Quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trong gia đình

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 70 - 71)

8. Bố cục của luận văn

2.4.5. Quan hệ mẹ chồng, nàng dâu trong gia đình

Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình là một mối quan hệ hết sức phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự rạn nứt trong mối quan hệ này chủ yếu là do những mâu thuẫn bắt nguồn từ những ứng xử hàng ngày trong gia đình. Tục ngữ Tày đã lên án, phê phán những hành vi, ứng xử chưa được tốt trong mối quan hệ này, chủ yếu là mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Trong mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu giá trị đức hạnh của con dâu thường bị chi phối bởi cách giáo dục của mẹ chồng. Bởi có sự giáo dục đúng đắn mới tạo được hòa khí giữa hai bên nên tục ngữ Tày có câu: "Hếm sluổm nhòong cưa/ Lùa lừa nhoòng giả" (Mẻ chua vì muối/ Dâu hư vì mẹ chồng). Câu tục ngữ nói đến vai trò của mẹ chồng trong việc hình thành nhân cách của nàng dâu, con dâu hư hay ngoan phụ thuộc vào sự rèn giũa của mẹ chồng. Câu tục ngữ đề cao vai trò của mẹ chồng cho nên: "Mìa miác nhoòng phua/ lùa lùa

ni nhoòng giả" (Vợ đẹp do chồng/ Con dâu bỏ đi do mẹ chồng), đôi khi vì mẹ

chồng quá khắt khe với nàng dâu sẽ dần đến những mâu thuẫn không đáng có, làm tan nát hạnh phúc gia đình, con cái. Câu tục ngữ đã khuyên bảo cách đối xử giữa mẹ chồng đối với con dâu sao cho hợp tình hợp lý, vừ dạy bảo được con, vừa giữ được hạnh phúc gia đình.

Tuy nhiên không phải tất cả những mâu thuẫn đều xuất phát từ mẹ chồng nà một phần do con dâu mà ra: "Lùa giạn lẻ giả đá vần gằm/ Giả giạn lùa lẩn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cha ông ta thương nói "Dâu là con, rể là khách". Làm phận dâu trong gia đình như con, việc dạy bảo con cái là điều đương nhiên. Con dâu lười mẹ chồng bảo ban, nhưng ngược lại theo thuần phong mỹ tục con dâu không được nói xấu mẹ chồng, điều này trái với đạo lý làm con, làm dâu trong gia đình.

Thực tế cuộc sống cho thấy không phải gia đình nào cũng có cuộc sống êm ấm hạnh phúc người đời thường nói: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" đây là một thực tế trong cuộc sống gia đình từ trước đến nay. Những rạn nứt trong tình cảm gia đình đều xuất phát từ chính trong nội tại gia đình đó nên cách ứng xử giữa các thành viên rất quan trọng. Mỗi thành viên tự phải nhận thức được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Xét ở góc độ làm dâu người con dâu phải làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình, đối với gia đình. Tục ngữ Tày khuyên bảo phận làm dâu mà không làm tròn bổn phận, bất hiếu với bố mẹ chồng thì tự mang thất đức về cho mình: "Lục lùa bố chắc ngòi cần ké/

tang rầư phẻ lủc chay" (Dâu con không chăm bố mẹ/ tự thu thất đức về nhà).

Tục ngữ Tày không chỉ lên án những hành vi, ứng xử chưa tốt giữa mẹ chồng và nàng dâu. Mà còn nhắc nhở cách ứng xử bố chồng với nàng dâu sao cho hòa thuận: "Mèo bố khửn gảc bểp, pú bó đá mẻ lùa" (Mèo không lên gác bếp, bố chồng chớ mắng con dâu). Theo phong tục người Tày, quan hệ giữa bố chồng nàng dâu trong nhà rất nghiêm ngặt, ít khi tiếp xúc trực tiếp với nhau, thậm trí trước đây con dâu không bao giờ được ngồi cùng mâm với bố chồng, điều này thể hiện vai vế, đẳng cấp trong gia đình hết sức khắc nghiệt.

Nhìn chung mối quan hệ giữa con dâu và gia đình nhà chồng, nhất là với mẹ chồng cho đến nay vẫn là mối quan hệ khá phức tạp. Tục ngữ Tày đã có cái nhìn với những lời khuyên khá cụ thể, công bằng về mối quan hệ này để mỗi người trong vị trí của mình sẽ có những ứng xử đúng đắn.

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)