8. Bố cục của luận văn
1.3.2. Quan hệ ứng xử cha mẹ Con cái
Theo thống kê có 66/ tổng số 222 chiếm 29.7 % câu tục ngữ nói về mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ với con cái, trong đó là sự ứng xử thể hiện ở hai chiều: Cha mẹ và con cái, con cái đối với cha mẹ [phụ lục].
1.3.2.1. Văn hóa ứng xử của cha mẹ đối với con cái.
Dân gian ta có câu "sinh con ra mới hiểu lòng cha mẹ", đúng vậy ai đã được làm cha, làm mẹ mới hiểu được những khó khăn, vất vả trong việc nuôi dạy con cái. Để cho gia đình được hạnh phúc và bền chặt thì cha mẹ cần có những hành vi ứng xử cho phù hợp và đúng mực với con cái mình. Trong mối quan hệ này đề cao tình cảm nhưng vẫn phải thể hiện được tính tôn ti trong gia đình, tránh những chuyện không hay xảy ra "Bề trên ở chẳng kỉ cương, cho nên
bề dưới làm đàng mây mưa". Người cha và người mẹ có vị trí vô cùng quan
trọng đối với con cái. Đối với con cái cha là người có công sinh thành và có vai trò định hướng, giáo dục chỉ bảo cho con cái lớn khôn, trưởng thành: "Con có
cha như nhà có nóc". Câu tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng của người cha
trong gia đình, sự chở che của người cha đối với con, có sự dạy gỗ của cha thì người con mới trưởng thành giống như ngôi nhà kia sẽ không hoàn thiện nếu như không có nóc.
Tục ngữ dân gian người Việt đã dành khá nhiều câu nói nhiều đến quan hệ và những ảnh hưởng của người cha đối với con: "Con nhà tông không giống lông thì giống cánh", "Cha làm sao con bào hao là vậy", "Cha nào con nấy".
Câu tục ngữ trên nếu đứng ở góc độ Y học giải thích thì nó khẳng định yếu tố di truyền nòi giống từ thế hệ này đến thế hệ khác trong cùng huyết thống. Nhưng đứng trên cách hiểu dân gian thì câu tục ngữ lại nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của cha mẹ với con cái. Cha mẹ luôn là tấm gương cho con học tập vì ngay từ bé con cái đã gần gũi và luôn coi cha mẹ mình là thần tượng. Tâm lý trẻ thơ luôn nghĩ rằng cha mẹ là đúng nhất, việc làm của cha mẹ mình là điều mình nên bắt chước học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Người phụ nữ Việt Nam là những người luôn hết lòng vì chồng vì con. Đối với cha mẹ thì con nào cũng được yêu thương như nhau. Họ luôn hướng tới việc đối xử công bằng với con cái, kể cả là con đẻ hay con dâu, con rể: "Dâu dâu, rể rể cũng kể là con". Dân gian cũng có câu: "Dâu là con, rể là khách" hay "Con gái là con người ta con dâu là mới là con mình". Vì vậy cha mẹ cần có cách ứng xử cho hợp tình, hợp lý để gia đình hạnh phúc.
Là cha mẹ ai cũng thương yêu con, luôn sống vì con, chở che cho con không để ai bắt nạt con mình, tục ngữ có câu "Bênh con lon xon mắng người". Không người cha, người mẹ nào lại muốn hại con mình vì ngay cả "Hổ dữ cũng không ăn thịt con". Cha mẹ luôn tự hào về con: "Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu", "Con vua tốt vua dấu, con tôi xấu tôi yêu". Đó là tình cảm tự nhiên giữa cha mẹ và con cái không kể là nhà giàu bậc vua chúa hay là nhà nghèo thuộc tầng lớp thường dân. Nhưng tục ngữ cũng đưa ra những lời khuyên, nhắc nhở những bậc cha mẹ không nên quá nuông chiều con mình, cần phải có cái nhìn nhiều chiều, phải biết phân biệt đúng sau, tránh gây tiếng cười cho thiên hạ: "Bà khen con bà tốt đến tháng mười một bà mới biết con bà".
Ý muốn khuyên những bà mẹ cần phải biết những điểm tốt và xấu của con mình để nuôi dạy cho tốt. Với con trẻ không nên khen ngợi nhiều quá nhất là trước mặt con trẻ cần có thái độ phê phán rõ ràng để trẻ rút ra kinh nghiệm thì hơn.
Nhưng cũng có một thực tế: "Cây không trồng không tiếc, con không đẻ
không thương". Đó là một điều tất yếu trong cuộc sống, là tâm lý tự nhiên của
con người. Tục ngữ đã nói rất đúng "Của đau, con xót". Ở đây, có ý chê trách những người mẹ ghẻ hoặc cha dượng đối xử ác nghiệt với con riêng của chồng hay con riêng của vợ.
