DỊCH VỤ DATAPOST
2.3.1 Môi trƣờng kinh doanh vĩ mô
2.3.1.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế xã hội
Về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, quỹ tiền tệ IMF nhận định “Sau một vài năm phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối mặt với một số thử thách. Sau khi phát triển nhanh năm 2007, đà tăng trưởng đã giảm xuống trong năm 2008 vì Chính phủ phải ổn định nền kinh tế đang quá nóng và sang năm 2009, mức độ tăng trưởng sẽ giảm mạnh nhất trong gần một thập kỷ tăng trưởng đồng đều”.
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế hàng đầu, Việt Nam có khả năng hồi phục kinh tế vào quý IV năm 2009 và tiếp tục tăng trưởng vào năm 2010. Kinh tế tăng trưởng làm cho các vấn đề xã hội có điều kiện phát triển theo hướng tích cực. Sự phát triển kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ BCVT nói chung và tác động đến thị trường dịch vụ
Datapost nói riêng theo các hướng sau:
- Nền kinh tế được cải thiện, thu nhập của dân cư tăng lên do đó người dân có điều kiện mua sắm, tiêu dùng nhiều hơn. Họ sẽ có nhu cầu tư vấn, sử dụng các dịch vụ cao cấp để nâng cao điều kiện sống. Nhờ đó tăng thị phần phục vụ của các nhóm ngân hàng, điện lực, các công ty quảng cáo, giới thiệu dịch vụ… Điều này tạo thuận lợi cho thị trường dịch vụ Datapost phát triển vì đây là dịch vụ gia tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Đầu tư của nước ngoài tăng cao vào các ngành chủ chốt như: giáo dục, ngân hàng, tài chính, điện lực, BCVT… Đây là lượng khách hàng rất quan trọng của dịch vụ vì công việc kinh doanh của họ đòi hỏi phải sử dụng dịch vụ có chất lượng, độ tin cậy và bảo mật thông tin cao. Vì vậy, khi đầu tư nước ngoài tăng lên, lượng khách hàng của dịch vụ Datapost cũng tăng lên nhanh chóng.
- Mở cửa nền kinh tế là nguyên nhân sâu xa làm sôi động thị trường dịch vụ Datapost. Do giao lưu kinh tế phát triển, chính sách mở cửa của Nhà nước, ngành Bưu chính có điều kiện để hợp tác với các ngành nghề kinh tế.
Tóm lại, tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay mang lại nhiều cơ hội lớn cho hoạt động cung cấp dịch vụ BCVT nói chung và dịch vụ Bưu chính gia tăng nói riêng. Bên cạnh đó, thách thức đặt ra với VNPost ngày càng lớn, yêu cầu có nhiều loại hình dịch vụ phong phú hơn với chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.
2.3.1.2. Ảnh hƣởng của yếu tố luật pháp và quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực BCVT
Môi trường pháp lý luôn thay đổi có ảnh hưởng lớn tới kinh doanh dịch vụ BCVT nói chung và kinh doanh dịch vụ Bưu chính nói riêng. Trong hoàn cảnh hiện nay, tự do hoá thị trường khiến cho tính độc quyền sẽ dần dần mất đi. Bên cạnh đó, trong điều 24 của Pháp lệnh BCVT quy định: “Doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế được kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong nước”. Việc này khiến VNPost có thể phải gánh toàn bộ trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công ích, trong khi ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có thể thu lợi nhuận lại phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp khác.
2.3.1.3. Ảnh hƣởng của các yếu tố kỹ thuật công nghệ
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tin học và viễn thông, sự hội tụ giữa Tin học - Viễn thông - Truyền thông đã đặt ra cho ngành Bưu chính các nước những thách thức và đi kèm là những cơ hội to lớn.
Quá trình phát triển của công nghệ truyền đưa tin tức từ Telex, fax đến những phương tiện điện tử, email, Internet, băng rộng, phát thanh, truyền hình đã làm thay đổi tập quán sử dụng thông tin truyền thống của con người. Hiện nay, trên thế giới đang phát triển các phương thức liên lạc điện tử - phương thức truyền đưa tin tức từ nơi này đến nơi khác mà không cần phải qua các khâu chia chọn hay vận chuyển bản gốc. Do vậy thư truyền thống, đặc biệt là thư kinh doanh, quảng cáo đang bị cạnh tranh trực tiếp với email, thanh toán điện tử, bưu thiếp điện tử,… Cùng với thư điện tử và hệ thống liên lạc điện tử, xu hướng “văn phòng không giấy” nghĩa là chỉ sử dụng phương thức giao dịch điện tử đang nổi lên. Điều này làm giảm mạnh nhu cầu về Bưu chính truyền thống như gửi hóa đơn, chứng từ, chuyển tiền…
Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng mang lại cho Bưu chính cơ hội ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và khai thác. Sự hội tụ giữa công nghệ Bưu chính truyền thống, công nghệ tin học - viễn thông và sự bùng nổ của thương mại điện tử đã mở ra nhiều lĩnh vực kinh doanh mới như cung cấp dịch vụ lai ghép Datapost, các dịch vụ Bưu chính mới qua Internet, các dịch vụ chuyển phát hàng hóa, kho vận, tài chính qua mạng.
Thư tín trước nay vẫn là dịch vụ chủ yếu của Bưu chính song lại bị nhiều phương thức thông tin khác thay thế. Tình hình đó bắt buộc Bưu chính
các nước phải áp dụng chiến lược đa dạng hóa phát triển dịch vụ, ngăn chặn sự co hẹp của Bưu chính. Các quốc gia, ngoài việc đi sâu vào các dịch vụ Bưu chính truyền thống còn phải tích cực tham gia kinh doanh các dịch vụ khác, tận dụng kỹ thuật, mạng lưới chuyển phát Bưu chính, mở thêm các dịch vụ mới được hỗ trợ bởi tin học như dịch vụ bưu phẩm lai ghép Datapost. Bưu chính lợi dụng ưu thế mạng lưới của mình và ưu thế tổ chức quản lý có trình độ tập trung tương đối cao, tích cực chủ động tham gia cạnh tranh dịch vụ. Các dịch vụ gia tăng khác như dịch vụ chuyển tiền và tiết kiệm cũng được mở rộng theo hướng dịch vụ tiền tệ tổng hợp, mở rộng các loại dịch vụ đại lý, phát triển theo hướng phục vụ tổng hợp cho cộng đồng.
2.3.2 Môi trƣờng kinh doanh vi mô 2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh không thể không xem xét tới các đối thủ cạnh tranh. Với chính sách mở cửa để hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, Bưu chính Việt Nam đang chủ trương phát triển theo xu thế hạn chế độc quyền và khuyến khích cạnh tranh. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lai ghép Datapost, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bên cạnh BĐHN, hiện còn một số doanh nghiệp khác cùng tham gia kinh doanh dịch vụ này trên thị trường. Đó là:
a.Cạnh tranh trong lĩnh vực in ấn
Thị trường cung cấp các dịch vụ in ấn rất sôi động. Trong đó đáng chú ý nhất là Công ty Cổ phần In Bưu điện và Công ty Tập đoàn Công nghệ và giải pháp Mitsu Việt Nam.
- Công ty Cổ phần In Bƣu điện
Công ty Cổ phần In Bưu điện được được thành lập theo quyết định số 36/2004/QĐ-BBCVT của Bộ BCVT (trên cơ sở của Công ty In Bưu điện cũ).
Công ty được phép kinh doanh các ngành nghề: in các loại ấn phẩm thuộc ngành BCVT và các ngành khác; tạo mẫu, chế bản và tách màu điện tử thuộc ngành In; sản xuất các loại thẻ, vật liệu bao bì phục vụ khai thác BCVT; kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành BCVT…
Công ty cổ phần In Bưu điện đang chào hàng cung cấp dịch vụ in thông báo cước với chất lượng in kém hơn nhưng vẫn thu hút được khách hàng do giá cước thấp hơn nhiều và các chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn. Giá cước được thể hiện trong bảng 2.9 .
Bảng 2.8: Giá cƣớc dịch vụ in thông báo cƣớc – Công ty CP in Bƣu điện
TT DỊCH VỤ GIÁ CƢỚC
(ĐỒNG)
1 Xử lý và in dữ liệu giấy báo cước viễn thông hàng tháng của mỗi thuê bao
230
2 Xử lý và in dữ liệu chi tiết cước đàm thoại hàng tháng cho mỗi trang tiếp theo
133
3 Gấp lồng tờ thứ nhất 69
4 Gấp lồng tờ thứ hai 12
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thông tin về môi trường cạnh tranh, TT KTVC 2008
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ và giải pháp Mitsu Việt Nam
Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ và giải pháp Mitsu Việt Nam được thành lập theo Luật Doanh nghiệp vào ngày 15/5/1997 (dưới tên gọi là Tân Thiên Hà) với tiêu chí hoạt động then chốt là: Công nghệ và Kỹ thuật. Sau 5 năm đầu hoạt động đã phát triển qui mô và hiệu quả kinh doanh là 400%. Sau đó tốc độ phát triển hàng năm bình quân vào khoảng 150%.
Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty:
+ Giới thiệu, kinh doanh máy photocopy kỹ thuật số đầu tiên năm 2003. + Nghiên cứu và thiết kế sản xuất phần mềm quản lý tổng hợp các
doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước bằng công nghệ hiện đại.
+ Thiết kế các giải pháp hạ giá thành và thời gian cho các sản phẩm của dịch vụ DMAIL (Datapost) - Dịch vụ thư tín trực tiếp cạnh tranh với Bưu chính Việt Nam từ năm 2006.
Sau 10 năm hoạt động, năm 2007, Công ty Mitsu Việt Nam chính thức được thành lập với ba công ty thành viên. Trong đó, Công ty Mitsu - Print là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với BĐHN trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Datapost và sản xuất phong bì.
Công ty Mitsu Việt Nam là đơn vị đã cung cấp dây chuyền máy móc cho Datapost tại Công ty Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế trước đây, do đó khi tham gia vào thị trường in ấn rất có nhiều ưu thế. Họ nắm chắc được các khách hàng cũng như khả năng cung cấp dịch vụ Datapost của BĐHN. Hơn nữa, khả năng linh động và nhạy bén trong các hoạt động kinh doanh đã khiến họ ngày càng có nhiều khách hàng. Họ cũng đang lôi kéo các khách hàng sử dụng dịch vụ Datapost của BĐHN sang sử dụng dịch vụ của họ.
Hiện công ty này đang tổ chức cung cấp dịch vụ DMAIL giống như dịch vụ Datapost với mức giá được thể hiện trong bảng 2.10.
Bảng 2.9: Giá cƣớc dịch vụ in thông báo cƣớc - Công ty Mitsu Việt Nam
TT DỊCH VỤ GIÁ CƢỚC (ĐỒNG)
1 In dữ liệu biến đổi một mặt 400
2 Lồng gấp 01 tờ vào phong bì 80
3 Phân loại, phân hướng theo tuyến phát 10
Mỗi tờ thứ hai 330
Mỗi tờ lồng gấp tiếp theo 50
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thông tin về môi trường cạnh tranh, TT KTVC 2008 Công ty thực hiện giảm giá cho các khách hàng với mức giảm từ 10 đến 15% nhưng cách tính cước in và cước gấp lồng cao hơn từ 20 - 25%.
- Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel)
Được thành lập theo quyết định số 45/2005/QĐ-BQP ngày 06/4/2005 của Bộ Quốc phòng, Viettel có trụ sở chính tại số 1 Giang Văn Minh - Ba Đình - Hà Nội. Việc thu cước viễn thông được giao cho Công ty Thu cước và dịch vụ Viettel (thành lập năm 2005) với nhiệm vụ chính là:
+ Thu cước các dịch vụ: di động,VOIP, Internet, điện thoại cố định… + In quảng cáo, lồng gấp tờ rơi vào phong bì thông báo cước Vietttel. + Dịch vụ Viettel Datapost: In các loại thông báo cước, thuế, bảng kê, bảng điểm, thư mời; lồng gấp; chuyển phát … theo yêu cầu của khách hàng.
Viettel là doanh nghiệp kinh doanh nhưng với tên hiệu có hai từ “quân đội” vốn từ lâu gây ấn tượng tốt đẹp trong nếp suy nghĩ của mọi người dân với tính kỷ luật cao, cộng thêm doanh nghiệp có được tính linh hoạt trong xử lý nghiệp vụ (phương tiện vận chuyển, phương thức tính cước, nhân lực).. họ có được nhiều điểm mạnh hơn các đơn vị kinh doanh khác.
Tuy nhiên, hiện tại Viettel mới chỉ đầu tư hệ thống in, lồng gấp phục vụ in hoá đơn cước điện thoại, internet cho riêng mạng viễn thông (số liệu thuê bao cước đến hết năm 2008 là 30.498.703 thuê bao) mà chưa cạnh tranh ra bên ngoài. Trong tương lai, khi cung cấp dịch vụ đi vào ổn định, đây sẽ là đổi thủ cạnh tranh đáng gờm của BĐHN do tính chuyên nghiệp cũng như quy mô phát triển của mạng viễn thông ngày càng lớn [12].
- Các đối thủ khác
Ngoài các công ty nói trên, Datapost còn chịu sức ép cạnh tranh từ chính các khách hàng của dịch vụ Datapost trước đây.
+ Các công ty Viễn thông trước đây là khách hàng của dịch vụ Datapost hiện đã đầu tư hệ thống in và gấp lồng hiện đại để tự đáp ứng nhu
cầu in phiếu báo cước của đơn vị mình và ngừng sử dụng dịch vụ Datapost. Tương lai hệ thống in hiện đại của các công ty này sẽ cạnh tranh với Datapost Hà Nội khi liên kết với các viễn thông khác để kinh doanh dịch vụ này (như Viễn thông Hà Nội, viễn thông Nghệ An đã đầu tư dàn máy in, máy lồng gấp để tự in hoá đơn cước viễn thông hàng tháng).
+ Các doanh nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tương ứng với dịch vụ Datapost thường tự trang bị máy in và nhân viên tự gấp lồng bằng tay. Với các ngân hàng lớn như ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Công thương đều trang bị máy in búa để in sổ phụ, bản sao kê cho khách hàng. Việc thực hiện các thao tác in, gấp lồng, gửi bưu điện được giao cho một tổ chuyên trách. Với các ấn phẩm có thông tin cố định, các doanh nghiệp này có thể in với số lượng lớn trên máy photocopy, máy in laze…
b. Cạnh tranh trong sản xuất phong bì
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty lớn và nhỏ cung cấp sản phẩm phong bì các loại với mẫu mã đa dạng sử dụng công nghệ in Offset như Công ty In Tiến Bộ, Công ty in Bút Vàng, Công ty Cổ phần bao bì Hà Nội…
Hệ thống máy phong bì hiện có của dịch vụ Datapost in bằng công nghệ FLEXO nên chất lượng in không sắc nét bằng in Offset. Hơn nữa, do khuôn dao cắt chưa nhiều nên sản phẩm phong bì của Datapost không đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu phong phú của khách hàng. Cơ chế khuyến khích chưa linh hoạt đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
2.3.2.2 Khách hàng
Các khách hàng sử dụng dịch vụ khi chi trả một khoản tiền để được cung cấp dịch vụ, họ thường tạo ra các áp lực đối với nhà cung cấp. Trên thực tế, đối với dịch vụ Datapost, áp lực về mặt chất lượng dịch vụ và giá cước dịch vụ là rất cao.
a. Yêu cầu về chất lượng dịch vụ được thể hiện ở 2 nội dung
- Chất lượng sản phẩm:
+ Thời gian chuyển phát (gồm thời gian chấp nhận, vận chuyển, khai thác, phát) phải đảm bảo nhanh chóng, có thể thay đổi theo từng thời kỳ.
+ An toàn: thông tin Bưu chính truyền đi không được thay đổi, suy xuyển vật phẩm ngoài sự thay đổi về vị trí không gian.
+ Chính xác: các bưu gửi phải được truyền đưa đúng hướng, đúng địa chỉ, không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát, lạc hướng.
+ Không suy xuyển về hình thức và nội dung. - Chất lượng phục vụ:
Mạng lưới các điểm thông tin phân bố gần với người sử dụng. Các dịch vụ phong phú đa dạng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đặc biệt là thời gian phục vụ cả ngày lễ, ngày tết và chủ nhật. Tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên Bưu điện hòa nhã, vui vẻ, tận tình. Thanh toán đơn giản, thuận tiện, công bằng. Khiếu nại được chấp nhận giải quyết nhanh chóng, đền bù thỏa đáng.
b. Yêu cầu về giá cước
Thực tế hiện nay, khách hàng ưa sử dụng dịch vụ Datapost do danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ (VNPost), song bên cạnh đó là sự hấp dẫn của vấn đề giá cước. Giá cước dịch vụ Datapost không cao hơn giá cước dịch vụ cùng loại do các đối thủ cạnh tranh cung cấp.
Tuy nhiên, để thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ Datapost ngày