma vần ma/ Kin khẩu mèo vần mèo” (Ăn cơm chó thành chó/ Ăn cơm mèo thành mèo), “Kin chiêng bấu khả pết, Kin

chất bấu khả cáy”,(Ăn tết tháng giêng không thịt vịt/ An rằm tháng bảy không

thịt gà),“Vài ké cóc kho, Gần ké sẩy kho” (Trau già sừng cong, người già khó tính)...

Nhóm 2: Hình ảnh thiên nhiên vũ trụ như trời, sương móc, ruộng đồng, núi

đồi, nương rẫy. Người Tày là cư dân nông nghiệp lâu đời, canh tác ruộng nước, nương rẫy là một trong những thế mạnh của họ. Bên cạnh trồng lúa nước ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vùng trũng, vùng thấp dân tộc Tày còn dựa vào các triền đồi, triền núi làm ruộng bậc thang cấy lúa nương, lúa cạn. Do đó họ mượn những hình ảnh này để gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, mong muốn chinh phục, khám phá thiên nhiên.

“Chiêm khẩu chiêm vàng/ Chiêm nàng chiêm mẻ”(Xem thóc lúa thì xem

gốc rạ/ Ngắm chọn con dâu thì xem mẹ), “Chiêm nàng tỉnh khăm vả/ Ngòi vạ

mủng moóc mươi”(Xem dâu thì nghe tiếng nói, xem thời tiết thì nhìn móc

sương), “Chiêm sao chiêm bươn lảp/ Chiêm báo chiêm gảp phưa”,(Chọn con

dâu xem vào tháng chạp/Chọn con rể thì xem đường bừa),Giá au khươi nòn

soai vậu lẩn/ Giá au lùa óoc tổng ngòi bân”(Không lấy chồng ngủ trưa người

cười/ Không lấy vợ ra đồng xem trời),“Nà đây nhòong chả/ Lục mả nhòong nồm”, (Ruộng tốt nhờ mạ/ Con khỏe mạnh nhờ sữa mẹ)...

Nhóm 3: Hình ảnh các con vật ngoài thiên nhiên như hươu nai, chim, lợn

rừng, khỉ…Tất cả các loài vật trên là những hình ảnh tượng trưng cho núi rừng Việt Bắc. Đặc biệt hình ảnh chim xuất hiện trong tục ngữ nó thể hiện tính sáng tạo và là nét phản ánh tâm tư tình cảm của người Tày: “Nộc chóc khò lài, lục

trài hất pỉ”(Chim xẻ cổ vằn/ Con trai làm anh), “Dảo kin nà, quang sủ tội”,

(Lợn rừng ăn lúa/ Hươu chịu tội), “nộc chóoc chả lóoc thai”(Chim xẻ giả vờ chết), “Quai bố quá nộc ho kẻm đáng/ lỏi vày nhằng thúc vảng thang mò”, (Khôn đâu bằng chim khướu bạc mã/ Thỉnh thoảng còn có con vướng bẫy đuôi bò)...

Tục ngữ dân tộc Tày đã đưa con người vào thế giới tự nhiên thông qua các hình ảnh được sử dụng trong các câu tục ngữ. Những hình ảnh đặc thù của vùng núi phía Bắc gắn chặt với đời sống của người nông dân. Đặc biệt trong các câu tục ngữ Tày việc sử dụng hình ảnh rất linh hoạt. Trong một câu có thể có một, hai, hoặc ba hình ảnh khác nhau được dùng trong một câu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết:

Bằng việc so sánh tục ngữ dân tộc Tày và tục ngữ dân tộc Việt thấy được những nét tương đồng trong văn hóa ứng xử của của hai tộc người. Trong mối quan hệ gia đình họ luôn trọng sự hòa thuận, ứng xử mềm dẻo giữa các thành viên. Thấy được những nét đặc trưng riêng trong văn hóa ứng xử của dân tộc Tày.

Qua sự phân tích đối sánh giữa tục ngữ Tày và tục ngữ Việt, chúng ta thấy những điểm đặc sắc trong vần điệu, tính đa nghĩa trong tục ngữ Việt, cùng với những nét riêng trong cách thể hiện ở tục ngữ Tày. Tục ngữ Tày sử dụng nhiều điển tích giai thoại, nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng điều đó khiến cho tục ngữ Tày vừa có cách diễn đạt sâu sắc thâm thúy, vừa tạo được hệ thống ngôn từ đầy ắp không khí chân thực của đời sống khiến người đọc có cảm giác thú vị khi tiếp xúc với tục ngữ Tày, nó như được thấm sâu ngàn năm văn hóa Tày tích tụ, lắng đọng ở đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần 3: KẾT LUẬN

1. Việc nghiên cứu “Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày với văn hóa ứng xử trong gia đình. Ở đó chứa đựng những giá trị, sự phong phú đa dạng trong triết lý ứng xử của cha ông. Những triết lý mang đậm màu sắc tâm hồn tình cảm, tính cách tư tưởng của người Việt và người Tày. Đây là những kinh nghiệm giúp mỗi cá nhân làm giàu thêm vốn sống cho mình, giúp mỗi con người có những ứng xử đúng đắn đi về với cõi thiện, cõi đẹp của tình người.

2. Mối quan hệ trong gia đình là một nội dung độc đáo trong tục ngữ Việt và Tày vì nó mang đậm màu sắc tâm hồn, đời sống tình cảm, tư tưởng tình cảm và dấu ấn của thời đại đã sản sinh ra nó. Tục ngữ khuyên dạy, răn bảo mọi người các hành vi ứng xử, đồng thời ghi nhận, gìn giữ, truyền bá nhiều truyền thống đạo đức tốt đẹp, đã được hình thành trong quá trình giao tiếp, sinh hoạt giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng. Cho đến nay chúng ta cần khẳng định hầu hết các câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị răn dạy, là phương châm đối nhân xử thế để mọi người noi theo. Chính vì vậy thông qua các câu tục ngữ về quan hệ gia đình đã giúp mỗi cá nhân trưởng thành hơn, tự đúc rút cho mình vốn sống tốt đẹp, cách ứng xử hợp tình hợp lý. Ngăn chặn những hành vi sai trái không đáng có trong mối quan hệ gia đình.

3. Triết lý ứng xử trong gia đình dân tộc Tày vừa có nét tương đồng với dân tộc Việt vừa có sự khác biệt trong ứng xử, mối quan hệ giữa các thành viên. Đối với triết lý ứng xử trong gia đình người Tày phải tuân thủ những quy tắc nhất định rất nghiêm ngặt, theo đúng truyền thống gia đình nho giáo nhưng cũng có những nét mang tính chất bản địa. Người Tày lấy phương châm giáo dục là chủ yếu cho nên trong tục ngữ dân tộc Tày thường mang tính răn dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều hơn. Bên cạnh đó thấy được những phong tục, tập quán của dân tộc Tày với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Tục ngữ dân tộc Tày và tục ngữ dân tộc Việt khi đề cập đến các mối quan hệ trong gia đình đều có những nét tương đồng về nội dung phản ánh. Cùng chung quan điểm trong các mối quan hệ ứng xử trong gia đình. Tạo cho cuộc sống vợ chồng luôn hòa thuận, anh em gắn kết, các mối quan hệ khác luôn bền chặt, hợp tình hơp lý.

Xét về mặt hình thức đều là tục ngữ nhưng chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt rất rõ ràng về mặt hình thức của câu tục ngữ Tày và Việt. Các câu tục ngữ dân tộc Tày thường có hai vế phản ánh một sự việc nhưng chủ yếu thể hiện nội dung ở một vế cụ thể, có những trường hợp cả hai vế câu tục ngữ đều phản ánh cùng một sự việc hiện tượng. Đó là những nét đặc sắc trong hình thức kết cấu của tục ngữ dân tộc Tày so với tục ngữ dân tộc Việt.

4. Trong xã hội hiện đại ngày nay, với sự phát triển của kinh tế thị trường, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống của con người. Nhiều giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp bị mai một. Cho nên việc dùng tục ngữ như một cẩm nang trong cuộc sống là rất cần thiết. Do đó chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu về tục ngữ là rất cần thiết, nhất là đối với tục ngữ các dân tộc thiểu số. Để có cái nhìn hoàn thiện hơn, lối sống, cách ứng xử, văn hóa, cộng đồng các dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thúy Anh (2011), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục.

2. Triều Ân, Hoàng Quyết (1996), Từ điển thành ngữ - tục ngữ dân tộc Tày, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội.