Sinh con đã khó nhưng để nuôi dạy con cái thành người thì đó là điều khó hơn bởi "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Đúng vậy, cha mẹ sinh con ra nhưng không phải ai cũng đặt sẵn cho con một nét tính cách mà nhân cách con trẻ phụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuộc vào nhiều yếu tố vì thế mới có những hiện tượng trái ngược trong cuộc sống: "Cha làm thầy, con bán sách", "Cha hổ mang đẻ con liu điu"... Câu tục ngữ trên than phiền cảnh người con không nối tiếp được những đức tính của cha hoặc bôi nhọ thanh danh của cha mẹ.
Mặc dù cha mẹ quan tâm con cái hết mình nhưng thường cha mẹ không thể ở mãi với con cái, chính vì điều đó cha mẹ đã lo lắng trước cho tương lai con mình bằng cách dạy cho con cuộc sống tự lập. Tục ngữ khuyên bảo những bậc cha mẹ nên cho con cái cần câu chứ không nên cho con cá, không nên tạo cho trẻ tâm lý dựa dẫm, ỷ lại. Thực tế ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm dạy con trong việc sinh tồn: "Cha lươn chẳng đào mà cho lươn ở, mẹ lươn chẳng làm tổ cho lươn nằm".
Mặt khác, không gian gia đình hòa thuận: "Cha chài, mẹ lưới, con câu" sẽ là nền tảng cho con cái phát triển tốt. Bên cạnh đó sự dạy bảo của cha mẹ là rất cần thiết cho con cái: "Mẹ dạy con thì khéo, bố dạy con thì khôn" hơn nữa cha mẹ cần có ý thức đúng đắn trong giáo dục con cái phải hiểu quy luật: "Trẻ
không vin, cả gãy cành" hay: "Uốn cây từ thủa còn non, dạy con từ tuổi con
còn ngây thơ".
Đó là lời khuyên bảo cha mẹ phải dạy bảo con cái ngay từ khi còn nhỏ như vậy con cái mới dần hình thành nhân cách tốt theo sự định hướng của mình. Trong dạy bảo con cái cần phải nghiêm khắc không nên dung túng. Khi con mắc lỗi thì cần phải phạt như thế trẻ mới nhớ và tránh những việc làm không tốt. Có dạy dỗ như vậy con cái mới nhớ lâu giống như câu cửa miệng của dân gian ta "Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời" phải lấy cái uy của cha mẹ để răn dạy, dẫn dắt con cái đi theo con đường đúng đắn nhất.
Nghiêm khắc với con cái là đúng nhưng nó không đồng nhất với những hành vi thô bạo đánh đập. Vì xét đi phải xét lại con cái vẫn chỉ là những đứa trẻ đang chập chững vào đời tránh sao được những vấp ngã. Cha mẹ luôn luôn chịu trách nhiệm với con cái, những việc làm của con cái dù xấu, dù tốt cha mẹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cũng là người chịu trách nhiệm đầu tiên: "Con dại cái mang", "Con sống mống
mang"..., tục ngữ nhắc nhở cha mẹ cần có những hành vi bao dung biết bỏ qua
những sai lầm của con cái, thậm chí có những người con đối xử với cha mẹ rất tệ nhưng cha mẹ vẫn quan tâm không bỏ mặc con bởi: "Cha mẹ trông đi thì con dại, Cha mẹ trông lại thì con khôn".
Câu tục ngữ khẳng định sự chăm lo của cha mẹ với con cái,, suốt đời vì con "Cá chuối đắm đuối vì con" tấm lòng, ân nghĩa của cha mẹ đối với con cái như trời như biển.
Tuy nhiên tục ngữ cũng nói lên sự bất lực của cha mẹ khi không dạy được con, con cái không nghe lời "Bảo con con chẳng nghe lời, con nghe ông hống đi đời nhà con".
Tục ngữ người Việt phản ánh cái nhìn đa diện về cuộc sống, không chỉ nói điều tốt mà còn phê phán những điều xấu. Bên cạnh đó những người cha, người mẹ hết lòng vì con là những bậc sinh thành thờ ơ,vô trách nhiệm với con cái mình: "Nuôi con chẳng dạy chẳng răn, thà rằng nuôn lợn mà ăn lấy lòng".
Như vậy, ta thấy rằng tục ngữ đã nói nên mọi khía cạnh trong đời sống, trong quan hệ ứng xử của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ là tấm gương cho con cái học tập và cha mẹ luôn sống để phúc cho con cái mình: "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để phúc cho con".
1.3.2.2.Văn hóa ứng xử của con cái đối với cha mẹ.
Nhân dân ta có câu "công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nươc trong
nguồn chảy ra". Đạo làm con phải biết kính hiếu với cha mẹ: "Bên cha cũng
kính, bên mẹ cũng vái". Qua đó nhắc nhở con cái phải biết nghe lời, không được vô lễ làm cha mẹ buồn. Tục ngữ phê phán những hành vi ứng xử không tốt của những đứa con: "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư".
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì người con có mối liên hệ mật thiết gần gũi với người mẹ hơn người cha "Cha sinh chẳng tày (bằng) mẹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dưỡng" ý nói công lao cha mẹ là như nhau, nhưng sinh và mẹ dưỡng. Mẹ đã nuôi dưỡng các con bằng tất cả sự hy sinh:"Con lên ba mẹ sa xương sườn".
Dân gian ta đã có cách ví von rất hình ảnh về sự chở che của cha mẹ đối với con cái: "Con có mẹ như măng ấp bẹ", tục ngữ cũng khuyên những người làm con không nên sống dựa dẫm theo kiểu "Bò con theo mẹ" mà cần biết thấu hiểu và cảm thông chia sẻ khó khăn với cha mẹ mình, tục ngữ có câu: "Cha mẹ giàu con có, cha mẹ khó con không".
Tùy vào hoàn cảnh từng gia đình mà con cái được thừa hưởng từ cha mẹ nhiều hay ít nhưng ở đây quan trọng hơn vẫn là tình cảm gia đình, sự gắn bó, sẻ chia với nhau. Hay "Con chẳng chê cha mẹ khó, chó chẳng chê chủ nghèo".
Tục ngữ cũng ca ngợi tình cảm tự nhiên của con cái đối với cha mẹ không phụ thuộc vào của cải, vật chất. Tục ngữ Việt Nam ta có câu "Trẻ cậy cha, già cậy
con" nghĩa là khi ở nhà thì nhờ cha mẹ nhưng khi về già cha mẹ lại cần sự quan
tâm, chăm sóc của con cái. Cha mẹ hi sinh tất cả cho con cái "Cha để nhà cho trưởng, cha ngất ngưởng đi ăn mày" nhưng ở đời "Nước mắt chảy xuôi" bởi thực tế "Một mẹ có thể nuôi mười con nhưng mười người con không nuôi được
một mẹ". Cha mẹ nuôi con cả năm, cả đời cha mẹ không kể công nhưng con cái
nuôi cha mẹ được một ngày thi con cái kể từng giây, từng phút: "Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày". Đó cũng là bài học cho những con người lỗi đạo, bất hiếu, tính đếm công chăm sóc mẹ cha.
Bên cạnh đó tục ngữ cũng nói nhiều đến hành vi ứng xử của con dâu, con rể đối với cha mẹ: "Bố chồng là lông con phượng, mẹ chồng là tượng mới tô,
nàng dâu là bồ nghe chửi". Câu tục ngữ đã đề cao bố mẹ chồng, hạ thấp vị trí
nàng dâu. Ngược lại trong kho tàng tục ngữ cũng đã đề cập đến sự mối quan hệ ứng xử giữa chàng rể giàu sang đối xử với cha mẹ vợ: "Bố vợ là rợ cọc chèo, mẹ vợ là bèo trôi sông, chàng rể là ông Ba Vì".
Tục ngữ cũng khuyên con cái nên đối xử thật tốt với cha mẹ, tình cảm phải xuất phát từ "Tâm" mới là vốn quý. Dân gian ta đã phê phán những hành vi ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xử của con cái đối với cha mẹ: "Trâu dê lúc chết tế ruồi, sao bằng lúc sống
ngọt bùi là hơn". Ý muốm phê phán sự ích kỷ, sự vô trách nhiệm của con đối
với cha mẹ. Đưa ra lời khuyên những người con cần biết làm những việc làm thiết thực.Con người chết là hết, khi sống cần sống hết lòng đối xử với bố mẹ thật lòng bởi lúc cha mẹ qua đời mọi lễ nghi chỉ là hình thức.
Qua việc khảo sát những câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử giữa cha mẹ, con cái ta thấy rằng: đây là những bài học kinh nghiệm quý báu của dân gian truyền lại cho thế hệ sau, giúp các bậc làm cha, làm mẹ, những người con biết cách cư xử phù hợp để tạo không khí gia đình hòa thuận và ngày một tốt đẹp hơn. Nhiều câu tục ngữ đến nay vẫn còn giá trị răn dạy. Đó chính là truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp của dân tộc ta.