8. Bố cục của luận văn
3.3.3. Tục ngữ Tày sử dụng nhiều điển tích, giai thoại
Trong suy nghĩ, cuộc sống tâm linh của dân tộc Tày ở các vùng núi cao, suối sâu, vục thẳm họ luôn quan niệm có những yếu tố thần bí, những con vật linh thiêng luôn tồn tại xung quanh cuộc sống hàng ngày. Do đó trong tục ngữ dân tôc Tày có sử dụng những điển tích, giai thoại trong đó nhằm mục đích khuyên dạy con cháu, nói đến những điều linh thiêng, chẳng hạn như câu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Báo ngước phổng phao, sao ngước míac miào” (Trai thuồng luồng vạm
vỡ (khỏe mạnh), gái thuồng luồng mượt mà (xinh đẹp)) và “Đán bố cuông,
luồng bố quá” (Đá không có khe thuồng luồng không bay qua được). Thuồng
luông hay được gọi là giao long. Người Tày miêu tả thuồng luồng, thuộc loại rắn có thân hình khổng lồ, mình có vảy, nhiều màu sắc long lanh, xanh đỏ trắng, tím biếc vàng xen kẽ, trên đầu có mào màu đỏ như con ngan đực. Chúng sống có đàn ở vực sâu, hang thẳm.
Huyền thoại về thuồng luồng có nhiều điều kỳ dị, theo lối suy nghĩ của dân tộc Tày, thuồng luồng có thể biến hóa thành nam thanh, nữ tú, lên dự hội với người trần gian. Trai thuồng luồng hay gái thuồng luồng thường dụ dỗ hoặc bắt cóc trai gái trần thế làm vợ hoặc chồng. Từ giai thoại như vậy câu tục ngữ muốn khuyên răn các cô gái, chàng trai mới lớn, thiếu suy nghĩ chớ vội đắm say hoa nguyệt, mù quáng yêu đương trước sự quyến rũ của sắc đẹp.
Trong câu:“Kin chiêng bố khả pất, kin chất bố khả cáy” (Ăn tết tháng giêng không mổ vịt, ăn tết tháng bảy không mổ gà). Tháng 10, tháng 11 là mùa thu hoạch thóc, thóc vào nhà, vào bồ vương vãi, gà được ăn no đủ. Sang mùa hè thời tiết ấm áp thuận lợi cho việc chăn thả vịt. Từ thực tế này tết tháng giêng người ta quen mổ gà có sẵn, tết tháng bảy quen mổ vịt (có nhiều). Đó là tập quán sau trở thành tục lệ, kinh nghiệm, gắn liền với nét đẹp, thuần phong mỹ tục trong những ngày tết của đồng bào dân tộc Tày.
Bên cạnh đó nét đẹp về văn hóa như múa hát cũng được tục ngữ đề cập giải thích. Nó gắn với những địa danh cụ thể cùng với thể loại đặc sắc của mỗi vùng miền: “Lượn cọi phia puông, lượn sương phia giả” (Lượn cọi – là tên một loại dân ca Tày, gốc ở vùng núi Puông, Lượn sương tên một điệu dân ca khác phổ biến ở vùng núi giả).
Núi Puông ở Ba Bể (Trước thuộc Cao Bằng) núi Giả ở Phục Hòa Cao Bằng, là quê hương của hai điệu dân ca trữ tình, độc đáo vùng dân tộc Tày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có những câu tục ngữ Tày còn vận dụng, lấy sự kiện trong văn thơ trung đại để nói lên tâm tư nguyện vọng của mình chăng hạn: “Thẳm cuổi bố khát
giầu, toong bấu rắt liềm héo” (Chặt chuối không đứt tơ, tàu lá vừa cắt đã héo).
Thân cây chuối cũng như ngó sen ở chỗ đều có tơ lòng (Trong truyện Kiều – Nguyễn Du có câu “Dẫu lìa ngõ ý còn vương tơ lòng”). Câu tục ngữ nêu lên nhận xét về hai bộ phận khác nhau của cây chuối khi chặt đổ: thân cây không đứt tàu lá lại héo ngay; nhằm nêu lên kinh nghiệm ở đời, tình cảm con người rất phức tạp, có nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau khi đứng trước một hiện tượng cuộc sống.
“Hất kin ngòi mò mả, ngải gíu thả tỷ rườn” (Làm ăn xem phần mộ, ở tốt
xem nền nhà). Nêu lên một số kinh nghiệm chưa mang tính khoa học của một bộ phận nhỏ dân chúng mê muội tin tưởng ở thầy địa lý chọn đất để mả hay nền nhà tốt hay xấu. Kinh nghiệm này mang tính duy tâm thần bí. Tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của dân tộc Tày bởi nó là tín ngưỡng tôn giáo riêng của từng vùng miền. Do đó dân tộc Tày thường xem hướng, địa hình để chôn cất người quá cố.
Tín ngưỡng tôn giáo củ dân tộc Tày vẫn tồn tại ma quỷ, tiên, bụt, và các lực lượng siêu nhiên khác như câu tục ngữ: “Gần rèng phi ni óoc, gần ót phi
mà tò” (Người khỏe ma chạy đi, người yếu ma đến quật). Nói đến kinh nghiệm
thực tế, com ma chỉ quật ngã những người yếu bóng vía. Nói về ma là nói về một lực lượng siêu nhiên nào đó. Câu tục ngữ phù hợp với lối suy nghĩ quen thuộc xưa nay: “nhân cường ma nhược” (Người khỏe thì ma yếu).
Trong suy nghĩ, quan niệm về cái đẹp dân tộc Tày họ luôn coi “nàng tiên” thường xuất hiện trong các truyện cổ tích, làm chuẩn mực của cái đẹp toàn mỹ:
“Mẻ cáy rủc, lủc nàng tiên” (mẹ xấu như con cóc, đứa con lại đẹp như nàng tiên)
Có thể thấy trong tục ngữ dân tộc Tày có ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo cho nên hình ảnh biểu trưng có sử dụng, vận dụng những yếu tố huyền bí. Đồng thời dùng điển cố, điển tích để làm tăng khả năng truyền đạt trong câu tục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngữ, tạo tính ngắn gọn và súc tích. Đó chính là điểm nổi bật trong cách biểu đạt của tục ngữ Tày.