8. Bố cục của luận văn
1.2.2. Quan niệm về gia đình
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi đáp ứng những nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của con người. Gia đình loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động xã hội. Vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói gia đình loài người.
Theo cách hiểu truyền thống: Gia đình là một nhóm người gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng qua đặc trưng giới tính thông quan hệ hôn nhân. Họ cùng chung sống và chung kinh tế.
Từ những cách hiểu khác nhau về gia đình, ta có thể đưa ra một định nghĩa chung như sau: Gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, có trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của các thành viên như thực hiện tính tất yếu của xã hội.[32, tr.26]
Gia đình là một hiện tượng trong lịch sử - xã hội, một thiết chế xã hội mang tính toàn cầu. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau đều có những quan niệm khác nhau về gia đình.
Quan niệm gia đình truyền thống
GS.TS. Lê Ngọc Văn trong cuốn Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam cho rằng: "Gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của xã hội nông nghiệp trồng lúa nước mà tiêu biểu là đồng bằng Bắc Bộ. Nông nghiệp trồng lúa nước trong điều kiện công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu phù hợp với đơn vị sản xuất nhỏ đó là gia đình" [43, tr.75].
Quan niệm gia đình hiện đại:
Gia đình hiện đại là gia đình trong thời đại hiện nay chúng ta đang sống. Nói rộng ra là gia đình trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nó đối lập với gia đình truyền thống. Là sản phẩm của xã hội công nghiệp, gia đình hiện đại có điểm khác với gia đình trong xã hội nông nghiệp [43]
Theo dòng chảy của thời gian, cũng như sự phát triển của xã hội quan niệm về gia đình đã có sự thay đổi. Trong gia đình truyền thống thì người chồng, người đàn ông hoặc người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ là người làm chủ quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, họ hàng, xã hội. Gia đình hiện đại không còn theo quan niện cũ nữa mà nó phụ thuộc vào các yếu tố như: người làm chủ gia đình phải là người có uy tín, có thu nhập cao, không phụ thuộc vào giới tính. Có thể thấy trong quan niệm về gia đình hiện đại đã thể hiện một tư tưởng tiến bộ của con người về sự tự do, bình đẳng trong xã hội. Mỗi thời đại có cách định nghĩa khác nhau về gia đình nhưng nó vẫn mang một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đặc điểm chung trong việc thể hiện quan hệ ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình. Đó chính là nét đặc trưng gia đình của văn hóa Á Đông.
Xét từ góc độ quy mô, gia đình có thể phân loại thành nhiều thế hệ phụ thuộc vào hoàn cảnh sống gia đình:
- Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): Là gia đình bao gồm cha mẹ và con.
- Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): Là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ, và con cái còn được gọi là tam đại đồng đường.
- Gia đình bốn thế hệ trở lên: Là gia đình nhiều hơn ba thế hệ: gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.
Dưới cái nhìn xã hội học, cùng với quy mô các thế hệ trong gia đình có thể phân chia gia đình thành hai loại:
- Gia đình nhỏ (bao gồm gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là mối quan hệ giữa vợ chồng, và con cái, giữa con với bố mẹ.
- Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) đây được coi là gia đình truyền thống liên quan đến dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ chung sống với nhau dưới một mái nhà, thường từ ba thế hệ trở lên.
Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm đã dẫn: Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian: nó là cơ sở của tôn ti. Người Việt có hệ thống tôn ti rất chi li, phân biệt rạch ròi tới chín thế hệ (gọi là cửu tộc): Trong cửu tộc, mỗi thành viên có vị trí đặc biệt: ông bà cha mẹ là những bậc đáng kính, những bậc sinh thành dưỡng dục, con cháu phải biết vâng lời, hiếu thảo ngoan ngoãn, để ông bà cha mẹ vui lòng. Đây là nền tảng hiếu kính trong gia đình người Việt [36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn