8. Bố cục của luận văn
3.1. Những điểm gặp gỡ trong văn hóa ứng xử giữa người Việt và người Tày
3.1.1. Chú trọng đến đạo nghĩa, đề cao lối sống trọng tình, trọng sự hòa thuận
Qua khảo sát tất cả những các câu tục ngữ của dân tộc Việt và dân tộc Tày nói về mối quan hệ, ứng xử trong gia đình giữ vợ chồng, cha mẹ, con cái anh chị em, họ hàng nội ngoại, chúng ta có thể nhận thấy những điểm chung trong cách ứng xử trong gia đình của hai dân tộc. Đó là chú trọng đến đạo nghĩa, luôn đề cao lối sống trọng tình, trọng sự hòa thuận.
Người Việt cũng như người Tày, qua các các câu tục ngữ, đều quý trọng và chăm lo giáo dục con cái từ thủa bé thơ: "Dạy con từ thủa còn thơ" (dân tộc Việt) "Phấc vài nửa ón múp, son lục lúc nhằng eng" (Vực trâu lúc con nhỏ, dạy con từ thủa bé thơ). Tình mẫu tử đức hi sinh của người mẹ đối với con được thể hiện rất rõ thông qua các câu tục ngữ của dân tộc Việt - Tày: "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con" (dân tộc Việt) "Chỗ ướt mẹ san lại, chỗ ráo để phần con" (dân tộc Tày). Vị trí của người cha trong gia đình được coi là chỗ dựa vững chắc, cho các thành viên trong gia đình nhất là đối với con cái: "Con có cha như nhà có nóc" (dân tộc Việt); "con có cha mẹ, nhà có nóc rường" (dân tộc Tày). Có thể thấy tình cảm cha mẹ luôn dành cho con cái, mong con khôn lớn thành người không quản ngại những khó khăn, gian khổ, hy sinh. Là tấm gương sáng về lối sống để con noi theo, là chỗ dựa tinh thần từ lúc bé thơ đến khi trưởng thành.
Về đạo làm con đối với cha mẹ, trước tiên biết ơn công lao cha mẹ đã sinh ra nuôi dưỡng mình cho đến khi trưởng thành, vì thế, khi cha mẹ về già, con cái phải là chỗ dựa của cha, mẹ. Điều này tưởng chừng quá bình thường và là bổn phận của con cái. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống vẫn có những trường hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đáng phê phán, nhắc nhở về những thái độ, hành vi không tốt của con đối với cha mẹ mà tục ngữ nói đến rất nhiều. Theo lẽ phải: "Trẻ cậy cha, già cậy con" (dân tộc Việt), thì việc trái đáng phê phán "Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể,
con nuôi cha mẹ con kể từn ngày" (dân tộc Việt); "Một mẹ nuôi được mười con
nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ" (dân tộc Tày). Trong tục ngữ Tày qua
khảo sát thưc tế nói đến công lao của con đối với cha mẹ rất ít, mà chủ yếu trách móc cách ứng xử của con đối với cha mẹ.
Trong quan hệ anh chị em, giá trị được xác định trong tục ngữ người Việt và tục ngữ Tày là tình yêu thương sự hòa thuận. Anh em trong gia đình yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống: "Anh em như thể tay chân", "Anh em bát máu xẻ đôi" (dân tộc Việt), "Anh em cuống rốn chia đôi" (dân tộc Tày) Trong mối quan hệ vợ chồng, điểm nổi bật là tục ngữ dân tộc Việt và tục ngữ dân tộc Tày đều thống nhất ca ngợi sự chung sống hòa thuận, để bảo đảm hạnh phúc cho gia đình, cho bản thân, cho con cái: "Thuận vợ thuận chồng tát
biển Đông cũng cạn" (dân tộc Việt), "Vợ chồng ăn ý nhau, tát nước biển Đông
có ngày cạn". Trong tục ngữ Việt có câu; "Thuyền theo lái, gái theo chồng", "
Nước theo sông, chồng theo vợ" (dân tộc Việt ), hai câu tục ngữ có quan điểm
khác nhau thể hiện sự mong muốn bình đẳng của vợ chồng trong mọi công việc, tuy nhiên trong tục ngữ Tày đã thể hiện sự bình đẳng đó: "Vợ theo chồng,
chồng theo vợ". Có thể thấy đây là một quan điểm thể hiện sự bình đẳng giữa
vợ chồng trong gia đình dân tộc Tày. Quan niệm này cần được giao lưu và phát huy trong tất cả các dân tộc trên đất nước ta. Tuy nhiên trong cuộc sống gia đình có lúc bất hòa. Tục ngữ cũng đã đúc kết và đưa ra những định hướng giải quyết, để cùng nhau chung sống hào thuận. Cũng có khi xem việc bất đồng giữa hai vợ chồng là chuyện bình thường như "Bát trong sóng còn có khi sô" (dân tộc Việt ), hay "Chục cái bát bỏ vào nồi còn có tiếng kêu, vợ chồng nói chuyện có lúc xô xát" (dân tộc Tày).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong quan hệ gia đình, giao tiếp, ứng xử, con cháu phải kính trọng cha mẹ, ông bà, lễ phép trong chào hỏi, "Gọi dạ, bảo vâng", "Đi thưu về trình" (dân tộc Việt), anh chị em phải biết nhường nhịn nhau, "Làm anh làm ả thì ngả mặt lên" (dân tộc Tày), ông bà luôn thương yêu con cháu. Nói tóm lại mối quan hệ trong gia đình dân tộc Việt và dân tộc Tày cách ứng xử đều nói đến, Nho giáo, Phật giáo, khuyên răn đó là chữ "nhẫn","Một sự nhịn chín sự lành".
Có thể thấy trong mối quan hệ ứng xử gia đình của dân tộc Việt - Tày có những điểm gần gũi, tất cả đều xuất phát từ những quan điểm, suy nghĩ chung đó là: Mong muốn gia đình luôn êm ấm, hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, anh chị em thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời dạy bảo con cháu sống theo chuẩn mực đạo lý cha ông.