Ứng xử tinh tế, mềm dẻo

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 81 - 84)

8. Bố cục của luận văn

3.1.2. Ứng xử tinh tế, mềm dẻo

Trong gia đình truyền thống của dân tộc Tày cũng như gia đình người Việt cách ứng xử trong gia đình rất quan trọng qua thống kê khảo sát các câu tục ngữ phản ánh các mối quan hệ này cho thấy:

Trong mối quan hệ vợ chồng nổi bật là sự thủy chung, gắn bó, coi trọng sự hòa thuận êm ấm, người vợ thường đóng vai trò điều tiết mối quan hệ vợ chồng. người vợ thường nhường nhịn, khuyên bảo chồng: "Chồng giận thì vợ

bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê" hay "Vợ cằn nhằn chồng nhường nhịn

một chút; chồng cằn nhằn, vợ chịu nhịn im lặng lại tốt".

Trong quan hệ với người chồng người vợ đóng vai trò bị động nhiều hơn, là người phải chịu đựng, hy sinh còn người chồng đóng vai trò chủ động hơn. Tuy vậy đây không phải là sự chủ động của một người có uy quyền trong gia đình. Thông qua các câu tục ngữ Tày và tục ngữ Việt đều nhận thấy các câu tục ngữ đã tổng kết về cách thức ứng xử trong mối quan hệ vợ chồng là: Vợ luôn phải biết nhường nhịn, thương yêu chồng, chiều chồng, chung thủy, vợ luôn trách nhiệm, chồng luôn công bằng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mối quan hệ cha con: Tục ngữ Việt và tục ngữ Tày đều khẳng định cha mẹ là chỗ dựa cho con, luôn vất vả, lao tâm khổ tứ vì con. Trách nhiệm cha mẹ với con cái là nuôi dạy con cái thành người có ích trong xã hội. Sống trong gia đình phụ quyền, gia đình người Việt và gia đình dân tộc Tày người cha có vai vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái. Tuy nhiên trên những khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống, người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc con cái trong cuộc sống đời thường. Tác động của người mẹ đến con chủ yếu là tình cảm sự hi sinh của cha, mẹ đặc biệt là vai trò của người mẹ đối với con là vô bờ bến. Do đó cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái luôn luôn ứng biến một cách mềm dẻo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự hình thành nhân cách của con. Có những biện pháp giáo dục hợp lý tạo được nhân cách tốt cho con từ thủa nhỏ. Có thể thấy tục ngữ đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong cách giáo dục con cái một cách toàn thiện về nhân cách và tính nết chỉ qua câu tục ngữ có thể hiểu được điều đó “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ

trăm đường con hư” (dân tộc Việt), “Lục tỉnh vỏ mẻ đảy kin, Gần bố tỉnh bân

đin là vái” (Con nghe bố mẹ có cái ăn, người không nghe lời bó mẹ là hỏng)

(dân tộc Tày)

Mối quan hệ con cái với cha mẹ, đây là mối quan hệ mà tục ngữ dân tộc Việt và dân tộc Tày chủ yếu lên án phê phán những hành vi sai trái của con cái ứng xử đối với bậc sinh thành. Chủ yếu các câu tục ngữ đều khuyên bảo cách đối xử con cái đối với cha mẹ làm sao cho phải đạo. Qua đó chúng ta có thể nhận thấy bậc cha mẹ không bao giờ đòi hỏi ở con điều gì mà chỉ mong muốn con cái tự nhận biết trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với gia đình. Là tiếng nói hết sức mềm dẻo mà mang một triết lý sâu xa: “Mẹ nuôi con bằng trời bằng

bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày’’(dân tộc Việt), “Vỏ mẻliệng síp lục vần gần/

Síp lục liêng lạo sân bố đảy” (Bố mẹ nuôi được mười người con/ Mười người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với anh chị em ruột tục ngữ luôn khẳng định sự gắn bó máu thịt giữa anh chị em trong gia đình. Để luôn giữ được tình máu mủ anh chị em trong gia đình, điều quan trọng nhất anh chị em phải luôn hòa thuận. Luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, thể hiện vai trò làm anh, làm chị trong gia đình, đồng thời người em cũng phải có trách nhiệm đối xử đúng mực "chị ngã em nâng". Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống gia đình có một số trường hợp ‟‟Anh em ai đầy

nồi ấy‟‟(tục ngữ Việt), “Vỉ nọong cheng nà Mu ma cheng đúc” (Anh em tranh

ruông/ Lợn chó tranh xương)(tục ngữ Tày). Do tranh giành kinh tế mà quan hệ anh, chị em bị sứt mẻ, nhưng họ cùng chung một quan điểm giải quyết đó là :

"Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau". Đó là những nét đẹp truyền thống trong cách ứng xử anh chị em trong gia đình, luôn phải quan niệm „‟Anh thuận

em hòa là nhà có phúc‟‟.

Về mối quan hệ dâu rể tục ngữ phản ánh mối quan hệ dâu, rể với gia đình bên chồng hoặc bên vợ không nhiều. Nhưng trong mối quan hệ này lại mang nhiều sắc thái khác nhau. Quan niệm về dâu rể trong gia đình dân tộc Việt và gia đình dân tộc Tày mang những nét tương đồng nhất định đó là : đối xử mềm dẻo, trọng tình nghĩa... Trong đó nổi bật nhất là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Đây có thể xem là một mâu thuẫn nó xảy ra một cách triền miên trong quan hệ gia đình.

Nhìn một cách tổng quát về mối quan hệ trong gia đình dân tộc Việt và dân tộc Tày ngoài mối quan hệ có phần căng thẳng giữa nàng dâu - mẹ chồng. Còn lại các mối quan hệ khác được tục ngữ phản ánh với cái nhìn ấm áp, làm nổi bật sự gắn bó, hòa thuận, có trách nhiệm, luôn coi đó là tiêu chí để xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc. Chính vì vậy dòng chảy chính trong các câu tục ngữ nói đến mối quan hệ ứng xử trong gia đình tạo nên một âm hưởng chủ nghĩa nhân đạo, thông qua cách ứng xử tinh tế, mềm dẻo. Nó tạo nên một sự gắn kết bền chặt trong gia đình, sự gắn bó giữa những con người với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)