8. Bố cục của luận văn
2.5.1. Cơ sở lí luận của mối quan hệ họ hàng
Dân tộc Tày thường cư trú theo làng bản nền kinh tế nông nghiệp, họ rất coi trọng mối quan hệ tập thể, thích sống tập trung ghét sự đơn độc chính vì vậy mà đặc trưng ở nước ta là hình thức tổ chức làng xã. Trong tổ chức đó mọi người sống với nhau theo quan hệ huyết thống hoặc quan hệ xã hội, họ sống không chỉ vì gia đình nhỏ của mình mà còn sống vì đại gia đình, dòng họ mình - nguồn gốc gia đình mình. Đó là nền tảng tạo nên những mối quan hệ ứng xử trong họ hàng.
"Họ hàng" là một phạm trù rộng hơn gia đình, nó bao gồm nhiều gia đình, những người trong họ tộc có quan hệ gắn bó trên cơ sở cùng huyết thống hoặc thân thiết với nhau. Khi xét về quan hệ ứng xử trong những mối quan hệ họ hàng thì thường nhắc đến mối quan hệ ứng xử trong vòng chín đời "Quan hệ
cửu tộc" giữa những người ở họ nội (về phía bố); những người ở họ ngoại (về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong họ hàng nhưng tục ngữ dân gian người Tày đã chú ý đến quan hệ ứng xử giữa chú - cháu; bác - cháu; cậu – cháu và đặc biệt là mối quan hệ thông gia giữa hai gia đình ... Tục ngữ đã thể hiện bài học kinh nghiệm khuyên mọi người nên có những hành vi ứng xử đúng đắn để cho mối quan hệ họ hàng được tốt đẹp hơn.
Nhắc đến quan hệ họ hàng là nói đến vấn đề nguồn cội của mỗi người, tục ngữ có câu: "Chim có tổ, người có tông". Câu tục ngữ khuyên mọi người nên nhớ đến tổ tiên của mình, đó là một đạo lý làm người mà ai cũng phải tôn trọng và học tập. Mỗi người Việt Nam đều tự hào về dòng giống cao quý "Con rồng,
cháu tiên" của mình, chính vì tinh thần đoàn kết, sự yêu thương con người như
vậy mà nhân dân ta thường khuyên bảo nhau phải tôn trọng và giữ gìn mối quan hệ cộng đồng. Muốn như vậy thì cần có những hành vi ứng xử đúng đắn, trước tiên là ứng xử trong họ hàng - một phạm vi nhỏ của xã hội.
Tâm lý của người dân tộc dù đi đâu xa quê hương vẫn luôn mong tuổi già xế bóng sẽ được về lại nơi "Chôn rau cắt rốn" của mình. Điều đó như một quy luật tình cảm tự nhiên của con người vậy. Khi mới sinh ra mỗi người đều được chăm sóc, đùm bọc trong tình yêu thương của gia đình và họ hàng - những người thân yêu, khi trưởng thành nhiều người có tâm lý thích cuộc sống tự lập nên đã xa quê đi lập nghiệp nhưng khi về già sau một thời gian dài bươn trải, có sự trải nghiệm thực tế trong cuộc sống họ lại thích về với gia đình bởi họ thấu hiểu không đâu bằng nhà mình, không sự yêu thương, sự chia sẻ nào bằng tình yêu của những người thân. Về với quê hương, họ hàng là về với sự yêu thương, đùm bọc, là về với cội nguồn sự sống, là nơi bình yên nhất trong tâm hồn con người tục ngữ Tày có câu: “Pây khắp thằng thiên hạ mọi mường/ bấu đin tâư đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn