Tính “gia đình chủ nghĩa”

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 84 - 86)

8. Bố cục của luận văn

3.2.1.Tính “gia đình chủ nghĩa”

Gia đình là tổ chức đặc trưng phổ biến trong xã hội loài người, tuy nhiên ở mỗi loại hình văn hóa, mỗi nền văn hóa, vai trò của gia đình rất khác nhau.Trong xã hội phương Tây thì vai trò của gia đình thấp mà vai trò của cá nhân cao. Trong xã hội phương Đông thì ngược lại, ở Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế văn hóa phát triển tuy nhiên truyền thống gia đình và ảnh hưởng của gia đình vẫn còn rất mạnh mẽ. Nhất là đối với các gia đình dân tộc thiểu số, trong đó quan niệm của gia đình dân tộc Tày vẫn mang nặng tính chất gia đình phụ hệ cho nên theo suy nghĩ của họ gia đình không chỉ đơn thuần là một tế bào của xã hội, hơn nữa nó trở thành nhân tố chi phối xã hội.

Gia đình chủ nghĩa của dân tộc Tày có thể nói đây là một hiện tượng văn hóa, xã hội đặc thù trong cộng đồng một tộc người. Nó mang những đặc trưng cơ bản:

- Cá nhân không thể tách rời khỏi gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, được sắp xếp theo tôn ti trên dưới rất rõ ràng, chặt chẽ và nghiêm ngặt. Nhân dân ta thường nói “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu

trong nhà rồi mới sinh ông” câu tục ngữ khẳng định các mối quan hệ trong gia

đình nhưng theo chiều hướng nghịch. Trong cuộc sống gia đình của dân tộc Tày tôn ti trật tự trong gia đình có sự ảnh hưởng của cơ chế xã hội cũng như sự tác động của nho giáo, nên sự sắp đặt ngôi thứ, tên gọi xưng hô và các lễ giáo, gia phong khác có nhiều nét tương đồng với dân tộc Kinh.

Ở khá nhiều vùng, thôn bản của dân tộc Tày sinh sống vẫn tồn tại một số quy định về lễ giáo khá khắt khe như: con dâu không được ngồi ngang hàng với bố chồng, anh chồng, không được đưa trực tiếp đồ vật cho bố chồng. Khi nhà tiếp khách phụ nữ và con gái trong nhà thường ăn mâm riêng ở phía dưới hoặc ngồi trong bếp, buồng trong, khi bố mẹ qua đời con gái không được thừa hưởng gia tài…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong nghi thức thờ cúng tổ tiên, hay làm lễ trong gia đình, người phụ nữ chuẩn bị mâm cỗ nhưng công việc khấn vái, thắp hương tổ tiên là do người đứng đầu trong gia đình đảm nhiệm. Khi nghi lễ song những người đàn ông và khách mời được ngồi ăn trước. Đó là những quy định rất nghiêm ngặt, mỗi thành viên trong gia đình phải tuân thủ, thực hiện. Theo đúng nề nếp gia phong trong gia đình đã đặt ra.

Gia đình dân tộc Tày thường chung sống với nhau nhiều thế hệ cho nên việc thực hiện những truyền thống này để đảm bảo các mối quan hệ trong gia đình. Nó trở thành một nét văn hóa đạo đức trong ứng xử gữa các thành viên trong gia đình, đảm bảo tính bền chặt giữ các thành viên, xây dựng một cuộc sống với phương châm hòa thuận.

- Gia đình trở thành một tổ chức quan trọng nhất ảnh hưởng của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi những người ruột thịt mà còn được nhân rộng ra toàn xã hội, cộng đồng nơi cư trú.

Quan hệ công đồng dân tộc Tày trong đời sống lao động và sinh hoạt, luôn gắn kết tình cảm sâu nặng, và rất chặt chẽ. Họ có được điều này do yếu tố tự nhiên, tập quán thôn bản tạo nên, sẵn sàng giúp đỡ nhau bảo vệ nhau cùng tồn tại.

Người Tày luôn sống có tình cảm chân thành, trọng nghĩa và quý khách, trong ứng xử xã hội người Tày luôn cởi mở, sẵn sàng kết bạn (kết tồng) với người quanh vùng cùng dân tộc hoặc với người dân tộc anh em, nó đã trở thành một nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Trong sinh hoạt cộng đồng dân tộc Tày xưa kia đã xây dựng đình, chùa và hàng năm tổ chức, hội hè vào những ngày nhất định trong năm, tạo cho cộng đồng một đời sống văn hóa tinh thần sôi động, tạo ra mối quan hệ rộng rãi, gắn bó. Cho nên người Tày thường quan tâm đến sự giáo dục và tập sự cho con cái mình làm quen với các mối quan hệ từ rất sớm, cho dự các lễ hội, đình đám đi chợ chơi… Tạo nên sự bảo lưu những phong tục tập quán, các phép tắc ứng xử gia giáo của cha ông và gìn giữ được bản sắc của dân tộc mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong tổ chức làng bản thôn xóm mỗi gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản, cụm dân cư. Mỗi thôn bản là cụm dân cư mang tính thiết chế xã hội, tự quản tự cung tự cấp là chủ yếu.

Mỗi bản bao giờ cũng có người đứng đầu gọi là trưởng bản, nắm giữ một quyền hạn nhất định trong cộng đồng, những quy định này do các thành viên trong bản đặt ra. Mỗi gia đình thường có một thành viên đứng tên mà chủ yếu là chủ gia đình. Khi trong bản, cụm dân cư có việc (hiếu, hỷ) mỗi gia đình trong bản cử một thành viên trong gia đình (chủ yếu chủ gia đình), tham gia giúp đỡ mọi công việc, người đứng đầu điều khiển là trưởng bản.

Có thể thấy từ nhũng ràng buộc, những quy định chặt chẽ trong gia đình dân tộc Tày nó đã trở thành những quy định trong mối liên kết trong cộng đồng dân tộc Tày. Tạo nên những nét đẹp văn hóa của thôn bản, thấy được sự gắn kết bền vững chặt chẽ trong mối quan hệ xã hội, làng bản của dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 84 - 86)