8. Bố cục của luận văn
2.5.2. Quan hệ họ hàng – thông gia
* Quan hệ thông gia
Quan hệ thông gia là mối quan hệ được gắn kết bởi hai gia đình khác nhau, thông qua sự gắn kết đôi vợ chồng. Họ có thể sinh sống ở các vùng địa lý khác nhau, nhưng luôn quan tâm đến cuộc sống gia đình của nhau. Đối với dân tộc Tày mối quan hệ này rất quan trọng, thể hiện sự gắn kết giữa hai gia đình trong việc nuôi dạy con cháu. Khuyên bảo con cái ngày càng tiến bộ trong cuộc sống gia đình riêng. Do đó trong Tục ngữ dân tộc Tày có đề cập đến những mối quan hệ này.
Khi lập gia đình đôi vợ chồng trẻ dân tộc Tày phải có trách nhiệm đối với cả hai gia đình nội ngoại. Đối với con rể là người đàn ông phải có trách nhiệm, khi đến nhà cha mẹ vợ "xăm xăn" mọi công việc, lăn lộn với mọi công việc. Con dâu khi về nhà, mẹ chồng hướng dẫn mọi việc trong gia thất, ngoài đồng ruộng. Thể hiện sự hòa thuận giữ hai gia đình thông gia, dạy bảo con cái trưởng thành hơn tục ngữ có câu:
"Tái sủ đá/ giả sủ khôm" (Bà ngoại dựng lời chửi mắng/ Bà nội dựng nỗi đắng cay). Câu tục ngữ nói đến sự liên quan lâu dài giữa mẹ đẻ và con cái, mẹ chồng nàng dâu. Nếu con cháu có lỗi lầm gì coi như bên ngoại bên nội xưa nay giáo dục dạy dỗ chưa chu đáo. Theo truyền thống, dù con gái đã xuất giá ở riêng, có con, cha mẹ nội ngoại phải có phận sự chăm sóc, nếu không sẽ phải "dựng lời chửi mắng" hoặc "dựng nỗi đắng cay" tương tự như tục ngữ Việt "con dại cái mang".
Khi đã là thông gia phải: "Ăn mốc gặn ăn chông/ Dằng hất đoong chang bản" (Tấm lòng có to lớn bằng cái chuông mới là thông gia cùng gia đình trong bản được). Câu tục ngữ nêu lên những nhận xét và cũng đúc rút kinh nghiệm về bài học quan hệ giữ hai nhà thông gia: Phải độ lượng bỏ qua những nhỏ nhặt, để đảm bảo cái đích lớn tình vợ chồng các con luôn bền vững. Hai bên gia đình phải có trách nhiệm đối với con cháu: "Lục lan điếp tai tá/ vỏ nả bố tả rả" (Con cháu yêu ông bà/ người làm ruộng không bỏ rẫy), con người sinh ra có có hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bên nội ngoại nên phải trọng cả hai bên. Đồng thời câu tục ngữ khuyên những người làm phận cháu phải biết yêu thương ông bà nội ngoại.
Về việc nuôi dậy con cháu: "Pú giả gạ lai/ Tá tái gạ nọi" (Ông bà nội dạy bảo nhiều/ ông bà ngoại dạy vừa thôi). Câu tục ngữ nếu hiểu theo nghĩa đen, đây là lời trách móc của bên nội đối với bên ngoại trong việc giáo dục con cháu. Nhưng trong thực tế câu tục ngữ nói đến trách nhiệm dạy bảo con cháu của hai bên gai đình. Tuy nhiên trước sau việc chăm lo đạo đức, lối sống của con cháu vẫn là ông bà nội vì ông bà nội là những người tiếp xúc hàng ngày, nắm được tâm lý của con trẻ hơn và đấy cũng là trách nhiện của ông bà đối với con, cháu.
Sự phân công chăm sóc này đã trở thành một mỹ tục truyền thông của dân tộc Tày: "Tái sống đa/ giả sống ỏm" (Khi có con đầu lòng, bà ngoại đưa cho cái địu, bà nội phải lo tã lót), ngày đầy tháng của cháu bé đầu lòng là lễ mừng của họ hàng làng xóm, mỗi người tặng một món quà chúc mừng, gây một không khí hạnh phúc, đầm ấm.
Trong thực tế cuộc sống hai bên thông gia ở gần nhau tưởng chừng đẹp đẽ, nhưng thực tế kinh nghiệm cho thấy dần dà sẽ có điều qua tiếng lại, xuất phát ban đầu là từ hai vợ chồng trẻ (dâu và rể), rồi ông bà thông gia nói xấu nhau (hoạc ít nhất phê phán, nhận xét nhau). Nên tục ngữ Tày có câu: "Săn cha giú
xẩu/ mẻm chắc tha bẩư, xu na" (Làm thông gia ở gần phải biết ngủ gật, bịt tai).
câu tục ngữ khuyên hai bên thông gia cần biết nhường nhịn lẫn nhau theo tinh thần câu tục ngữ Việt "Một điều nhịn chín sự lành".
Có thể thấy quan hệ thông gia là một mối quan hệ đa chiều trong mối quan hệ này mọi sự đều phụ thuộc vào sự đối xử của đôi vợ chồng trẻ, đối với đối với hai gia đình.
