Cơ sở mối quan hệ vợ chồng

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 62 - 66)

8. Bố cục của luận văn

2.4.2.Cơ sở mối quan hệ vợ chồng

Theo cách hiểu thông thường quan hệ vợ chồng là sự ràng buộc giữa hai người khác giới họ chung sống trong một gia đình, cùng nhau chia sẻ những buồn vui; những khó khăn - thuận lợi trong cuộc sống. Theo quan niệm truyền thống của nhân dân ta cuộc sống con người có ba việc lớn: "Lấy vợ, tậu trâu, làm nhà" tục ngữ có câu "Trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng" đó là môt trong những việc trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người. Do đó tục ngữ khi phản ánh mối quan hệ vợ chồng điều quan tâm đầu tiên nhất đó là "hôn nhân". Nó đươc coi là mốc đánh dấu cho sự trưởng thành, có khả năng tự lo cho cuộc sống bản thân, cũng như lo cho người thân của mình. Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ rất phức tạp, để đi đến mối quan hệ này phải trải qua một thời gian, quá trình tìm hiểu để chọn người bạn đời thích hợp. Tục ngữ có câu "Thuận vợ thuận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chồng tát biển Đông cũng cạn", yếu tố tình cảm rất quan trọng trong quan hệ

vợ chồng, vì mọi cuộc hôn nhân nếu không được xây dựng trên nền tảng tình yêu thì không thể có hạnh phúc.

Tuy nhiên trước đây chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến mà sâu sắc nhất là Nho giáo, con người bị tước đi quyền tự do yêu đương, gò bó trong quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" (tục ngữ Việt): "Trá vài lặm khừa" (mua trâu sau bụi - dân tộc Tày), trong một thời gian dài với sự kìm hãm của lễ giáo phong kiến nhu cầu tìm hiểu, tìm cho mình người bạn đời bị bó buộc trong khuôn phép, họ không có tiếng nói của riêng mình nhất là thân phân của người phụ nữ. Có lẽ những nguyên nhân này đã dẫn đến các cuộc hôn nhân đầy nước mắt, buồn tủi có than trách có và cả những bi kịch trong hôn nhân...

Ngày nay quan niệm trong tình yêu, hôn nhân vợ chồng đã được tự do hơn, nam nữ bình đẳng trong việc lựa chọn bạn đời cho mình. Trong nhịp sống hiện đại như ngày nay, cùng với việc giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, suy nghĩ của con người cũng có sự thay đổi, mối quan hệ không còn bó buộc trong phạm vi cây đa, giếng nước, sân đình. Hơn nữa để tìm cho mình người bạn đời tâm đầu ý hợp, mang lại hạnh phúc trong cuộc sống cần có thời gian gần gũi tìm hiểu. Nên trong xã hội hiện đại ngày nay, trong hôn nhân, vợ chồng hiện tượng ép duyên, ép gả hầu như không còn nữa. Song đôi khi suy nghĩ "cổ hủ" vẫn còng tồn tại trong số ít suy nghĩ của các bậc cha, mẹ khi dựng vợ, gả chồng cho con với quan niệm "môn đăng hộ đối". Điều này cũng rất cần thiết nhưng đừng vì vậy mà ép duyên, đừng chỉ thấy điều lợi trước mắt mà chia rẽ tình duyên lứa đôi vì "Khôngai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Vợ chồng sống với nhau cốt ở cái tình, cái nghĩa, dựa vào nhau để xây dựng gia đình.

2.4.3. Quan hệ ứng xử vợ chồng

Việc dựng vợ gả chồng của dân tộc Tày chủ yếu là do bố mẹ, cho dù nam nữ yêu nhau thắm thiết nhưng không được sự chấp thuận của gia đình họ cũng không thể đi đến hôn nhân. Do đó qua khảo sát các câu tục ngữ nói đến mối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan hệ vợ chồng trong gia đình dân tộc Tày chiếm số lượng rất ít. Chủ yếu là những câu tục ngữ về cách chọn vợ chọn chồng. Vì người Tày cho rằng, bố, mẹ chọn được người vợ cho con đã đảm bảo những tiêu chí cần thiết để xây dựng gia đình hạnh phúc. Cho nên tục ngữ chủ yếu nêu lên những quan niệm về việc chọn dâu trong gia đình. Tuy nhiên không phải tục ngữ Tày không nói đến mối quan hệ vợ chồng mà chủ yếu là khuyên bảo, dường như không có mâu thuẫn lớn.

Người Tày thường nhìn mối quan hệ vợ chồng ở nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là mối quan hệ gữa vợ và chồng, giữa chồng và vợ. Điều có thể thấy rõ nhất trong quan niệm ứng xử vợ chồng của dân tộc Tày, họ biết nhường nhịn nhau " Mìa slinh phua nhặn lông sắc ỷ, Phua sính lùa đắc ỷ pây" (Vợ giận chồng nhịn đi một tí/ Chồng giận vợ lẳng lặng tránh xa) hay "Mìa đá phua bấu

dăng sắc ỷ/ Phua đá mìa đắc ỷ hết công" (Vợ mắng chồng không nói năng gì/

Chồng mắng vợ lặng lẽ làm việc). Cho dù vợ hay chồng có nặng lời chăng nữa họ bỏ qua cho nhau để gia đình luôn được êm ấm, vợ chồng hòa thuận. Thể hiện sự bình đẳng và quan niệm này đáng được giao lưu và cùng thực hiện trong tất cả các dân tộc ở nước ta.

