8. Bố cục của luận văn
2.3.2. Văn hóa ứng xử của người phụ nữ Tày trong gia đình
Người phụ nữ luôn đóng vai trò trung tâm tình cảm trong gia đình. Nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ khiến người phụ nữ trở thành linh hồn, là nơi hội tụ tình cảm tốt đẹp nhất cho các thành viên trong gia đình. Chính vì điều này họ đã vượt qua nhữn phong tục, những lề thói của chế độ phong kiến hà khắc, để yêu và thương tất cả các thành viên trong gia đình của mình.
Gia đình hạt nhân trong xã hội cổ truyền không tách rời gia đình mở rộng, gia đình lớn nên đối với người phụ nữ vai trò làm vợ đồng nghĩa với vai trò làm dâu, làm mẹ trong gia đình. Con dâu có vị thế rất quan trọng nên theo phong tục người Tày việc chọn được một nàng dâu trong gia đình rất quan trọng: "Chiêm nàng tỉnh gằm vả, ngòi vạ mủng móoc mươi" (Xem người nge lời nói, nhìn trời nhìn móc sương) hay “Vìn bấu au mạy pảng, mìa bố au tọ ong thua bông” (Củi không lấy cây tảng, vợ không lấy đầu bù tóc rối). Muốn xem tính nết con dâu định chọn thì lắng nghe tiếng nói, lời nói của cô gái. Đồng thời cũng phải xem xét từ dáng vẻ bề ngoài, cách ăn mặc. Nếu cô gái nói năng dịu dàng, ôn tồn, lễ độ cởi mở, thì người ta tin rằng cô gái hiền từ nhân hậu, có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là cô dâu hiền thảo. Đó là kinh nghiệm đánh giá đức hạnh của người con gái, nhìn từ khía cạnh lời nói, sự giao thiệp. Bởi họ là cầu nối giữa các thế hệ trong gia đình: cha mẹ chồng với chồng và với các con theo quan hệ chiều dọc. Đồng thời cũng là gạch nối giữa anh em, họ hàng nên nhiều gia đình sợ gặp phải: "Lùa đá giả, năm bá lồng thua" (con dâu mắng mẹ chồng khác gì nước đổ xuống đầu). Đây là một hiện tượng hiếm có nên tục ngữ khuyên hãy tránh xa việc thất đức ấy. Người phụ nữ đối với cha mẹ chồng phải hiếu thảo, tôn kính, đối với chị em chồng phải nhường nhịn, hòa đồng.
Với vai trò đồng làm chủ gia đình người phụ nữ đảm đang tần tảo, quán xuyến vun vén lo cho cả nhà về cái ăn, cái mặc hàng ngày. Khéo léo thu xếp để chồng con không vướng bận những công việc thường nhật, họ được xem là "nội tướng" trong gia đình. Họ luôn là người chăm lo mọi công việc mội trợ cả gia đình, điều này khẳng định được vai trò cửa người phụ nữ trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật cảu dân tộc Tày.
Đối với gia đình truyền thống dân tộc Tày người phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trong trong việc bảo tồn nòi giống của gia đình, dòng họ nhà trai: “Nà
đây nhoòng chả, lục mả nhoòng nồm”, (Ruộng tốt là nhờ mạ tốt, con bụ bấm
khỏe mạnh là do sữa mẹ). Bởi theo quan niệm người phụ nữ có khỏe mạnh thì mới đảm đương được công việc vất vả nặng nhọc này. Bên cạnh đó việc hình thành nhân cách cho con cũng bắt nguồn từ việc dạy bảo của người mẹ, chính vì vậy người Tày rất coi trọng vai trò người phụ nữ trong gia đình.
Ngoài ra chức năng của người vợ trong gia đình còn là người phụ trợ các công việc, đảm đương công việc nữ công gia chánh, nội trợ, dệt vải, chăn nuôi gia súc, gia cầm, dọn nương, cấy lúa, thu hoạch mùa màng …
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, chiến tranh, giặc giã liên miên, nếu không có người phụ nữ thay chồng gánh vác việc nhà, việc họ, chăm sóc cha mẹ già, nuôi dạy con thơ, ứng xử với họ hàng làng xóm, giữ gìn nề nếp gia phong...thể hiện được vai trò của mình trong gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nói về vai trò của người phụ nữ Việt Nam một nhà một nhà nghiên cứu phương Tây là A. Pazii đã viết: "Xét trong văn học bình dân, ta thấy người phụ nữ Việt Nam, mặc dầu khổ cực nhưng rất được yêu quý, nể vì, không như phụ nữ bình dân các nước phương Tây chịu sự đối đãi thô lỗ, nhiều khi quá sức chênh lệch với người đàn ông... Phần nhiều đàn bà có một ngôi vị quan trọng nhiều khi quyết định trong gia đình, bởi lẽ người đàn bà ấy nắm hết cơ sở vật chất, quản trị trong nhà, giữ mối liên lạc với họ hàng bà con, thấy rõ trọng trách của mình với gia đình, làng nước".