* Quan hệ họ hàng, con cháu đối với ông bà nội ngoại.
Trong mối quan hệ anh em họ hàng không phải ai cũng thân thiết như ai, tình cảm vốn không phải để phân chia cho đều được. Tục ngữ Tày cũng đã đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cập đến mối quan hệ phức tạp này trong mối quan hệ ứng xử anh em họ với nhau: “Lục lùng lục à xa căn lú lý/ lục pả lục nả rộp gằn tả bố găng” (Con bác con cô tìm nhau sớm tối, con bá con dì gặp nhau ở bờ suối chẳng chào thưa). Câu tục ngữ nói đến những mối quan hệ chưa đúng đối với cách ứng xử của con cháu trong gia đình với nhau. Cho dù anh em bên nội hay bên ngoại phải biết thương yêu đùm bọc, hỏi thăm nhau.
Trong tình cảm phải giữ đúng những khuôn phép, phong tục tập quán của dân tộc. Không làm những điều trái với luân trường đạo lý, làm mất đi nét đẹp trong thuần phong mỹ tục, trong quan hệ ứng xử trong gia đình, nhất là trong quan hệ tình cảm: “Lan lùng au lan à bân khả/ lan pả au lan nả bân hưa” (Cháu bác lấy cháu cô thì trời giết/ cháu bá lấy cháu dì trời giúp). Trong cùng huyết thống anh, em, con bác không được lấy con cô đấy là điều kiêng kị mà người đời gọi đó là “loạn luân”.
Là bậc ông bà trong gia đình họ luôn ý thức được trách nhiện của mình trong việc nuôi dạy con cháu, không bao giờ nghĩ đến lúc nào đó thì thôi tức là:
“Lão giả an chi” (nghĩa là tuổi già ngồi yên vậy). Họ luôn ý thức rằng: “Pú giả
bố son lan là vả/ vực lừ mìn cao vá rừ đây” (Ông bà không dạy bảo con cháu là
nghĩ dại/ ngày mai chúng trở thành những kẻ lang thang hành khất thì làm sao?) Đối với con cháu trong gia đình cần phải có trách nhiệm đối với ông bà, hai bên nội ngoại. Tục ngữ có câu: “Pây xam ta, mà xam đếch” (đi xa hỏi bà ngoại, về nhà hỏi trẻ con), câu tục ngữ thể hiện vai trò của ông bà đối với con cháu, là người lớn tuổi trong gia đình con cháu phải biết kính trọng.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp khi ông bà đã nuôi dưỡng mình thành người, con cháu lại đối xử một cách tệ bạc với ông bà: “Lục đếch đảy
sửa mâư lẻ vằng/ gần ké đảy gằm khôm lẻ hảy” (Con trẻ được áo mới thì vui/
người gia được lời đắng thì khóc). Câu tục ngữ nêu lên một triết lý chí tình, một đời người đã chịu đựng vượt qua bao dắng cay cơ cực, vất vả, nuôi dạy con cháu nay về già lại nhận được “lời đắng” thốt ra từ miệng con cháu. Câu tục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngữ gợi cho người đời xem lại mình về thái độ tình cảm của phận cháu, phận con đối với ông bà, cha mẹ.
Mối quan hệ giữa ông bà đối với con cháu hết mực yêu thương, chăm lo con cháu đến tận tuổi “cập kề” không quản ngại vất vả khó khăn. Đó là nét đẹp truyền thống cũng như đức tính của người phụ nữ dân tộc Tày đối với con cái. Ngược lại tục ngữ Tày ít đề cập đến phẩm chất tốt của người cháu đối với ông bà nội, ngoại mà chỉ đề cập đến cách ứng xử chưa tốt của con cháu.
Bảng thống kê số lượng câu tục ngữ nói về văn hóa ứng xử trong gia đình Mối quan hệ ứng xử Số lượng câu tục ngữ Tỷ lệ phần trăm (%)
Vợ - chồng 83/249 33.3%
Cha mẹ - con cái 67/249 26.9% Anh (chị) - em 30/249 12.1% Dâu rể họ hàng thông gia 69/249 27.7%
Tiểu kết
Thông qua việc tìm hiểu các câu tục ngữ dân tộc Tày (Cao Bằng) thấy được những đặc thù, những nét riêng biệt, độc đáo trong cuộc sống sinh hoạt của dân tộc Tày sinh sống ở vùng núi phía Bắc nước ta. Đồng thời có cái nhìn toàn diện hơn về dân tộc Tày ở các khía cạnh khác nhau. Về các phong tục như chọn vợ chọn chồng, phong tục nhận con nuôi, kết tồng.
Thấy được những nét đặc trưng trong tổ chức gia đình dân tộc Tày (Cao Bằng), vai trò của các thành viên trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên với nhau. Nét đặc thù trong vai trò của người đàn ông, vai trò người phụ nữ trong gia đình dân tộc Tày.
Qua khảo sát tìm hiểu các câu tục ngữ nói đến các mối quan hệ trong gia đình thấy được những nét riêng trong mối quan hệ, vợ chồng, con cái, ông bà, anh em, họ hàng, thông gia của dân tộc Tày. Các mối quan hệ này đều hướng tới những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 3:
SO SÁNH VĂN HÓA ỨNG XỬ ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VÀ TỤC NGỮ TÀY