3. Báo Xã Hội và Đời Sống, “Văn hóa ứng xử trong gia đình”, (25/06/ 2010) 4. Nguyễn Văn Báu (2007), Truyện kể về phong tục truyền thống văn hóa

các dân tộc Việt Nam, Nxb, Giáo dục, Hà Nội. (Tái bản)

5. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học

6. Các dân tộc ít người Việt Nam (1987), Viện dân tộc học, Nxb khoa học xã

hội, Hà Nội

7. Nguyễn Đức Dân (1999), "Đạo lý trong tục ngữ", Tạp chí văn học, số 5, tr.57 -66

8. Nguyễn Nghĩa Dân (2008), “So sánh tục ngữ người Việt với tục ngữ các dân tộc thiểu số”, Tạp chí Văn học Dân gian (23/ 06 /2008)

9. Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh,(1973), Lịch sử Văn Học Việt Nam Văn

học dân gian Việt Nam, tập 2, Nxb Đại Học và Trung Học Chuyên nghiệp.

10. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa học Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin. 11. Đặc san văn hóa thông tin Hà Giang (2008), “Văn hóa ứng xử trong bữa

ăn người Tày”, Tráng Lan Hương (Sưu tầm).

12. Phan Thị Đào (2001), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ, Nxb, Thuận Hóa.

13. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb khoa học xã hội.

14. Cao Huy Đỉnh(1974), Tìm hiểu tiến trình văn hóa Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

15. Lê Quý Đức, Vũ Thy Huệ (2003), Người phụ nữ trong văn hóa gia đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16. Nguyễn Bích Hà (2010), Giáo trình văn học dân gian, Việt Nam NXB Đại học Sư Phạm - Hà Nội

17. Hội Văn nghệ Cao Bằng (1993), Văn hóa dân gian Cao Bằng,

18. Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc (1994), nhiều tác giả, tập 1, Nxb

Văn hóa học

19. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1973), Lịch sử văn học Việt NamVăn

học dân gian, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp

20. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2003), Văn học dân

gian Việt Nam, Nxb Giáo Dục.

21. Nguyễn Xuân Kính – Nguyễn Thúy Loan – Phạm Lan Hương – Nguyễn Luân (2002), Luận kho tàng tục ngữ người Việt, tập1- tập2, Nxb văn hóa thông tin Hà Nội.

22. Nguyễn Xuân Kính (2002), Kho tàng tục ngữ Việt Nam, Nxb văn hóa thông tin.

23. Hoàng La, Vũ anh Tuấn, Hoàng Hoa Toàn (2002), Văn hóa dân gian Tày, Nxb Sở văn hóa thông tin Thái Nguyên.

24. Nguyễn Lân (1989), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa. 25. Lã Văn Lô, Hoang Văn Thu (1984), Văn hóa Tày Nùng, Nxb Văn hóa dân

tộc, Hà Nội.

26. Phạm Viết Long (2001), Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình, Luận án tiến sỹ. 27. Đỗ Quang Lưu (1979), “Tục ngữ châm ngôn và thời đại”, Tạp chí văn học,

số 5, tr. 101 -102

28. Nguyễn Văn Mệnh (1978), “Vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam trong cách đối xử qua tục ngữ ca dao”, H, số 73, trang 14 -15

29. Hoàng Tuấn Nam, Bế Thanh Tuyền (2001), Việc dựng vợ gả chồng của

người Tày Cao Bằng, Trung tâm văn hóa thông tin Cao Bằng

30. Vi Hồng Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31. Võ Quang Nhơn (1993), Văn hóa dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Nxb đại học và trung học chuyên nghiệp.

32. Vũ Ngọc Phan(2003), Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam, Nxb khoa học xã hội.

33. Hoàng Phê (1977), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

34. Ngô Thị Thanh Quý (2010), Tìm trong tục ngữ nét văn hóa Việt, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

35. Lê Bá Thảo (2008), Việt Nam và các vùng lãnh thổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 36. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sơ văn hóa, Nxb Giáo Dục

37. Nguyễn Thị Hồng Thu (2003), Khảo sát văn hóa ứng xử Nhật Bản qua

Kotowaza, (Bước đầu so sánh với tục ngữ Việt Nam) luân án tiến sĩ Ngữ Văn

38. Lê Thị Thu,Vị trí chức năng của gia đình trong sự phát triển xã hội(2003), Tạp chí Dân số Việt, số 5, tr.26

39. Phương Thu (2010), Ca dao tục ngữ Việt Nam, Nxb Thời Đại

40. Đỗ Bình Trị (2002), Những đặc điểm thi pháp thể loại văn học dân gian, Nxb giáo dục chính trị, Hà Nội.

41. Hoàng Tiến Tựu (2000), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.

42. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc (1993), Giảng văn – Văn học dân gian

Việt Nam, Nxb Giáo Dục.

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 95 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)