Quan hệ ứng xử anh chị em ruột

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 71 - 73)

8. Bố cục của luận văn

2.4.6. Quan hệ ứng xử anh chị em ruột

Tục ngữ Việt có câu "Khôn ngoan đối đáp người ngoài gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau". Tục ngữ Tày có khá nhiều câu nói đến tình cảm anh em

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

máu mủ ruột rà. Mối quan hệ anh chị em ruột là mối quan hệ gần gũi, cùng chung huyết thống. Nhân cách được hình thành trong cùng một môi trường sống. Tuy nhiên tính cách lại khác nhau điều này tạo ra một mối quan hệ ứng xử khá phức tạp.

Theo truyền thống gia đình của dân tộc Tày con trai trưởng luôn được coi trọng, là người phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Chính vì vậy nếu trong gia đình có nhiều anh em khó tránh khỏi những mâu thuẫn, những sự ganh tỵ giữa các thành viên trong gia đình. Nên tục ngữ luôn khuyên dạy phải luôn luôn hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau, thương yêu đùm bọc nhau: "Vỉ nọong tò điếp vỏ mẻ

vằng/ vỉ nọong tò giằng gần ké hí" (Anh em thương yêu bố mẹ vui/ Anh em

lườm huýt nhau người già lo), "Van bố quá nựa pết/ Siết bố quá pa nả" (Ngọt không gì bằng thịt vịt/ Yêu thương nhau không ai hơn chị em). Tình cảm chị em gắn bó từ nhỏ khi lớn lên lập gia đình, về nhà chồng, mỗi người một ngả thỉnh thoảng mới gặp nhau tình cảm càng thêm gắn bó không gì có thể làm phai mờ tình cảm chị em: “Quai kin thiên hạ/ Vả kin trang rườn” (khôn thì ăn bên ngoài/ dại thì ăn trong nhà). Câu tục ngữ nhấn mạnh tình cản anh em ruột thịt, thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

Anh em trong gia đình ứng xử luôn độ lượng, làm bậc anh chị trong nhà, phải có đạo lý có hiểu biết: "Hất pỉ lí ăn thua" (Làm anh chị phải cao hơn cái đầu) luôn nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau, đừng để vật chất chi phối làm rạn nứt tình cảm: "Pỉ nọong cheng na/ Mu ma cheng đúc" (Anh em tranh nhau ruộng nương/ chó lợn tranh dành xương) anh em tranh giành nhau về của cải vật chất, gây mất đoàn kết, tục ngữ luôn khuyên anh em trong gia đình: "Vỉ nọong tò

tem, ngần dèn vần chút" (Anh em dựa nhau, tiền bạc thành nhạt nhẽo). Câu tục

ngữ khẳng định vai trò, gốc rễ của tình cảm anh chị em hơn cả tiền bạ vật chất, cho dù có tiền bạc cũng không thể mua được tình cảm thiêng liêng đó.

Tục ngữ Việt có câu: "Anh em như thể chân tay" dân tộc Tày cũng cho rằng " pỉ nọong năng tọng thòng nem" (Anh em như da bụng liền nhau), hay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phua mìa bặng ăn xoong/ pỉ nọong bặng ăn niêng" (Vợ chồng như cái thạ/

anh em như cái cổ bừu). Cả hai câu tục ngữ đều khẳng định anh em trong gia đình như một bộ phận trên cùng một cơ thể không thể thiếu đi một bộ phận nào, tình anh chị em ruột phải biết quý nhau, vì cùng chung một bọc mẹ sinh ra.

Tục ngữ Tày đã khẳng định sự gắn bó máu thịt giữa anh em, chị em, đây là thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng nhất. Để giữ được tình cảm máu mủ đó, trong cuộc sống quan trọng nhất anh chị em phải hòa thuận, nhường nhịn nhau ứng xử nên độ lượng, bao dung phải biết dựa vào nhau, đừng để vật chất chi phối làm "biến dạng" quan hệ được coi là gắn bó nhất này.

Tục ngữ có câu: “vỉ nọong toọng phíac khiêu” (anh em bụng rau xanh). Câu tục ngữ nói đến sự thiết đãi nhau khi người anh, em đến chơi, gặp bữa cơm. Nếu là tình cảm anh em chân chính đừng vì bữa ăn đãi khách không có món cao sang mà tình cảm anh em nhạt phai.

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)