8. Bố cục của luận văn
1.3.3. Quan hệ ứng xử anh (chị) em
Nói đến quan hệ ứng xử anh (chị) - em là đề cập đến những hành vi ứng xử, cách giao tiếp giữa những người cùng thế hệ trong gia đình. Đây là mối quan hệ truyền thống rất quan trọng trong văn hóa ứng xử của dân gian. Tục ngữ người Việt đã nói khá nhiều về mối quan hệ này. Nó khuyên răn và truyền kinh nghiệm cho thế hệ sau biết cách cư xử phải phép, có tôn ti trật tự, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, lấy tình thân làm đầu với tinh thần "Lá lành
đùm lá rách”, nhà nào anh (chị) - em sống đoàn kết, yêu thương nhau là nhà có
phúc "Anh thuận em hòa là nhà có phúc". 1.3.3.1. Ứng xử giữa anh (chị) - em ruột.
Trong quan hệ anh (chị) - em có thể chia ra quan hệ ứng xử giữa anh - em và quan hệ ứng xử chị - em.
Trong quan hệ anh - em có thể chia ra: Anh em cùng cha cùng mẹ (anh em đồng bào) hay anh em cùng cha khác mẹ (anh em dị bào) nhưng đều là anh em ruột cả, tục ngữ có câu: "Anh em như tay với chân"; "Anh em hòn máu xắn đôi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thiết giữa anh em ruột thịt. Dân gian ví mối quan hệ đó như chân với tay nhằm khẳng định tình cảm ruột thịt không thể tách rời.
Nhưng anh em cùng mẹ khác cha (anh em đồng mẫu dị phu ) được xem là có cùng chung sự di truyền về mặt tình cảm, chung tình yêu thương của mẹ nhưng lại không cùng môi trường sống, không cùng sự dạy bảo, không cùng gốc rễ, không cùng dòng máu nên dân gian có câu "Khác máu tanh lòng" nghĩa là tình cảm anh em sẽ không sâu đậm.
Đã là anh là chị phải xứng đáng là anh là chị, phải biết đùm bọc, che chở cho các em, phải gương mẫu cho các em học tập, là bề trên thì phải biết nhường nhịn các em: "Làm anh ăn thèm vác nặng". Hay "Làm anh làm ả, phải ngả mặt
lên" ý nói làm anh làm chị tức là người trên phải có thái độ đường hoàng không
nên ứng xử "Anh chẳng ra anh, em chả ra em". Câu tục ngữ phê phán những gia đình mà anh em đối xử với nhau không ra gì anh không xứng là anh và em cũng không đúng là em. Những gia đình anh em lục đục sẽ dẫn đến mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo tạo điều kiện cho những lời ong tiếng ve, những người xấu chia rẽ tình cảm ruột thịt làm mọi người chê cười.
Trong quan hệ anh (chị) - em thì anh (chị) cả là người có quyền lợi và nghĩa vụ lớn hơn cả. Nghĩa là phải lo phụng dưỡng cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, lo những việc lớn trong nhà; ma chay, cưới hỏi... nếu không may cha mẹ mất sớm thì anh (chị) cả phải có trách nhiệm trông nom các em từ lúc các em còn thơ bé đến khi dựng vợ gả chồng cho các em, gọi là "Quyền huynh thế phụ". Nhưng cũng có trường hợp người em út được hưởng quyền lợi nhiều hơn người anh vì anh cả đã yên phận, còn em út ở với cha mẹ, thừa hưởng cơ nghiệp cha mẹ để lại. Tục ngữ quan niệm: "Giàu con út, khó con út, trút sạch cửa nhà".
Tục ngữ đã đúc rút lại những hành vi ứng xử giữa anh (chị) - em trong gia đình: "Chị ngã, em nâng", "Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở
hay đỡ đần". Đó là những hành vi ứng xử tốt đẹp thể hiện tinh thần tương thân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nên giá trị khác biệt giữa người dưng với ruột thịt bởi "Máu chảy ruột mềm";
"Một giọt nước đào hơn ao nước lã". Nhắc nhở mọi người dù tốt, dù xấu, nghèo nàn hay sang giàu cũng là anh em mình cần tôn trọng dòng giống, giúp đỡ, động viên nhau.
Trong tục ngữ nói về mối quan hệ ứng xử anh (chị) - em thì số lượng những câu tục ngữ nói về tình cảm gắn bó chị em nhiều hơn. Trong số 38 câu tục ngữ, chúng tôi khảo sát về mối quan hệ ứng xử anh (chị) - em thì có 14 câu nói về quan hệ ứng xử trực tiếp giữa anh - em với nhau; có 15 câu nói về mối quan hệ ứng xử giữa chị với em và 9 câu nói về kinh nghiệm ứng xử chung giữa anh (chị) - em [phụ lục].