Tuy nhiên không phải đôi vợ chồng nào cũng có đức tính như vậy, trong cuộc sống gia đình vẫn có những mâu thuẫn xảy ra: tục ngữ Tày có câu "Lùng áo tò đá lẩu phắc phầy/ Phua mìa tò đá chuầy khẩu sluổm" (Chú bác mắng nhau, rượu cắm trên lửa/ Vợ chồng mắng nhau, rủ nhau vào buồng). Câu tục ngữ thể hiện một cách ứng xử rất khéo léo giữa vợ và chồng. Nếu có xảy ra mâu thuẫn, phải có cách xử lý sao cho hài hòa, đừng để mất đi hòa khí của cả gia đình, mà tự bảo ban lẫn nhau.

Trong công việc gia đình dù có khó khăn, vất vả họ luôn luôn gắn bó với sự tương hợp, hỗ trợ lẫn nhau cả tinh thần lẫn vật chất "Mìa quai phua óc tảng lủng nả/ Phua quai mìa thong thả hết chin" (Vợ khôn chồng ra đường rạng mặt/ Chồng khôn vợ thong thả làm ăn) hay "Phua chạn lẻ mìa thai giác/ Mìa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mặc rách người cười). Câu tục ngữ thể hiện sự bình đẳng trong công việc, không coi trọng vai trò, cũng như vật chất của vợ hay chồng tạo ra. Vợ chồng gắn bó, để tạo ra của cải vật chất, luôn hòa thuận khi gặp khó khăn trong công việc "Mà rườn bấu đá pua/ óoc nà bấu đá mẻ" (Về nhà không nhiếc chồng/ Ra

đồng không quát vợ).

Theo truyền thống gia đình người Tày vợ chồng phải luôn chung thủy, gằn bó với nhau trọn đời. "Phua mìa ngải tả/ tồng khỏa bố ngài lùm" (Chồng vợ không dễ gì bỏ nhau/ Kết thân không dễ gì quên nhau ). Đồng thời lên án phê phán những hiện tượng lấy nhiều chồng nhiều vợ "Mẻ tỏoc lẩu lửa chin/ Lai mẻ

nặm làng tin tố bốc" (Một vợ thừa uống rượu/ nhiều vợ nước máng rửa chân

không có). Câu tục ngữ vừa khẳng định vai trò của sự chung thủy, nhắc nhở những người đàn ông cần chung thủy với vợ con. Đồng thời lên án, phê phán, khuyên răn con cháu đời sau: “Tả đíp hất vái tởi hẩng gần/ Mìa mấu lẻ lằn

chằn bố ngải” (Bỏ nhau lúc đang sống làm hỏng đời người ta/ Xây dựng nơi

mới con lằng nhằng dây dưa chẳng dễ)

Có thể nói trong cách ứng xử vợ chồng dân tộc Tày dường như đã nhìn nhận ra điều tất yếu của việc gắn bó vợ chồng, đã có chồng thì phải có vợ. Chính sự gắn kết bền chặt này đã làm cho cuộc sống tồn tại cân bằng, phát triển. Để cho mối quan hệ vợ chồng thêm gắn bó tục ngữ Tày cũng đã chỉ ra những mối quan hệ tương trợ lẫn nhau, phẩm chất hành động của người này bao giờ cũng tác động đến người kia. Tục ngữ Tày luôn hướng việc ứng xử của hai vợ chồng, trong đó sự khéo léo, nhường nhịn, đồng cảm phần lớn là người phụ nữ, người vợ.

Ở thời đại nào cũng vậy trong gia đình cần có trước có sau, người nói phải có người nghe, trong mối quan hệ vợ chồng phải có người cương, người nhu, có sự phân công rõ ràng. Vợ chồng muốn duy trì mối quan hệ tốt, cần phải ứng xử một cách hài hòa, đồng thuận, có sự bù dắp cho nhau. Vợ và chồng cần đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xử với nhau có lễ nghĩa, tôn trọng và bình đẳng, ủng hộ nhau trong mọi công việc có như vậy mới tạo được hạnh phúc vợ chồng.

Trong xã hội ngày nay nhiều hành vi ứng xử không còn sự gắn bó như trước, nhiều hành vi tốt đẹp xưa bị cuộc sống mưu sinh xóa nhòa, khiến nhiều cặp vợ chồng chung sống với nhau không hạnh phúc. Như vậy trong mối quan hệ vợ chồng cần phát huy những kinh nghiệm tốt, hạn chế những bài học kinh nghiệm ứng xử không đúng thông qua các câu tục ngữ mà ông cha ta đã đúc kết.

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 62 - 66)