8. Bố cục của luận văn
2.1.1. Phong tục văn hóa dân tộc Tày
Người Tày có mặt ở Việt nam từ rất sớm, họ có truyền thống làm lúa nước, từ lâu đời đã biết thâm canh áp dụng các biện pháp thủy lợi, như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Sản phẩm nông nghiệp đủ các loại như lúa, ngô, khoai sắn, và các loại rau...
Người Tày có nghề thủ công phong, phú đa dạng, nam, nữ đều biết đan các đồ dùng bằng các vật liệu tre nứa như, bồ, sọt, rổ, nơm... Nghề làm gạch ngói, nung vôi có ở nhiều nơi. Họ tự túc được các loại vải để may áo, làm màn, chăn...nhiều vùng nghề dệt thổ cẩm rất có tiếng. Bên cạnh đó nghề rèn có mặt ở nhiều nơi để làm ra cộng cụ phục vụ nhu cầu làm nghề nông.
Từ lâu người Tày sống chủ yếu tập trung thành bản, thường ở ven các thung lũng, triền núi thấp ở các miền thượng du. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn được làm bằng các loại gỗ quý. Do sự phân bố dân cư tương đối đồng đều ở các vùng thung lũng rộng và vùng đồng bằng xuôi về phía Nam, người Tày có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với người Kinh và một số dân tộc khác nên có cơ hội học tập kinh nghiệm sản xuất, trao đổi nông cụ, nâng cao trình độ canh tác. Chính vì thế đời sống của họ được nâng cao.
Trang phục cổ truyền của dân tộc Tày được làm bằng sợi vải bông tự dệt, nhuộn chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trang trí trên trang phục. Trang phục của nữ có áo cánh ngắn may cổ cao, năm thân, cài năm khuy ở cổ và sườn bên phải, quần dài thắt lưng bằng khăn, đồ trang sức vòng cổ, vòng tay, vòng chân và dây xà tích bằng bạc. Nam giới quần chân què (quần ngắn đến đầu gối), ống rộng, cạp lá tọa, áo may năm thân cài khuy giữa.
Người Tày có nền văn nghệ cổ truyền phong phú đủ các loại thơ, ca, các truyện cổ tích, truyện cười dân gian, múa nhạc... Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con. Hát lượn là thể loại đặc dân ca đặc sắc của dân tộc Tày, nó có giá trị như hát quan họ Bắc Ninh, hát dân ca Bắc Bộ của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Thông qua bài hát đó, thanh niên nam nữ có dịp làm quen với nhau, có thể bày tỏ lòng mình với người yêu. Ngoài ra còn có các điệu then, ca cúng (dùng trong đám ma, hội lồng tồng...)
Trong tín ngưỡng tôn giáo của người Tày là thờ cúng tổ tiên, bắt nguồn từ thờ cúng gia tộc, thị tộc thời kỳ trước. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là muốn nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống, vừa khẳng định nền tư hữu (tức kế thừa tài sản). Nên bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng nhất của mỗi nhà. Việc thờ cúng tổ tiên là trách nhiệm của con trưởng.
Ngoài việc thờ cúng tổ tiên ngưới Tày trong mỗi gia đình người Tày ở phạm vi thôn bản họ còn thờ cúng thổ công (cốc bản), là vị thần bảo lãnh làng bản mùa màng ... cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng tốt tươi.