Nói đến sự gắn bó trong mối quan hệ anh em thì ta thấy tục ngữ đã đúc rút một kinh nghiệm sống: "Anh em trai ở với nhau mãn đại, Chị em gái ở với
nhau một thời". Câu tục ngữ nhấn mạnh đến sự thân thiết giữa anh em trai hơn
là chị em gái. Đó là thực tế vì anh em trai từ bé đến khi xây dựng gia đình đều sẽ ở gần nhau với bố mẹ đẻ vì thuộc cùng dòng giống từ đời này sang đời khác. Còn chị em gái khi trưởng thành xây dựng gia đình thì sẽ không thể ở với nhau mãi. Câu tục ngữ ý nói tình cảm anh em trai gắn bó hơn chị em gái.
Tuy nhiên, tục ngữ cũng đã có những câu phản ánh tình cảm yêu thương, gắn bó của chị ẹm gái với nhau: “Thương nhau như chị em gái”, chị em gái lại đối xử với nhau rất tình cảm "Chị em gái như trái cau non". Hay: "Chị em gái
như cái nhân sâm". Tình cảm đậm đà, nồng thắm, sang quý của chị em gái với
nhau tựa như nhân sâm. Mối quan hệ chị em gái là quan hệ thiên về tình cảm, vừa dân dã thân quen lại vừa sang trọng, cao quý.
1.3.3.2 Ứng xử giữa anh rể; chị em dâu.
Chúng ta phải thừa nhận rằng mối quan hệ giữa anh em rể, chị em dâu là mối quan hệ nhạy cảm vô cùng. Đôi khi chỉ một vài câu nói chưa đúng thôi cũng đủ gây ra hố sâu ngăn cách. Trên thực tế ông cha ta có câu: "Anh em rể như ghế ba chân, chị em gái như trái cau non".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Câu tục ngữ muốn khẳng định trong ứng xử gia đình thì giữa anh em rể là mối quan hệ không bền vững bởi có câu "Dâu con, rể khách" còn chị em gái là tình cảm thương yêu đậm đà.
Trong gia đình, việc ứng xử giữa chị em dâu với nhau cũng rất phức tạp và tình cảm không sâu đậm như chị em gái, anh em trai. Trừ những gia đình lấy lễ nghĩa dạy bảo con cháu, anh em thì gia đình mới hòa thuận, còn phần nhiều là anh chị em hay khủng khỉnh với nhau: "Yêu nhau chị em gái, rái nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể". Đó là cách ứng xử không đúng đắn. Ngày nay, vì không có sự ràng buộc về kinh tế, nên chị em dâu có thể quý mến nhau như chị em ruột. Và vấn đề sẽ trở nên đau đầu và phức tạp hơn khi chị em dâu trong gia đình không hòa thuận, cảnh chị em "Bằng mặt không bằng lòng"
chỉ chờ cơ hội tranh thủ nói xấu, chê bai, thậm chí gây chia rẽ mất đoàn kết gia đình. Chính vì thế mà tục ngữ đã khái quát mối quan hệ ứng xử hàng ngày giữa chị em dâu với nhau: "Chị dâu làm đâu ra đấy, em chồng ăn bậy nói sau lưng"; "Chị em dâu như bầu nước lã"; "Chị em dâu nấu đầu trâu lủng nồi, chị em
chồng nấu nồi đồng đứt quai". Câu tục ngữ nói đến một thực tế chị dâu với em
chồng hay chị em dâu thường không có sự hòa hợp với nhau. Không hòa hợp trong cách sống nên dẫn đến công việc gia đình không thuận lợi. Chị em dâu trong nhà đôi khi vì quyền lợi cá nhân mà đối xử với nhau không thật lòng "Chị
em dâu nói trâu thành bò". Đó là những hành vi ứng xử bị dân gian lên án, là
bài học khuyên răng mọi người không nên làm theo.
Mặt khác tục ngữ còn phê phán những gia đình anh em trong nhà không đoàn kết, lên án những hành vi ứng xử không hợp tình hợp lý để đồng tiền phá vỡ tình cảm ruột thịt. Đôi khi vì một chút lợi gia sản của cha mẹ đến nỗi anh em xâu xé nhau trong cảnh "Nồi da nấu thịt" làm gia đình tan nát: "Anh em hiền thậm là hiền, bởi một đồng tiền nên mất lòng nhau"; "Chị em hiền thậm là hiền lâm đến đồng tiền mất cả chị em".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong cuộc sống khi đến tuổi trưởng thành mỗi người sẽ có một cuộc sống riêng và phải biết tự lo cho mình không nên ỷ lại vào người khác. Nhưng tục ngữ cũng nhắc nhở anh em không nên đối xử ích kỷ, thờ ơ với nhau "Anh em ai đầy nồi nấy"; "Anh em phận ai phận nấy"..., càng không nên quay lưng khi anh (chị) - em gặn nạn mà cần phải biết chia sẻ khó khăn với nhau không nên có thái độ cười đùa trên nỗi đau của người thân mình, như vậy thể hiện một thái độ không tốt đáng lên án: "Em ngã thì chị phải nâng, đến khi chị ngã em bưng miệng cười".
