Quan niệm chọn con dâu, con rể dân tộc Tày

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 60 - 62)

8. Bố cục của luận văn

2.4.1. Quan niệm chọn con dâu, con rể dân tộc Tày

Khi tìm hiểu về kinh nghiệm của người Tày về việc chọn con dâu, con rể (chủ yếu chọn con dâu) thông qua các câu tục ngữ, có thể thấy được một nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc Tày. Theo phong tục truyền thống của dân tộc Tày, hầu hết người Tày kết hôn trong cùng dòng họ. Gia đình ngươi Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Thế nhưng có đi đến hôn nhân hay không do hai gia đình quyết định. Người Tày gọi kiểu kết hôn này là "Tặt tầng nẳng tỉ" (đặt đâu ngồi đó), hay "Lục nhình lẻ khai, lục chài lẻ rự" (Con gái thì bán, con trai thì mua). Chính vì xuất phát từ quan điểm này các bậc cha mẹ người Tày thường tìm vợ, tìm chồng cho con cái, những tiêu chí để chọn cũng rất cụ thể. Trong đó nòi giống là tiêu chí được đặt lên hàng đầu: "Chiêm khẩu chiêm

vàng, chiêm nàng chiêm mẻ" (Xem lúa xem rạ, xem dâu xem mẹ) hay "Chiêm lục

chiêm tai, ngòivài ngòi mẻ" (Xem con xem mẹ đẻ, mua trâu xem trâu mẹ)

Với người Tày tìm con dâu nhưng không nhìn vào cô dâu mà xem xét nhìn nhận người mẹ của cô dâu, nếu mẹ của cô dâu khỏe mạnh, hiền lành thì cô gái đó mới khỏe mạnh, có thể sinh đẻ được nhiều con cái và biết làm ruộng. Ví như việc tìm mua trâu, phải xem trâu mẹ mới mua trâu con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người Tày xưa thường cư trú rải rác, mỗi bản chỉ có 15 đến 20 nóc nhà, tên bản tên làng được đặt theo tên núi đồi, sông suối. Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, ốm đau chỉ tìm thuộc có trên núi rừng, hoặc mời thầy đến cúng, tế… cho nên cuộc sống con người không được bảo đảm nhất là việc sinh đẻ của người phụ nữ. Vì vậy trong quan niệm của người Tày tiêu chí sức khỏe và nòi giống là rất quan trọng. Nhưng có thể thấy ngoài yếu tố khoa học về gen di truyền thì yếu tố giáo dục là rất quan trọng, nhân cách của người mẹ là hình ảnh phản chiếu rõ ràng trong giáo dục con cái. Trong tục ngữ Việt cũng đã nhận thức: “Con hư tại mẹ”; “Mẹ nào con ấy”;

Bên cạnh yếu tố nòi giống, thì sự cần cù chịu khó là rất cần thiết, tục ngữ Tày có rất nhiều câu đề cập đến vấn đề này. "Đăm nà kho éc vài, sống hẩng đai

bố rặp" (Cấy lúa như ách vai trâu, cho không chẳng rước). Người dân tộc miền

núi gắn liền với công việc chủ yếu là làm nương, rẫy nên việc cấy lúa thẳng hàng nó thể hiện được đức tính của người phụ nữ thông qua công việc; “Đăm

nà nặn bặng pưn, thỏi thâng slam pác ngần gụng rẳp” (Cấy lúa thẳng như mũi

tên, đòi ba trăm lạng bạc cũng đón). Theo phong tục của dân tộc Tày bên nhà trai trong lễ dạm hỏi phải có “dèn thua” (tiền thách cưới). Trong câu tục ngữ đã thể hiện rất rõ vai trò người phụ nữ trong gia đình. Nếu có phẩm hạnh, đức tính tốt, cần cù chăm chỉ, đảm bảo những tiêu chí thì tiền thách cưới có cao đến bao nhiêu cũng đón.

Khi tìm con dâu các bà mẹ thường tìm ở các phiên chợ, ngày hội, hay thông qua lời giới thiệu của người quen tục ngữ Tày có câu "Chiêm sao chiêm

bươn lảp, chiếm báo chiếm gảp phưa" (Tìm dâu tìm tháng chạp, chọn rể xem

đương bừa), vì tháng chạp ở vùng cao rất lạnh, các cô gái Tày mặc rất nhiều áo, người Tày cho rằng, cô gái mặc nhiều áo mới, áo đẹp, áo lành lặn là người chăm chỉ thêu dệt, có nghĩa là người biết lo toan, vun vén gia đình, có được cô gái đó làm dâu thì nhà cửa mới êm ấm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người Tày cũng có quan niệm, cách đánh giá về phẩm hạnh của người phụ nữ cũng giống như người Việt: “Nhìn mặt bắt hình dong” hay “Lời nói ngọt

đến xương”, nên dáng vẻ bên ngoài và lời nói cũng là tiêu chí quan tâm, tục

ngữ Tày có câu: “Chiêm nàng tỉnh gẳm vả, ngòi mạ mủng móoc mươi” (Chọn dâu nghe lời nói, xem trời đẹp xấu nhìn móc sương).

Về giọng nói người Tày cho rằng những cô gái có giọng nói nhẹ nhàng, lời nói lễ phép, cởi mở dịu dàng, đó là cô gái nết na, có đạo đức có giáo dục.

Về dáng vẻ người Tày thích những cô gái: “Cao nả kha mẳng” (Bắp đùi to bắp chân mập), không giống như dân tộc Việt người phụ nữ: “Thắt đáy lưng ong”. Đây là cách đánh giá vẻ đẹp hình thức rất riêng của người Tày, những cô gái to khỏe nhưng phải gọn gàng sạch sẽ trong cách ăn mặc, những người phụ nữ: “Tọng bảng thua bông” (Bụng to tóc rối) là người lười nhác, luộm thuộm, không biết vun vén cửa nhà, không biết chăm sóc con cái. Nhìn chung, người phụ nữ trong quan niệm truyền thống, chịu ảnh hưởng của nho giáo phải có đủ tam tòng, tứ đức, trong quan niệm của người Tày cũng đề cao tứ đức nhưng với những chuẩn mực của công, dung, ngôn, hạnh rất riêng.

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)