Tầm quan trọng của người đàn ông trong gia đình dân tộc Tày

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 55 - 57)

8. Bố cục của luận văn

2.2.2.Tầm quan trọng của người đàn ông trong gia đình dân tộc Tày

Dân tộc Tày sống ở trung du và miền núi lâu đời, quan hệ gia đình người Tày qua hàng nghìn năm đã hình thành những nét đặc trưng tương đối rõ ràng. Quan hệ theo kiểu phụ hệ trong gia đình người Tày trước cách mạng tháng Tám, đại gia đình người Tày có nhiều thế hệ cùng sinh sống, trong cùng một nhà và có đời sống kinh tế chung. Hình thức này nó giống như kiểu gia đình Tam đại đồng đường, Tứ đại đồng đường dân tộc Kinh.

Trong xã hội phong kiến, tư tưởng trọng nam kinh nữ con rất nặng nề. Trong gia đình vai trò của người bố, người chồng bao giờ cũng là trụ cột, quyết định những vấn đề lớn lao trong gia đình, như thờ cúng, làm nhà, chủ trì tổ chức việc cưới xin, ma chay, chọn đất khai phá ruộng nương. Trong công việc sản xuất, sinh hoạt, người chồng – người bố thường cùng con trai lớn đảm đương những công việc nặng nhọc của dòng họ và cộng đồng nói chung.

Đối với gia đình truyền thống của dân tộc Tày là gia đình phụ hệ, huyết thống theo dòng cha, việc có con trai để nối dõi tông đường là rất quan trọng. Người đàn ông trong gia đình là người giải quyết những công việc lớn, chủ gia đình. Tục ngữ dân tộc Tày có câu: "Nộc chóc khò lài, vỏ dài hết vỉ" (chim xẻ có vằn đàn ông là anh ) người Tày quan niệm theo quy luật của tạo hóa cổ chim sẻ luôn có vằn, theo quy luật của tổ chức gia đình người đàn ông đóng vai trò quan trọng, là trụ cột trong gia đình.

Việc nuôi dạy con cái không phải của riêng người phụ nữ mà còn có sự dạy bảo của người đàn ông trong gia đình tục ngữ Việt có câu: “Con mất cha

như nhà mất nóc’’ tục ngữ Tày cũng cùng quan điểm: “ Vỏ thai lục nẳng táng,

mẻ thai lục lạng đạng gằn nà” (Bố chết con ngồi xó cửa, mẹ chết con lang thang ngoài ruộng). Câu tục ngữ khẳng định vai trò đồng nuôi dạy con cái trong gia đình, là chỗ dựa tinh thần cho các con. Với dân tộc Tày việc nuôi dạy các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con người vợ đóng vai trò là chủ yếu. Tuy nhiên cũng có sự hậu thuẫn của người cha, người chủ gia đình tục ngữ có câu “Mẻ đá bố quá vỏ dằng” (Mẹ mắng không bằng cha lườm). Uy quyền của người cha trong gia đình phụ hệ là rất quan trọng, bởi con cái trong gia đình luôn hiểu được vai trò trách nhiệm của mình đối với người đứng đầu trong gia đình.

Với trách nhiệm nặng nề như vậy người đàn ông trong gia đình cần phải biết chăm lo thu vén cho gia đình, quan tâm đầy đủ mọi công việc trong gia đình: “Ma bấu lùm lỏ, pỏ bấu lùm rườn” (Chó không quên đường, bố (chủ gia đình) không quên nhà). Câu tục ngữ đã so sánh bản năng của con vật nuôi với chủ gia đình để thấy được trách nhiệm của mình. Chó có trách nhiệm giữ nhà, cũng giống như chủ gia đình lúc nào cũng phải có trách nhiệm với gia đình. Câu tục ngữ chủ yếu mang ý nghĩa ở vế thứ hai, để nói đến trách nhiệm, nghĩa vụ của người chủ gia đình. Đồng thời câu tục ngữ khuyên dạy những người làm chủ trong gia đình, chỉ biết đến thân mình mà không chăm lo cuộc sống vợ chồng, con cái.

Người chủ trong gia đình luôn phải gương mẫu, giữ được phẩm chất đạo đức đúng mực: “Mạy tụp mạy bố phó” (Cây đập cây không vỡ). Câu tục ngữ nêu lên một chân lý: muốn bổ cây phải bổ bằng dao, bằng búa, không thể dùng cây đạp cây được. Trong gia đình người đàn ông phải có những quyết định sáng suốt, phải biết điều hòa mối quan hệ của mình sao cho hợp tình, hợp lý giữa các thành viên. Làm chủ trong gia đình muốn mọi người kính phục phải có cái nhìn cao hơn, xa hơn.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay qua thực tế khảo sát cuộc sống của dân tộc Tày ở Cao Bằng một số gia đình còn lưu giữ những tryền thông văn hóa cổ xưa. Người đàn ông trong gia đình vẫn là người có quyền hạn cao nhất, là người đứng đầu chỉ đạo mọi công việc trong gia đình. Các thành viên trong gia đình tôn trọng ý kiến của chủ gia đình, tuân thủ những quy tắc nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày về văn hóa ứng xử gia đình trong cái nhìn đối sánh (Trang 55 - 57)