8. Bố cục của luận văn
2.4.4. Quan hệ ứng xử cha mẹ con cái
Trong gia đình truyền thống, mối quan hệ theo chiều dọc (quan hệ cha mẹ - con cái ) được đề cao, nó chi phối mối quan hệ theo chiều ngang là quan hệ vợ chồng, quan hệ anh (chị) - em. Ngày nay, quan niệm về gia đình đã có sự thay đổi, mối quan hệ theo chiều ngang được nhấn mạnh hơn mối quan hệ theo chiều dọc. Tuy nhiên quan hệ cha mẹ - con cái vẫn là một trong những mối quan hệ quan trọng trong gia đình người Tày. Quan hệ ứng xử trong thực tế được dân gian đúc rút thành kinh nghiệm ứng xử thể hiện sâu rộng trong tục ngữ.
Trong gia đình, con cái được xem là thành quả, là minh chứng cho hạnh phúc gia đình. Đứa con là niềm vui, niềm hạnh phúc mà tạo hóa ban tặng cho người cha, người mẹ. Những cặp vợ chồng không có con là một sự thiệt thòi của số phận. Bởi còn hạnh phúc nào hơn khi được nhìn thấy đứa con mà mình sinh ra và tự tay chăm sóc con mình khôn lớn, nhìn thấy cuộc hôn nhân của mình đơm hoa, kết trái. Con cái là sợi dây vô hình gắn kết vợ chồng với nhau tạo nên sự bền vững và nền tảng hạnh phúc gia đình.
Khi trở thành cha thành mẹ người Tày, là cha là mẹ xốc vác lặn lội, không quản nhọc nhằn. Được làm mẹ thì "đầu tắt mặt tối" lặn lội núi non chợ búa và cả cha mẹ ai cũng hiểu rằng: "Ún bấu quá vỏ vầy/ Đây bấu quá vỏ mẻ" (Không gì ấm bằng bếp lửa/ Không gì tốt bằng bố mẹ).
Nuôi dạy con cái là nhiệm vụ của các bậc làm cha làm, làm mẹ tình yêu thương cha mẹ luôn dành cho con từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi bố mẹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khuất bóng. Tình cảm đó đã được thể hiện rất rõ trong các câu tục ngữ từ lúc con nhỏ, cách chăm sóc, cách nuôi con "Pỏn lục pỏn ám eng/ Peng lúc slon
cằm ón" (Bón con tưng miếng nhỏ/ thương con dạy lời nhẹ nhàng). Thấy được
những nối cực nhọc, hi sinh của người mẹ vì con "Và tua lục phú mạy/ đảy tua
lục đảy péng ngần" (Mang thai con như mang quan tài/ được đứa con như được
nén bạc). Người mẹ luôn dành cho con những tình cảm đặc biệt nhất, hi sinh tất cả vì con "Tỉ rằm mẻ sẩu/ tỉ khấư lục nòn" (Chỗ ướt mẹ sửa sang lại/ chỗ khô con nằm)
Tục ngữ Việt có câu "Thương cho roi cho vọt/ ghét cho ngọt cho bùi" đó là kinh nghiện dạy con của ông cha ta ngày xưa, nhưng dường như đến nay nó vấn còn nguyên giá trị giáo dục. Dân tộc Tày lại quan niệm muốn dạy con nên người phải dạy chúng từ khi còn nhỏ dại "Phấc vài nửa ón múp, son lục lúc
nhằng eng" (Vực trâu khi còn nhỏ/ dạy con từ khi còn thơ bé). Người Tày cho
rằng khi con lớn lên sẽ ngang ngược, khó bảo, khó dạy: "Vài quá làn nàm phấc,
lục phiêng ấc nàn son" (Trâu quá lứa khó vực/ Con cao ngang ngực khó dạy
bảo). Người Tày so sánh việc nuôi dạy con cái như dạy trâu khi bắt đầu lớn sẽ dế dang hơn, tạo ra một thói quen tốt từ thuở nhỏ.
Cách dạy con và thương yêu con cái của người Tày cũng có sự khác biệt: "Điếp lụcđiếp bưởng lăng/ chằng lục chằng bưởng nả" (Yêu con yêu sau lưng/ mắng con mắng trước mặt). Cách thể hiện tình cảm với con không qua hành động, cử chỉ âu yếm mà luôn để trong lòng. Nhưng đôi khi trong quan niệm nuôi con của dân tộc Tày cũng có lúc họ thể hiện sự bất công đối với con cái
"Liệng slíp tua lục pái cha/ bấu nhằn liệng lục ô a" (Nuôi mười đứa con phá
gia/ Không chịu nuôi đứa con khờ dại), câu tục ngữ thể hiện một quan điểm không đúng trong cách cư xử của cha mẹ đối với con cái. Bởi ông cha ta thường khuyên bảo nhau "con nào mà chẳng phải con". Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa nuôi dạy cho con trưởng thàng là một điều rất khó nhọc: "Liệng tua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cha mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần cho những đúa con từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành. Khi không có nơi nương tựa những người con, lạc lõng bơ vơ, tục ngữ có câu "Pỏ thai lục nẳng táng/ mẻ thai lục pây khăp pẳn mường"
(Bố chết con ngồi cửa sổ/ Mẹ chết con lang thang khắp bản mường). Câu tục ngữ khẳng định vai trò của bố mẹ đối với con cái, nếu bố hoặc mẹ không còn nữa người con sẽ mất đi chỗ dựa trong cuộc sống, không người nuôi dạy chỉ bảo: "Pỏ thai vài khát tẩn" (Bố chết (như) trâu mất dây buộc). Vai trò của người của bố, người mẹ rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của người con. Họ là tấm gương sáng để con học hỏi noi theo.
Nhìn chung công lao và vai trò của cha mẹ đối với con cái đã được đúc kết trong tục ngữ Tày với nhiều hình ảnh so sánh ví von, rất cảm động: "Rầư án
dảy bâư mạy trang đông/ Râư án đảy ăn công pỏ mẻ" (Nào ai đếm được lá cây
trong rừng/ Nào ai đếm được công dưỡng dục của cha mẹ), ca dao người Việt có câu " Công cha như núi Thái Sơn/ nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Khi con trưởng thành xây dựng gia đình, người cha người mẹ luôn thể hiện vai trò của mình, trong việc dựng vợ cho con cái: “Tỉnh vỏ mẻ vần tôi vần
củ/ Tỉnh gằm chụ vái rườn” (Nghe bố mẹ nên đôi nên lứa, nghe bạn tình bại
sản khuynh gia). Nêu lên kinh nghiện xây dựng tình yêu, chọn bạn trăm năm. Trong quan hệ tình yêu thanh niên nam nữ có quyền tự do yêu đương, nhưng theo phong tục của dân tộc Tày họ có đi đến hôn nhân hay không do cha mẹ. Nhưng phải thấy rằng, ý kiến của cha mẹ là ý kiến có bề dày kinh nghiệm, lại là ý kiến xuất phát từ tình phụ tử, mẫu tử. Từ trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ hoàn toàn tỉnh táo, có tình cảm sâu sắc. Người con phải biết lắng nge. Còn đối với người bạn tình, tùy từng trường hợp cụ thể mà nghe theo. Cho đến nay câu tục ngữ còn gợi cho ta nhiều suy nghĩ.
Về mối quan hệ ứng xử của con cái đối với cha mẹ, các câu tục ngữ dân tộc Tày đề cập chủ yếu đến hiện tượng được coi là "sự đời" trong xã hội. Các câu tục ngữ chủ yếu trách móc những ứng xử của con đối với công lao sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thành dưỡng dục của cha mẹ: "Vỏ mẻ điếp lục nắc đầu gò/ Lục điếp vỏ mẻ lặm vò là giá" (Bố mẹ thương con chất nặng lòng, con yêu cha mẹ khuất núi là thôi). "Vỏ mẻ liệng lục công phia đá/ lục liệng vỏ mẻ lục án tứng vằn" (Bố mẹ nuôi con công vách đá, con nuôi cha mẹ con đếm từng ngày). Câu tục ngữ mang hàm nghĩa rất sâu xa để trách móc cách ứng xử của con cái đối với cha mẹ. Đồng thời khuyên bảo con cái cần phải biết chăm lo, nuôi dưỡng cha mẹ khi tuổi già tục ngữ có câu: "Vỏ mẻ liệng slip lục vần gần/ slíp lục liệng vỏ mẻ bố đảy" (Cha mẹ nuôi mười con nên người/Mười con nuôi cha mẹ không được) cùng với quan điểm này người Việt có câu "Một mẹ nuôi nổi mười con, nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ’’
Trong xã hội ngày xưa và ngày nay, còn tồn tại những bộ phận nhỏ con cái đối xử rất tệ bạc, thậm chí rất tàn nhẫn đối với người đã sinh ra nuôi dưỡng mình thành người. Đó là những người con bất hiếu vì vậy tục ngữ Tày khuyên: "Kính vỏ mẻ đảy kin/ kính pân kình đảy dú" (Kính bố mẹ được ăn, kính trời đất được ở).
Tục ngữ có câu:“Tua chắc hất lẻ ni/ tua khoăn khuy khẩu xẩu” (Con biết làm ăn (khôn ngoan, làm nên) thì tránh xa, con vụng dại thì vào gần). Câu tục ngữ mang hai mặt khác nhau. Mặt thứ nhất nói lên vai trò của cha mẹ đối với con cái, khi nuôi dưỡng trưởng thành, khôn ngoan, biết cách làm ăn, tự lập thoát ly khỏi gia đình, xây dựng cho mình cuộc sống riêng đó là điều cha mẹ mong muốn. Con cái còn vụng dại, chưa biết làm ăn, sống quanh quẩn ở nhà, chịu sự dạy dỗ thên là điều đúng.
Mặt khác nếu là lời phàn nàn trách oán của bậc cha mẹ thì câu tục ngữ là nhận xét của thói đời. Khi đạo đức, lối sống mất cái gốc truyền thống dân tộc mà quên đi công lao dưỡng dục của cha mẹ, con cái chỉ bo bo theo lối sống cá nhân, bỏ mặc cha mẹ sống, sinh hoạt ra sao, còn mình chỉ biêt “ni” (tránh xa). Câu tục ngữ sẽ là lời nhận xét thói đời tệ bạc, vô ơn bạc nghĩa của con cái đối với cha mẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua khảo sát từ thực tế cho thấy ở hầu hết gia đình người Tày (Cao Bằng), hiếm thấy hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ nhưng trong tục ngữ Tày cũng ít xuất hiện những câu tục ngữ ca ngợi về sự hiếu thảo, mà đa phần phản ánh, cách ứng xử chưa tốt giữa con cái với cha mẹ. Có lẽ theo quan niệm của người Tày, cũng như tục ngữ quan tâm nhiều đến việc răn dạy con người, trong bổn phận làm con phải luôn hiếu thuận với cha mẹ.