Tục ngữ phản ánh mối quan hệ gia đình – xã hội

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 86 - 88)

8. Bố cục của luận văn

3.2.2. Tục ngữ phản ánh mối quan hệ gia đình – xã hội

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ, cơ bản nhất của xã hội. Gia đình được hình thành, và trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nó như một tế bào tự nhiên, đơn vị nhỏ nhất tạo nên xã hội. Nếu không có gia đình tái tạo nên con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được, chính vì vậy mối quan hệ gia đình và xã hội là mối quan hệ hai chiều.

Tuy nhiên mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội. Trong cuộc sống cộng đồng dân tộc Tày thôn, bản là hình thức xã hội đặc thù cho nên sự tác động của gia đình đối với cộng đồng là rất lớn. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong một gia đình, gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với những người xung quanh và xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cộng đồng người Tày luôn đề cao vai trò, sự đoàn kết: “Lảc mạy tẩn, lạc gần rì”, (Rễ cây ngắn, rễ người dài), rễ người nghĩa bóng, là tình người với người dùng hình tương “rễ người” để khẳng định mối quan hệ rộng rãi của con người, tình đoàn kết gắn bó anh em trong gia đình các dân tộc. Là nhận xét và cũng là kinh nghiệm về con người trong cộng đồng. Sống trong công đồng cần có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau nó giống như sự đoàn kết trong gia đình.

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống mỗi thành viên, chỉ có gia đình mới thể hiện được tình cảm thiêng liêng. Song đối với dân tộc Tày, làng xã cũng là cái nôi để phát triển nhân cách của con người, vì đây là nơi hội tụ giao lưu văn hóa, giữa các thành viên trong cộng đồng. Cho nên họ luôn tạo ra một môi trường, giống như môi trường gia đình:

Kin khẩu ma vần ma, kin khẩu mèo vần mèo”, (ăn cơm chó nên chó, ăn cơm

mèo nên mèo), Sống với nhau người ta dễ chịu sự ảnh hưởng của nhau, của môi trường của hoàn cảnh nên cần tạo ra môi trường sống dễ chan hòa, dễ đồng cảm.

Tạo lập ra môi trường xã hội bền chặt trong cộng đồng dân tộc Tày cũng phải tuân theo những quy định nhất định, giống như trong môi trường ứng xử trong gia đình: “Tàng bố pây thẻo tứn nhả gà, vỉ nọong bố pay mà vần chút”, (Đường không có người đi lại sẽ mọc cỏ gianh, anh chị em không đi lại thăm nhau tình cảm sẽ nhạt phai). Nêu lên quy luật của tự nhiên để nhấn mạnh kinh nghiệm của cộng đông xã hội. Tình cảm của cộng đồng người hẹp hoặc rộng đều cần thiết phải được củng cố mới bền vững. Muốn giữ được sự bền vững trong cộng đồng, điều cần thiết nhất đó là: mỗi thành viên trong gia đình đối với cộng đồng phải thể hiện tình cảm chân thành, có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Cho nên người Tày luôn đặt tình cảm làm mối quan hệ hàng đầu, họ luôn trọng sự hòa thuận trong gia đình cũng như ngoài cộng đồng, xã hội. Người Tày thường khuyên bảo nhau trong cuộc sống dù ở môi trường nào đừng nên làm mất lòng nhau. Khi tình cảm đã bị rạn nứt thì không bao giờ nặm nồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được như trước tục ngữ có câu: “Pát nặm bá bố têm” (bát nước đổ bát hứng lại không đầy).

Tục ngữ Tày có câu: “Síp pá nả bố tấng mẻ giả lăng rườn” (Mười chị em xuất giá không bằng bà cụ láng giềng) câu tục ngữ đồng quan điểm với câu tục ngữ của dân tộc Kinh “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Anh em ở xa không thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống khi “tối lửa tắt đèn” nên người Tày quan niện quan hệ anh em láng giềng cũng như quan hệ anh em ruột thịt trong gia đình. Nên trong làng bản của dân tộc Tày khi có việc lớn: “Bản tẩu mà hưa,

Bản nưa mà dỏi” (Làng dưới đến giúp / Làng trên đến hộ ). Đó là nét đẹp trong

mối quan hệ gia đình và làng xóm của dân tộc Tày.

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)