8. Bố cục của luận văn
3.3.2. Tính đa nghĩa của tục ngữ Việt
Phần lớn tục ngữ thường mang hai nghĩa, theo truyền thống người ta thường gọi là nghĩa đen và nghĩa bóng. “Nghĩa bóng” được hình thành theo phương pháp biểu trưng và làm nên nghĩa biểu trưng của tục ngữ. “Nghĩa bóng” được hình thành do cách nói chuyển nghĩa và do quá trình vận dụng đã tạo nên khả năng mở rộng nghĩa. Ví dụ trong câu tục ngữ: “Tre già măng mọc”. Trước tiên đây là câu tục ngữ phản ánh sự nhận thức về một hiện tượng cụ thể, sinh động trong giới tự nhiên. Đây là một hiện tượng khách quan phản ánh sự sinh sôi của một loại cây có sức sống bền bỉ, gắm bó với làng quê đất nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việt. Từ hình ảnh khách quan này dần dần nó được dùng để biểu trưng cho quy luật của tự nhiên, quy luật của muôn đời, quy luật của con người.
Qua câu tục ngữ làm cho người đọc, tiếp nhận liên tưởng đến sự nối tiếp nhau giữa các thế hệ với hình ảnh “tre già” và “măng mọc” đó chính là mối quan hệ về nét tương đồng. Trong thực tế câu tục ngữ không dùng để miêu tả về hiện tượng sinh học. Mà chỉ mượn hình ảnh đó để dùng làm dấu hiệu biểu trưng dựa theo quy tắc chuyển nghĩa.
Nghĩa biểu trưng trong tục ngữ vừa phản ánh quá trình tạo nghĩa, vừa phản ánh tư duy logic của tục ngữ. Lối suy ghĩ ban đầu là lối suy nghĩ dựa vào kinh nghiệm, sự quan sát cụ thể về sự vật, hiện tượng. Do vậy nghĩa ban đầu của tục ngữ thường dùng là nghĩa đen, nghĩa trực tiếp để phản ánh sự vật hiện tượng cụ thể nào đó. Nhưng dần dần tục ngữ được dùng theo nghĩa bóng, nghĩa gián tiếp. Đây là kết quả của sự mở rộng nghĩa của tục ngữ trong quá trình vận dụng, lưu truyền. Sự mở rộng nghĩa này thực chất là sự mở rộng nội dung, kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ.
Khi nói tục ngữ có tính đa nghĩa không có nghĩa câu tục ngữ nào cũng đa nghĩa. Những câu tục ngữ tổng kết kinh nghiệm qua quan sát tự nhiên và lao động sản xuất hầu như ít mang tính đa nghĩa, chỉ có bộ phận những câu tục ngữ tổng kết kinh nghiệm xã hội lịch sử là có nhiều câu đa nghĩa.
Trong những câu tục ngữ đa nghĩa, ở những hoàn cảnh cụ thể, nhất định, tục ngữ chỉ lựa chọn một nghĩa nào đó mà thôi, nhưng đôi khi cũng được sử dụng nghĩa kép để nối một hiểu hai hay ba chẳng han câu tục ngữ: “Bánh đúc
bày sàng, thuận thiếp thiếp bán, thuận chàng chàng mua”. Trong câu tục ngữ
này người nghe hiển nhiên hiểu ngay về việc mua bán bánh đúc và cũng hiểu được nét nghĩa thứ hai trong câu đó là việc gả bán con cái cho nhau.
Câu đa nghĩa luôn luôn có một nghĩa gốc và một hoặc nhiều nghĩa phát sinh, thông thường nghĩa phát sinh được dùng nhiều hơn nghĩa gốc ví dụ: “Con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biểu đạt trong câu, nói đến việc nuôi dạy con cái phải bắt đầu từ thủa con thơ. Con càng lớn khôn càng khó dạy bảo hay câu: “Lá lành đùm lá rách” câu tục ngữ ít dùng để nói về lá mà chủ yếu nói về sự tương trọ giữa người với người.
Tính đa nghĩa trong tục ngữ có tác dụng làm cho mỗi câu tục ngữ được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, nếu câu tục ngữ càng phong phú về nghĩa thì số lượng sử dụng câu tục ngữ càng nhiều hơn. Vì trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau các câu tục ngữ này lại mạng một nét nghĩa khác phụ thuộc vào ngữ cảnh khi giao tiếp. Hơn nữa còn có thể sử dụng những hình ảnh cụ thể, gần gũi, để diễn tả những vấn đề trừu tượng, phức tạp một cách chính xác mà đạt được hiệu quả diễn đạt tốt nhất ví dụ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”,
tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Lối nói đa nghĩa tạo ra sự hấp dẫn, kín đáo, duyên
dáng hơn, nhờ vậy tạo được hiệu quả cao trong giao tiếp.
Những câu tục ngữ có khả năng mở rộng nghĩa giao tiếp là những câu nói về quan niệm xã hội, nhân sinh. Khi mở rộng nghĩa, nghĩa của câu tục ngữ không còn mang nghĩa cố định khi chỉ về một hiện tượng, sự vật cụ thể nữa mà có thể đề cập đến nhiều sự vật, hiện tường mà người ta có thể đồng nhất hóa.
Các câu tục ngữ mang tính đa nghĩa là do yếu tố đặc trưng của nó tạo nên, đó là tính ngắn gọn, tính ngắn gọn ở đây so với nội dung truyền tải trong câu. Thông thường một câu tục ngữ thông thường chỉ bốn đến năm chữ, dài là một câu lục bát, nhưng tổng kết ít nhất một kinh nghiệm, đặc biệt có những câu tổng kết nhiều kinh nghiệm. Đúng như nhà nghiên cứu văn học Nga M. Gorki đã nhận xét “Mỗi câu tục ngữ đáng giá hàng pho sách”.