Nét đẹp nhận con nuôi, kết tồng của dân tộc Tày

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 52 - 53)

8. Bố cục của luận văn

2.1.3. Nét đẹp nhận con nuôi, kết tồng của dân tộc Tày

Việc nhận con nuôi của dân tộc Tày có nhiều dạng nhiều nguyên nhân khác nhau như: đỡ đầu nuôi dạy ăn học, chữa khỏi bệnh, truyền dạy nghề thầy cúng... Nhận con nuôi nhưng không phải nuôi thật sự. Mặc dầu vậy, khi nhà bố mẹ nuôi có công việc bận rộn hay gặp những khó khăn, con nuôi phải có trách nhiệm giúp đỡ như giúp đỡ cha mẹ đẻ của mình.

Vào những dịp lễ tết con nuôi phải đến lễ tết và phải có lễ vật cho bố mẹ nuôi. Khi bố mẹ nuôi qua đời, con nuôi phải để tang báo hiếu và có lễ vật hiến tế trong ngày để tang chính như cha mẹ ruột. Ngược lại bố mẹ nuôi cũng phải có trách nhiệm bảo vệ giúp đỡ con nuôi nhưng chủ yếu là mặt tinh thần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở một khía cạnh khác là nhận con nuôi thật sự hay còn gọi nhận con thừa tự. Con thừa tự sẽ được đón hẳn về nhà cha mẹ nuôi, coi bố mẹ nuôi như bố mẹ đẻ. Phải có nghĩa vụ trách nhiệm như một người con và được thừa hưởng mọi quyền lợi như con trai trong nhà bố mẹ nuôi.

Lễ đón nhận con thừa tự diễn ra rất thiêng liêng và trang trọng có cha mẹ hai bên, các bậc chú bác, anh chị em thân tộc đều có măt chứng kiến. Sau buổi lễ nhận con thừa tự được đổi họ của bố mẹ đẻ sang bố mẹ nuôi (nếu không cùng dòng họ). Và từ đó được thừa nhận là người con trai trong gia đình có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ nuôi, là người thừa hưởng tài sản bố mẹ nuôi và là người thờ cúng tổ tiên sau này.

Các chàng trai cô gái dân tộc Tày khi gặp bạn cùng giới hay khác giới, có thể cùng dân tộc hay khác dân tộc qua trò chuyện, trao đổi, đi lại với nhau hiểu nhau họ sẽ làm lễ kết tồng với nhau. Đôi bạn tồng sau khi kết tồng coi nhau như anh chị em ruột thịt coi anh chị em, bố mẹ, chú bác cô dì... của bạn như ông bà, chú bác, anh chị em của mình. Khi đã kết bạn tồng họ luôn có trách nhiệm với nhau, quan tâm, giúp đỡ chia sẻ những khó khăn buồn vui với nhau. Đặc biệt khi ông bà, cha mẹ của bạn qua đời, họ phải sắm lễ vật hiến tế và để tang báo hiếu như đối với cha mẹ ông bà, cha mẹ của mình. Về sau trải qua nhiều đời, con cháu họ vẫn giữ được mối tình thân thiết đó.

Có thể nói đây là phong tục, tập quán mang đậm bản sắc, đặc điểm của dân tộc Tày cần được gìn giữ và phát huy. Nhất là trong xã hội phát triển như ngày nay, tình cảm giữa con người ngày càng mờ nhạt.

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)