Thiết chế thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 39)

* Thiết chế thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a [66]

Hoạt động thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau: Tổng cục SHTT (DGIPR), Cảnh sát quốc gia, tòa án, hải quan.

Tổng cục SHTT (DGIPR) In-đô-nê-xi-a là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng đăng ký các vấn đề liên quan đến quyền tác giả và quyền SHCN. Bên cạnh

việc thực hiện các chức năng của mình thì việc thực thi quyền SHTT của DGIPR thuộc nhiệm vụ của các điều tra viên (CSI/PPNS). Các điều tra viên ở DGIPR và các địa phương chủ yếu hỗ trợ các thiết chế thực thi pháp luật khác thực hiện các hoạt động bảo hộ, thực thi quyền SHTT.

Nhóm đặc trách quốc gia về SHTT được thiết lập năm 2006 là một cơ chế đa ngành tập hợp đại diện các bộ, ngành liên quan đến SHTT nhằm xây dựng chiến lược và tiến hành các hoạt động nhằm cải thiện tình hình thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a. Nhóm đặc trách quốc gia hoạt động dưới tư cách như một cơ quan điều phối chung về SHTT.

Hệ thống tòa án In-đô-nê-xi-a được thiết lập theo nguyên tắc phân quyền giữa ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tòa án là một hệ thống độc lập và là hệ thống trung tâm của nhánh tư pháp. Tòa án có thẩm quyền xét xử theo thủ tục dân sự, hình sự và hành chính đối với các vấn đề, vụ việc, vụ án liên quan đến SHTT. Tòa án Thương mại In-đô-nê-xi-a có thẩm quyền xét xử tất cả các trường hợp liên quan đến SHTT ở In-đô-nê-xi-a. Hiện tại có 5 tòa án thương mại được thiết lập ở các thành phố lớn của In-đô-nê-xi-a để giải quyết các vấn đề liên quan đến SHTT.

Lực lượng hải quan In-đô-nê-xi-a là cơ quan có thẩm quyền tiến hành các biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm nhãn hiệu, bản quyền. Thẩm quyền của hải quan được quy định trong luật Hải quan sửa đổi bằng luật số 17 năm 2006. Theo đó, lực lượng hải quan có thẩm quyền mặc nhiên hoặc thẩm quyền xử lý các trường hợp xâm phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền khi có yêu cầu hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu, chủ thể quyền hoặc người được ủy quyền phản đối việc nhập khẩu hàng hóa vì mục đích thương mại đó.

* Thiết chế thực thi quyền SHTT ở Ma-lai-xi-a [68]

Hoạt động thực thi quyền SHTT ở Ma-lai-xi-a thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm: Tổng công ty SHTT (MyIPO), Bộ Thương mại và Tiêu dùng trong nước, Cảnh sát, tòa án SHTT và hải quan quốc gia.

MyIPO là cơ quan thuộc Bộ Thương mại và Tiêu dùng trong nước có chức năng đăng ký, xác lập quyền SHTT; khuyến khích, thúc đẩy sáng tạo, phát triển tài sản trí tuệ; cung cấp các dịch vụ, phát triển pháp luật SHTT.

Bộ phận thực thi thuộc Bộ Thương mại và Tiêu dùng trong nước (MDTCC) thực hiện các hoạt động chủ yếu tiến hành các cuộc tấn công tại cơ sở xác định, thu giữ hàng hoá vi phạm và đối chiếu các bằng chứng; phối hợp với các cơ quan hữu quan trong thực thi quyền SHTT chung.

Tòa án SHTT Ma-lai-xi-a được thiết lập năm 2007 là cơ quan có thẩm quyền xét xử các trường hợp liên quan đến SHTT. Hiện tại có 15 tòa án SHTT và 06 tòa án cấp cao về SHTT được thiết lập ở các bang. Tòa án SHTT thụ lý xét xử các trường hợp liên quan đến SHTT theo thủ tục dân sự, hình sự. Các biện pháp tạm thời, các lệnh (Anton Piller, Mareva) có thể được tòa án cung cấp khi có yêu cầu.

Hải quan Ma-lai-xi-a là cơ quan thực thi quyền SHTT bằng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu thương mại hoặc bản quyền. Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa 1976 (đã được sửa đổi bởi Đạo luật A1138 năm 2002) cho phép hải quan thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới khi có yêu cầu hoặc mặc nhiên hành động.

* Thiết chế thực thi quyền SHTT ở Xin-ga-po [70]

Hoạt động thực thi quyền SHTT ở Xin-ga-po thuộc nhiệm vụ của nhiều cơ quan khác nhau: Văn phòng SHTT Xin-ga-po (IPO), Chi nhánh SHTT thuộc Lực lượng cảnh sát Xin-ga-po (IPRB), lực lượng Hải quan, tòa án SHTT…Mỗi một cơ quan có chức năng nhiệm vụ theo luật định và một cơ chế phối hợp nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý hiệu quả các trường hợp xâm phạm quyền SHTT.

Văn phòng SHTT Xin-ga - po (IPO) được thành lập vào 4/2001 là cơ quan chính phủ có nhiệm vụ tư vấn và thực thi pháp luật về SHTT; thúc đẩy nhận thức của công chúng về tài sản trí tuệ và cung cấp cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện phát triển tài sản trí tuệ tại Xin-ga - po.

Chi nhánh sở hữu trí tuệ (IPRB) thuộc Lực lượng cảnh sát Xin -ga - po thực thi hình sự theo quy định của đạo luật Bản quyền và luật Nhãn hiệu. IPRB hỗ trợ, hợp tác với các chủ thể quyền tiến hành các cuộc tấn công hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền.

Tòa án SHTT Xin-ga-po được thành lập năm 2002 thuộc tòa án tối cao có thẩm quyền xét xử các trường hợp liên quan đến SHTT. Tòa án cung cấp các biện pháp tạm thời, lệnh, huấn thị…khi được yêu cầu.

Hải quan Xin-ga-po là cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát biên giới đối với hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền theo quy định của luật Thương mại và đạo luật Bản quyền. Hải quan Xin-ga-po có thẩm quyền mặc nhiên và thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa khi được yêu cầu.

* Thiết chế thực thi quyền SHTT ở Thái Lan [72]

Cục SHTT Thái Lan được thành lập năm 1995 với các chức năng chủ yếu là tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, đăng ký quyền SHTT; phát triển tài sản trí tuệ, đào tạo và hợp tác trong lĩnh vực SHTT.

Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan là thiết chế hỗ trợ cho tòa án và các cơ quan thực thi pháp luật khác thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hoạt động chủ yếu của lực lượng cảnh sát Hoàng gia Thái Lan là tiến hành truy quét, bắt giữ hàng hóa vi phạm quyền SHTT trên quy mô lớn với tính chất thương mại.

Tòa án Trung ương về SHTT và Thương mại quốc tế (CIPIT) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/12/1997 là thiết chế thực thi quyền SHTT quan trọng trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền, chủ sở hữu và các bên liên quan. Với nguyên tắc, quy chế hoạt động linh hoạt được phê chuẩn bởi chánh án tòa án tối cao và hình phạt cứng rắn mang tính răn đe đã tạo cho CIPIT có một vị trí quan trọng trong hệ thống các thiết chế thực thi quyền SHTT ở Thái Lan.

Hải quan Hoàng gia Thái Lan là cơ quan thực thi quyền SHTT ở biên giới với các biện pháp kiểm soát biên giới. Hải quan Thái Lan thiết lập bộ phận thực thi đặc biệt để hợp tác giữa lực lượng hải quan và khu vực tư nhân, cục ngăn chặn, cục chống hàng giả để tăng cường hiệu quả thực thi và kiểm soát hàng hóa qua biên giới.

1.2.3. Yếu tố con ngƣời trong quá trình thực thi quyền SHTT

Lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng quy định của luật pháp dù có hoàn thiện và ngày càng tiệm cận gần với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội bao nhiêu đi nữa mà không có những con người thực thi có năng lực thì quy định đó cũng không thể phát huy được hiệu quả điều chỉnh của nó. Một hệ thống luật pháp phát triển được trao cho những con người thực thi có năng lực, trình độ, tâm huyết là yếu tố quyết định tính hiệu quả của quá trình điều chỉnh xã hội bằng pháp luật. Cũng như vậy, bên cạnh một thể chế và thiết chế thực thi hiệu quả thì yếu tố con người giữ vai trò quyết định tính hiệu quả, mức độ thực thi quyền SHTT của quốc gia đó.

Trong thời đại ngày nay, gần như bất kỳ quốc gia nào, dù ở trình độ phát triển cao hay thấp đều đặt yếu tố con người lên hàng đầu trong hoạt động thực thi quyền. Vì con người không chỉ là đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật mà con người còn là chủ thể để đảm bảo cho các quy định đó được thực thi. Điều đó giải thích vì sao một đất nước có hệ thống thực thi mạnh như Xin-ga-po hay thấp hơn như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Việt Nam đều coi trọng vấn đề này.

Một thực tế chỉ ra rằng hầu hết các vi phạm pháp luật liên quan đến SHTT ở các quốc gia trong khu vực đều bắt nguồn từ ý thức pháp luật rất thấp của người dân. Ngay chính các chủ sở hữu quyền, các doanh nghiệp nắm giữ quyền cũng chưa ý thức được tầm quan trọng của tài sản trí tuệ đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể được giải thích ở quan niệm về quyền SHTT và do tính chất của tài sản trí tuệ. Nếu như trước đây việc sao chép hay làm giả một sản phẩm trí tuệ diễn ra chưa phổ biến và đòi hỏi sự đầu tư không nhỏ thì hiện nay điều đó đã

thay đổi. Sự phát triển của công nghệ sao chép, trình độ công nghệ và lợi ích do xâm phạm quyền SHTT mang lại đã làm cho tình trạng xâm phạm quyền SHTT trở nên phổ biến và ngày càng tinh vi. Do đó, một cơ chế thực thi hiệu quả hay không thì vấn đề con người trong bộ máy thực thi quyền SHTT đóng vai trò hết sức quan trọng.

Chiến lược SHTT quốc gia và chương trình hợp tác về SHTT của các nước ASEAN đều đề cao hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và hợp tác đào tạo nguồn lực thi hành pháp luật về SHTT. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thực thi yếu kém do trình độ của các cán bộ thực thi còn hạn chế. Phần lớn các cán bộ, thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp xâm phạm quyền SHTT do tính phức tạp của các đối tượng này.

Liên tục trước và sau khi tham gia Hiệp định TRIPs, thành viên của WIPO và WTO, Cục SHTT các quốc gia In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Việt Nam đều tăng cường các hoạt động đào tạo, huấn luyện cán bộ, chuyên gia cho các cơ quan bộ, ngành liên quan đến việc quản lý, thực thi quyền SHTT; các chương trình hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN; giữa ASEAN với các thiết chế quốc tế được đẩy mạnh nhằm xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao về trình độ, kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ về SHTT.

1.2.4. Mối quan hệ tƣơng tác giữa các bộ phận cấu thành cơ chế thực thi quyền SHTT

Trong cơ chế thực thi quyền SHTT thì các yếu tố thể chế, thiết chế, con người đều có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời, yếu tố trước làm tiền đề cho yếu tố sau và yếu tố sau bổ sung để hoàn thiện yếu tố trước.

Hoạt động thực thi quyền SHTT chỉ đạt được hiệu quả mong muốn khi nhà nước xây dựng được một hệ thống các chính sách, đường lối, pháp luật hiện đại, khoa học, tiến bộ và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn đời sống. Xây dựng thể chế và không ngừng hoàn thiện thể chế là yếu tố nền tảng, cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập nên các thiết chế thực thi quyền SHTT.

Hệ thống các cơ quan thực thi quyền SHTT chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi được xây dựng dựa trên những cơ sở pháp lý vững chắc với nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động rõ ràng. Thông qua hoạt động thực tế của các cơ quan trong lĩnh vực SHTT sẽ góp phần làm hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật SHTT.

Thể chế về thực thi quyền SHTT, thiết chế thực thi quyền SHTT chỉ có thể vận hành hiệu quả khi có đủ nguồn nhân lực có chất lượng. Xét đến cùng để có một thể chế mạnh và thiết chế thực thi hiệu quả thì yếu tố con người mang ý nghĩa quyết định.

Như vậy, trong cơ chế thực thi quyền SHTT thì các yếu tố cấu thành đều có mối quan hệ tác động qua lại, không thể tách rời, hỗ trợ và bổ sung cho nhau hoàn thiện.

1.3. Cơ chế giải quyết các tranh chấp về SHTT

Trên cơ sở yêu cầu thực thi quyền SHTT theo hiệp định TRIPs, các quốc gia đều xây dựng cho mình một cơ chế giải quyết tranh chấp về SHTT phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của quốc gia mình. Về cơ bản, giải quyết tranh chấp về SHTT có các cơ chế sau: cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính tài phán (bao gồm tố tụng tòa án và trọng tài); cơ chế giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán (tham vấn, môi giới, trung gian hòa giải) và các cơ chế giải quyết khác. Trong phần này chủ yếu trình bày cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính tài phán.

1.3.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp về SHTT theo pháp luật Việt Nam

Pháp luật Việt Nam quy định các cơ chế giải quyết tranh chấp về quyền SHTT khá phong phú, phù hợp với thực tiễn quốc tế từ cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài con đường tài phán (thương lượng, hòa giải…) đến cơ chế tài phán ( theo thủ tục tố tụng tại TAND, trọng tài…).

Giải quyết tranh chấp về đăng ký, xác lập quyền SHTT: Cục SHTT (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

thôn) là cơ quan nhà nước có trách nhiệm cấp văn bằng độc quyền đối với các đối tượng là quyền SHCN, bản quyền đối với quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng. Trình tự, thủ tục để đương sự đăng ký được pháp luật quy định cụ thể trong luật SHTT và văn bản hướng dẫn liên quan. Khi không đồng ý với quyết định cấp hay không cấp văn bằng độc quyền đối với quyền SHCN, bản quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng mới thì người đăng ký có thể khiếu nại lên người đã ra quyết định đó. Trong trường hợp vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người khiếu nại hoặc có thể khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện ra tòa án hành chính có thẩm quyền. Trình tự, thủ tục tuân theo quy định của pháp luật hành chính, luật tố tụng hành chính và văn bản hướng dẫn có liên quan.

Trong giải quyết tranh chấp bằng biện pháp dân sự theo quy định thì đương đơn có thể yêu cầu TAND (tòa dân sự) cấp huyện và cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử các tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm liên quan đến quyền SHCN. TAND có thể xét xử các vụ việc liên quan đến khiếu kiện lạm dụng quyền SHCN, tranh chấp liên quan đến giá chuyển giao hoặc thù lao, khiếu kiện về quyền nộp đơn về tư cách tác giả, tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hoặc hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng SHCN. Nguyên đơn hoặc người đại diện hợp pháp phải cung cấp chứng cứ chứng minh về quyền SHCN và hành vi xâm phạm quyền. Bị đơn có quyền bác bỏ chứng cứ, lập luận của nguyên đơn trước tòa. Theo yêu cầu của bất kì bên nào hoặc tòa án tự mình thu thập chứng cứ nếu cần thiết.

Tòa án có thể buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, thừa nhận các quyền hợp pháp đối với các đối tượng SHCN, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 39)