8. Bố cục của luận văn
1.3.4. Tục ngữ truyền thống phản ánh mối quan hệ trong họ hàng ngườ
Chúng tôi đã thống kê được 45 câu tục ngữ nói về quan hệ ứng xử trong mối quan hệ họ hàng, trong đó có 19 câu nói về quan hệ cụ thể giữa chú, bác, dì, cậu, mợ với cháu còn 26 câu nói về mối quan hệ ứng xử chung chung họ hàng [phụ lục].
Trong mối quan hệ họ hàng mọi hành vi ứng xử đều dựa trên vai vế và đảm bảo tính tôn ti, trật tự. Trước hết trong xưng hô tục ngữ đã phản ánh rất cụ thể: "Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú" nghĩa là dù sinh trước lớn tuổi hơn nhưng là con nhà chú thì vẫn phải gọi con nhà bác là anh dù người đó ở ngoài xã hội chỉ đáng tuổi con, cháu mình nhưng trong họ nhất nhất phải tuân theo tính thứ bậc. Có như vậy gia đình mới có giữ được sự hoà thuận và văn hoá.
Anh em trong họ không phải ai cũng thân thiết như ai, tình cảm vốn không phải dễ dàng phân chia cho đều được. Dân gian ta đã nói nên những ứng xử phức tạp trong quan hệ ứng xử anh - em họ với nhau: "Con cô con cậu thì xa, con chú con bác thật là anh em".
Ý nói con của cô (em gái bố) và con của cậu (em trai mẹ) thì xa, tình cảm không thân thiết bằng con của anh em trai ruột thịt với nhau. Câu tục ngữ cũng đã nói lên quan niệm chưa đúng trong họ hàng bởi anh em đằng mẹ hay cha thì đều là người trong họ hàng cả vì vậy cần có thái độ công bằng trong tình cảm. Câu tục ngữ khuyên con người không nên "Nhất bên trọng, nhất bên khinh" vì đó là một hành vi ứng xử không tốt khiến mối quan hệ họ hàng trở nên xa cách.
Nhưng qua việc khảo sát, chúng tôi thấy rằng những câu tục ngữ nói về mối quan hệ giữa chú - cháu và quan hệ dì - cháu vẫn luôn tạo sự thân thiết, tình cảm hơn hẳn những mối quan hệ họ hàng khác. Chú (em ruột của bố); dì (em ruột của mẹ) hiểu như vậy để thấy rằng ngay trong tục ngữ cũng đã khẳng định giữa họ nội và họ ngoại đều có mối quan hệ máu mủ với nhau dù ít hay nhiều. Đây là mối quan hệ vô cùng quan trọng, biểu hiện: "Chú như cha, dà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
như mẹ"; "Dì ruột coi cháu như con, rủi mà không mẹ con còn cậy trông"; "Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ ấp vú dì".
Ở đây, câu tục ngữ thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa chú - cháu; dì - cháu với nhau. Nhắc nhở con cháu cần phải kính trọng chú và dì (già ở đây có nghĩa là người dì) đó cũng thể hiện tình cảm và sự kính trọng cha mẹ mình, ngược lại chú và dì cũng luôn đối xử coi cháu như là con mình. Thực tế dân gian ta thấy rằng khi cha mẹ không may mất sớm thì chú và dì là những người có tình cảm gắn bó và trách nhiệm với cháu hơn. Cho nên câu tục ngữ trên muốn nói đến hành vi ứng xử giữa chú và cháu; dì và cháu; cháu phải giữ lễ, tôn trọng chú, dì còn chú và dì cũng phải làm tròn trách nhiệm với cháu giống như cha, mẹ (anh, chị gái) khi còn sống. Cho cháu có chỗ dựa về mặt tình cảm và vật chất, chú và dì cũng sẽ là người giúp cho cháu có một gia đình theo đúng nghĩa, có cuộc sống ổn định không chịu cảnh bơ vơ không người răn dạy. Câu tục ngữ trên đã đề cao dòng giống của cả họ nội và họ ngoại, khẳng định việc nuôi dạy con cái khôn lớn không thể thiếu được sự dìu dắt của người lớn, của hai bên họ hành và những người thân yêu.
Tục ngữ người Việt đề cập đến mọi khía cạnh ứng xử của những người trong họ thể hiện sự quan sát tinh tế ngay ở những mối quan hệ với nhau: "Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà o", "Bà cô lập tô đầu ngõ, bà dì rù rì xó bếp".
Ý nói tình cảm dì - cháu thân hơn tình cảm cô - cháu (vì bà dì thân với mẹ hơn (mẹ lo việc nấu ăn) nên hay ở bếp nói chuyện với mẹ). Hơn nữa, tục ngữ còn thể hiện sự so sánh cô thì tài giỏi hơn còn bà dì thì không bằng "Bà dì xù xì
xó bếp" - chê những người dì không có tài năng; chê những người cô đối xử với
cháu không ra gì "Bà cô bóp cô cháu" - là hành vi ứng xử không được coi trọng có ý chê trách những người ở bậc trên trong họ không có tình đối với những người ở bậc dưới mà ở đây trực tiếp là cô đối với con cháu trong nhà.
Theo mối quan hệ họ hàng thì những người trong cùng họ nội không được lấy nhau bởi như vậy sẽ bị coi là "loạn luân". Trong họ ngoại thì con cô, con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cậu hay là đôi con dì cũng không được phép lấy nhau. Tục ngữ đã khuyên răn: "Cháu cậu mà lấy cháu cô, thóc lúa đầy bồ giống má nhà ta", "Cháu bá cháu
dì tù tì lấy nhau". Câu tục ngữ có ý khuyên mọi người trong họ cần thận trọng
trong hôn nhân không nên xem nhẹ tình cảm, mối quan hệ trong họ, cần phải giữ cho vững luân thường đạo lý ở đời, không nên để mọi người chê cười: "Bên dì thì cho, bên o thì đừng".
Đó là quan niệm từ ngàn xưa của người dân nông nghiệp trồng lúa nước. Phong tục thời xưa họ hàng bên dì, hai ba đời thì lấy nhau được, còn bên cô thì gần không lấy được nhau. Qua đó ta thấy rằng trong mối quan hệ họ hàng mọi người vẫn nặng về tình cảm với họ nội hơn. Thật đúng với câu tục ngữ "Nữ nhi
ngoại tộc" phụ nữ khi xuất giá thì phải sống vì chồng vì con, vì gia đình nhà
chồng. Chính bởi sống gần gũi với anh em họ nội hơn nên tình cảm cũng có sự đậm đà hơn. Kinh nghiệm từ ngàn đời nay của ông cha ta cho thấy: "Cháu
ngoại không đoái đến mồ". Tuy nhiên mỗi thời mỗi khác, cũng không nên vì
quan niệm cũ mà điều quan trọng phải thấy được những ứng xử tình nghĩa, đúng đạo của con người.
Ngoài những mối quan hệ trên, tục ngữ còn thể hiện quan hệ ứng xử giữa cậu (em trai của mẹ) và thím (vợ của chú - em trai bố); mợ (vợ của em trai mẹ) với cháu, nói đến bên ngoại đã là xa cách hơn bên nội, anh chị của mẹ vốn ít thân thiết nay cậu mà chết đi thì mợ cũng coi như người ngoài, tục ngữ khẳng định hơn dự gắn bó của cháu với họ nội; "Cậu chết mợ ra người dưng", "Cậu chết mợ ra người dưng, chú tôi có chết thím dừng lấy ai".
Mọi người trong họ đối xử với nhau thường thiên về tình cảm bởi tâm lý ngươi Á Đông ta trọng tình cảm: "Họ chín đời còn hơn người dưng", "Chín đời
họ mẹ còn hơn người dưng", "Một con cháu ngã sáu người dưng".Đây là sự
nhấn mạnh yếu tố tình cảm, yếu tố quan trọng nhất trong ứng xử họ hàng của người Việt, luôn đề cao tình thân ruột thịt "Máu chảy ruột mềm". Tục ngữ đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dẫn ra những lý lẽ quan hệ họ hàng được đặt ở vị trí cao hơn, khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình, họ hàng người ngoài không thể xen vào được. Câu tục ngữ còn khuyên nhủ mọi người trong ứng xử cần cân nhắc mối quan hệ giữa người trong họ với người dưng sao cho hợp tình hợp lý.
Đây là một kinh nghiệm ứng xử tốt đẹp, là lời nhắc nhở mọi người phải luôn coi trọng tổ tiên và đặt lợi ích cộng đồng lên trên. Thể hiện cách ứng biến khéo léo của người Việt trước những tình huống cụ thể ở phạm vi rộng hẹp khác nhau. Ở làng thì phải bảo vệ họ hàng nhà mình, ở họ thì phải giữ tên - giữ danh tiếng của gia đình mình.
Trong cùng họ hàng mọi người luôn đối xử có tình với nhau, coi trọng người trong họ, một người được đỗ đạt hay làm ăn phát đạt khi về quê luôn nghĩ đến việc ban phát bổng lộc cho những người thân, giúp đỡ họ hàng, có câu: "Một người làm quan cả họ được nhờ". Bên cạnh đó, họ hàng có trách nhiệm chỉ bảo con cháu, ngăn chặn những việc làm sai trái tránh ảnh hưởng xấu đến người trong họ: "Một người làm quan cả họ được nhờ, một người làm bậy cả họ mất nhờ".
Như vậy, ta thấy rằng tục ngữ đã thể hiện tiếng nói của dân gian trong việc truyền dạy kinh nghiệm ứng xử cho các thế hệ sau. Tục ngữ là kho kinh nghiệm ứng xử mà con người cần phải học tập suốt đời, là những bài học vô cùng quý giá bởi nó không phải hình thành trong chốc lát mà có sự trải nghiệm qua nhiều thế hệ ông cha ta. Trong việc thể hiện các hành vi ứng xử của những người trong họ với nhau, tục ngữ dã diễn tả rất thành công những nét ứng xử, răn dạy mọi người cần có thái độ đúng đắn trong ứng xử để duy trì mối quan hệ vững
mạnh, phát huy những điều tốt, lên án và hạn chế những điều sai trái, chưa đúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng thống kê số lượng câu tục ngữ nói về văn hóa ứng xử trong gia đình
Mối quan hệ ứng xử Số lượng câu tục ngữ Tỷ lệ phần trăm (%)
Vợ - chồng 73/222 32,9%
Cha mẹ - con cái 66/222 29,7% Anh (chị) - em 38/222 17,1%
Họ hàng 45/222 20,3%
Qua bảng thống kê trên chúng tôi thấy sự phân bố của tục ngữ với văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ gia đình rất sâu rộng, từ quan hệ những người cùng thế hệ như anh (chị) - em đến quan hệ ngang hàng của vợ - chồng; quan hệ giữa hai thế hệ cha mẹ - con cái và rộng hơn là quan hệ ứng xử trong họ hàng. Tục ngữ có sức lan toả rộng lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Nó phản ánh mọi khía cạnh văn hoá ứng xử trong gia đình mà xã hội quan tâm như ứng xử mẹ chồng - nàng dâu; vợ - chồng; anh (chị) - em... Kết quả khảo sát giúp chúng tôi nhận thức được nét văn hóa ứng xử gia đình trong tục ngữ là vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều biểu hiện khác nhau.
Qua đây, chúng tôi thấy sức sống tục ngữ thể hiện triết lý ứng xử trong các mối quan hệ gia đình là một sức sống bền bỉ, trường tồn. Nó vẫn luôn hiện hữu ở mỗi con người Việt và len lỏi trong mỗi mái ấm gia đình Việt Nam. Trong văn hóa ứng xử, nó thể hiện một cách sinh động và tinh tế các hành vi ứng xử từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Nói về triết lý ứng xử trong gia đình thì số lượng những câu tục ngữ nói về mối quan hệ vợ - chồng là nhiều hơn cả (73 câu). Bởi vậy đây là mối quan hệ hạt nhân trong gia đình, là nền tảng của xã hội. Nó thể hiện mọi hành vi ứng xử ở các mối quan hệ khác trong gia đình. Tục ngữ hiện diện ở mọi khía cạnh của đời sống sinh hoạt gia đình để đúc rút những bài học kinh nghiệm lưu truyền cho thế hệ sau học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết:
Gia đình người Việt thường là gia đình nhỏ thường hai hay ba thế hệ chung sống cùng nhau, có quan hệ ruột thịt thân thiết với nhau. Tuy nhiên các mối quan hệ trong gia đình rất đa dạng và phức tạp, tục người Việt đã phản ánh một cách đầy đủ mọi ứng xử trong gia đình, trong đó tục ngữ đề cập đến những hành vi ứng xử trong các mối quan hệ lớn như cha mẹ – con cái; anh (chị) em – em; vợ chồng; họ hàng.
Đối với mối quan hệ cha mẹ và con cái tục ngữ Việt nhấn mạnh đến sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ và sự kính trọng lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Trong mối quan hệ anh chị em trong gia đình, quan trọng nhất là sự đoàn kết, tình cảm ruột thịt. Đặc biệt trong quan hệ vợ chồng dân tộc Việt nhấn mạnh đến đạo chồng nghĩa vợ. Quan hệ họ hàng khuyên bảo nhau ứng xử theo đúng tôn ti, trật tự.
Tục ngữ Việt nhắc nhở mọi người sống sao cho đúng, dạy mọi người cách ứng xử để gia đình luôn hạnh phúc, bền chặt, mối quan hệ họ hàng luôn thắm thiết. Có như vậy thì xã hội mới ổn định, phồn vinh, phát triển bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 2
TỤC NGỮ TÀY VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC TÀY
Trên cơ sở tìm hiểu truyền thống gia đình dân tộc Tày vùng Cao Bằng, cùng với việc tìm hiểu các câu tục ngữ của dân tộc Tày nói chung chúng tôi khái quát thành các vấn đề sau.