Câu tục ngữ còn phê phán những người em có cách nghĩ ích kỷ, không biết ơn người đã giúp mình, không coi trọng việc chị đã làm cho mình và coi việc chị làm là lẽ đương nhiên là bổn phận của chị. Và khi chị vấp ngã thì lại tỏ thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, hành động ứng xử đó không thể chấp nhận được trong quan hệ gia đình thậm trí ngoài xã hội cũng bị lên án.
Quan hệ ứng xử giữa anh (chị) - em trong nhà vốn đã rất phức tạp nên việc làm sao để duy trì mối quan hệ đó ngày một tốt đẹp cũng rất khó khăn. Nó đòi hỏi một quá trình lâu dài - cần phải có sự vun đắp xây dựng hàng ngày từ những việc, những hành vi ứng xử nhỏ nhất đến những việc lớn. Nó có thể kéo mọi người xích lại gần nhau cũng có thể đẩy mọi người ra khỏi ngưỡng cửa của tình thân. Đối xử với mọi người ngoài xã hội đã khó đối xử với người thân lại càng khó hơn, cái cốt trong ứng xử anh (chị) - em là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau: "Khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau".
Tác giả dân gian đã mượn hình ảnh một đàn gà có chung một mẹ để khuyên anh em trong nhà cần biết quý trọng và chở che cho nhau. Câu tục ngữ khuyên bảo anh em trong nhà không nên đấu đá, tranh khôn khéo với nhau để thiên hạ chê cười vì "Em không cũng là em chị, chị dại cũng là chị em" đều cùng một mẹ sinh ra. Câu tục ngữ này càng nhấn mạnh hơn nghĩa của câu trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dạy mọi người cách ứng cử đúng đắn để quan hệ anh (chị) - em được tốt đẹp, tạo nên sức mạnh không gì chia rẽ được tình ruột thịt.
Người Việt Nam vì trọng tình cảm nên luôn sẵn có tâm lý "Dĩ hoà vi quý"
không thích sự tranh giành. Chính vì vậy mà trong tục ngữ ông cha ta đã thể hiện tư tưởng đó, khuyên anh (chị) - em nếu có mâu thuẫn thì cũng nên chín bỏ làm mười giải quyết sự việc trên góc độ tình cảm. Anh (chị) - em trong nhà dù có giận nhau đến mấy cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện hại nhau vì: "Anh
em xảy vai xuống cánh tay" hay người xưa dạy anh em có bất bình với nhau thì
dùng lưng con dao mà chém cho đỡ tức, chứ đừng dùng lưỡi mà giết nhau thật vì anh chị em thì không bỏ nhau được "Anh em chém nhau bằng sống, ai chém
nhau đằng lưỡi". Việc nhạy cảm thì cần phải có cách cư xử tế nhị thì mới đạt
hiệu quả "Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau" đó hành động ứng xử thông minh trong quan hệ ứng xử anh (chị) - em. Vì xấu mặt em thì anh cũng không đẹp gì, tình cảm anh (chị) - em không gì tách được. Dù mâu thuẫn xảy ra họ vẫn luôn xử lý trên góc độ tình cảm: "Cắt dây bầu dây bí an nỡ cắt dây chị, dây
em". Lời khuyên đó còn có tính thời sự có thể áp dụng cho mọi người, tục ngữ
đã phản ánh rất đúng "Anh em khinh trước, làng nước khinh sau" nghĩa là anh em trong nhà không nên ẩu đả, coi thường nhau để cho mọi người chê trách.
Tục ngữ dân gian còn khuyên nhủ mọi người khi đã là anh (chị) - em trong nhà cần đối xử chân thật với nhau, mở lòng mình với người thân. Trong ứng xử cần có sự giao lưu với nhau để anh (chị) - em hiểu nhau hơn và có cách ứng xử phù hợp, sự cởi mở giúp cho anh (chị) - em trở nên gần gũi hơn và đặc biệt là có thể nhận ra những sai lầm của nhau và góp ý tốt để cùng hoàn thiện hơn. Không nên duy trì sự hiềm khích không đáng có trong mối quan hệ ruột thịt này, những gì không hài lòng phải nói ra cho anh em biết mà sửa, đặc biệt phải tôn trọng nhưng không nên quá giữ ý với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn