Phân tích đối thủ cạnh

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển dịch vụ datapost tại trung tâm khai thác vận chuyển - bưu điện tp. hà nội giai đoạn 2009 - 2014 (Trang 29 - 31)

Lực lượng thứ nhất trong số 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter là quy mô cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại của một ngành sản xuất. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp càng có cơ hội để tăng giá bán và kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể, và mọi cuộc cạnh tranh về giá đều dẫn đến những tổn thương. Vì thế, cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành tạo ra đe dọa mạnh mẽ đối với khả năng sinh lợi.

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành sản xuất thường bao gồm các nội dung chủ yếu như: cấu trúc cạnh tranh ngành, thực trạng nhu cầu của ngành và các rào cản rời khỏi ngành.

a. Cấu trúc cạnh tranh

Cấu trúc cạnh tranh ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Cơ cấu cạnh tranh khác nhau có ứng dụng khác nhau cho cạnh tranh. Các cấu trúc ngành thay đổi từ ngành phân tán đến ngành tập trung.

Ngành phân tán bao gồm một số lớn các doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc trung bình, không có doanh nghiệp nào trong đó giữ vị trí thống trị. Ngành phân tán thường có rào cản nhập cuộc thấp và sản phẩm thuộc loại hàng sơ cấp ít có sự khác biệt. Các rào cản nhập cuộc thấp sẽ tạo điều kiện cho những người nhập ngành, bất cứ khi nào nhu cầu cao và lợi nhuận cao. Thông thường, dòng người ra nhập ngành phân tán vào thời kỳ đáng bùng nổ nhu cầu, tạo ra một tiềm ẩn về sự dư thừa nhân lực. Do vậy, cấu trúc ngành phân tán đem lại đe dọa hơn là cơ hội đối với doanh nghiệp.

Ngành tập trung là ngành bị lấn át bởi một số ít các doanh nghiệp lớn (độc quyền nhóm) hoặc trong trường hợp cực đoan chỉ có một doanh nghiệp (độc quyền). Bản chất và mức độ đua trong ngành tập trung khó có thể dự kiến trước. Như vậy, trong ngành tập trung, sự ganh đua giữa các doanh nghiệp và khả năng xảy ra chiến tranh giá tạo ra sự đe dọa chủ yếu. Khi các cuộc chiến giá là mọi đe dọa, các doanh nghiệp có khuynh hướng chuyển sang cạnh tranh trên các nhân tố khác như: quảng cáo, khuyến mại, định vị nhãn hiệu, thiết kế chức năng và chất lượng sản phẩm. Loại cạnh tranh này là những cố gắng tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, chiến lược này phụ thuộc vào khả năng gây ra các khác biệt sản phẩm trong ngành.

b. Tình trạng cầu của ngành

Tình trạng cầu của ngành là một yếu tố quyết định khác về tính mãnh liệt trong cạnh tranh nội bộ ngành. Thông thường, cầu tăng tạo cho doanh nghiệp một cơ hội lớn để mở rộng hoạt động. Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp giữ được phần thị trường đã chiếm lĩnh. Đe dọa mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh.

c. Rào cản rời khỏi ngành

Rào cản rời khỏi ngành là mối đe dọa cạnh tranh nghiêm trọng khi cầu của ngành giảm mạnh. Rào cản rời khỏi ngành là kinh tế, là chiến lược và là quan hệ tình cảm giữ doanh nghiệp trụ lại. Nếu rào cản rời khỏi ngành cao, các doanh nghiệp có thể bị khóa chặt trong ngành sản xuất không ưa thích. Rào cản rời khỏi ngành phổ biến bao gồm:

- Đầu tư vào một số ngành mà không thể thay đổi sử dụng hoặc không thể bán lại.

- Chi phí trực tiếp cho việc rời bỏ ngành cao. Các doanh nghiệp thường không rời bỏ ngành công nghiệp mà các chi phí trực tiếp khi rời bỏ là khá cao (chi phí định vị lại và các thủ tục hành chính,…)

- Quan hệ chiến lược giữa các đơn vị chiến lược kinh doanh.

- Giá trị của các nhà lãnh đạo, quan hệ tình cảm, lịch sử ngành hoặc cộng đồng địa phương cũng có thể dẫn doanh nghiệp đến chỗ không muốn rời bỏ ngành gốc của họ.

- Chi phí xã hội khi thay đổi như khó khăn khi sa thải nhân viên, rủi ro về xung đột xã hội, chi phí đào tạo lại,…

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển dịch vụ datapost tại trung tâm khai thác vận chuyển - bưu điện tp. hà nội giai đoạn 2009 - 2014 (Trang 29 - 31)