Các nội dung cụ thể của việc thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 68)

2.2.2.1. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của cơ quan hành chính

* Hoạt động đăng ký, xác lập quyền SHTT

Tổng cục SHTT (DGIPR) In-đô-nê-xi-a là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng đăng ký các vấn đề liên quan đến quyền tác giả, và quyền SHCN. Theo thống kê của DGIPR thì số lượng đăng ký về ứng dụng nhãn hiệu thương mại và Nhãn hiệu dịch vụ từ 2000-2009 đã liên tục tăng. Năm 2000 tổng các ứng dụng đăng ký là 14.841 (trong nước: 10.242; nước ngoài 4.599) thì năm 2001 đã tăng lên 38.648 (trong nước 26.128; nước ngoài 12.520); năm 2009 số lượng ứng dụng được đăng ký là 38.833 (trong nước 34.037; nước ngoài 4.796). Thống kê cho thấy số lượng các ứng dụng đăng ký về nhãn hiệu thương mại và nhãn hiệu dịch vụ tăng nhanh khi In-đô-nê-xi-a ban hành luật về nhãn hiệu và số lượng được cấp trong nước chênh lệch đáng kể so với các trường hợp nộp đơn là người nước ngoài.

Bên cạnh việc thực hiện các chức năng của mình thì việc thực thi quyền SHTT của DGIPR thuộc nhiệm vụ của các điều tra viên (CSI/PPNS). Hiện nay, DIGPR có 518 nhân viên, trong đó có gần 30 CSI/PPNS làm việc tại DGIPR và khoảng 161 CSI/PPNS làm việc tại cơ quan cấp tỉnh. DGIPR thường xuyên phối hợp với các cơ quan hữu trách để tăng cường năng lực và hiệu quả thực thi quyền SHTT. Trong năm 2004, DGIPR đã phối hợp với Bộ thông tin và Truyền thông gửi

thư cho tất cả các tổ chức thuộc chỉnh phủ về việc sử dụng phần mềm được cấp phép và phần mềm tự do nguồn mở. Cũng trong năm này DGIPR và các văn phòng khu vực đã gửi thư khuyến cáo các doanh nghiệp tư nhân đặc biệt lớn và nhỏ không sử dụng phầm mềm máy tính vi phạm bản quyền. Năm 2007, DGIPR gửi yêu cầu cảnh báo đến tất cả các chủ sở hữu các trung tâm mua sắm ở Jakata, Bogor, Depok, Tangerang, Bekasi và các thành phố khác ở In-đô-nê-xi-a không cung cấp hoặc cho thuê không gian để bán hàng giả (dưới sự giám sát của Văn phòng khu vực của bộ Tư pháp và Nhân quyền).

* Hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm quyền SHTT

- Nhóm Đặc trách quốc gia về SHTT: Trong năm 2006 nhóm Đặc trách quốc gia về SHTT được thành lập theo nghị định của tổng thống để thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a. Đội đặc nhiệm này là một cơ thể đa ngành, gồm đại diện từ các Bộ khác nhau, gồm Bộ Tư pháp và Nhân quyền, cảnh sát, cơ quan Hải quan, Văn phòng Tổng chưởng lý và Bộ Thương mại. Đội đặc nhiệm có ngân sách riêng của mình để thực hiện sứ mệnh liên quan đến chính sách và thực thi các vấn đề về SHTT. Nhóm đặc trách quốc gia có các nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng chính sách quốc gia về giải quyết các vi phạm quyền SHTT; thiết lập các bước cần thiết về việc giải quyết các vi phạm quyền SHTT; xác định và đánh giá các bước giải quyết các tranh chấp và các vấn đề chiến lược, bao gồm cả các hoạt động thực thi pháp luật sẽ được thực hiện, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức có liên quan; hướng dẫn, chỉ đạo cũng như các ưu tiên của việc giáo dục về SHTT cho các tổ chức liên quan và công chúng; tăng cường hợp tác song phương, khu vực và địa phương, hoạt động để chống vi phạm quyền SHTT.

- Lực lượng cảnh sát: Năm 2007 chứng kiến nhiều cuộc tấn công quyết liệt của cảnh sát. Tiêu biểu, cảnh sát với sự hỗ trợ của Cơ quan Quốc gia về thực phẩm và kiểm soát dược đã tiến hành khám xét và thu giữ thuốc với giá trị thị trường của 25 tỷ Rp (2,6 triệu USD). Các cuộc tấn công tiếp tục được triển khai trên diện rộng. Một cuộc khảo sát toàn diện của 600 cửa hàng thuốc tại Indonesia ước tính có tới 40 %

là hàng giả hoặc được phân phối không có giấy phép thích hợp. Từ năm 2005 – 2008 lực lượng cảnh sát quốc gia In-đô-nê-xi-a đã xử lý 3.020 trường hợp vi phạm quyền tác giả liên quan đến đĩa quang, bắt giữ 2.966 nghi phạm có liên quan. Điển hình trong năm 2007, cảnh sát đã tiến hành các cuộc tấn công trên 11 nhà máy, 317 nhà cung cấp, tịch thu 1.482.076 CD/VCD/DVD bất hợp pháp; 25 máy đĩa quang, 144 máy sao chép; tiêu hủy 4.114.812 đĩa CD/VCD/DVD. Cảnh sát tiếp tục triển khai các cuộc tấn công, tịch thu, hoặc tiêu hủy với sự phối hợp của các bên liên quan bao gồm chủ sở hữu quyền, hiệp hội SHTT. Tháng 8/2007 DGIPR phối hợp với Cảnh sát quốc gia In-đô-nê-xi-a tiêu hủy 89.000 đĩa CD/VCD/DVD vi phạm bản quyền tại Tigaraksa, Tangerang, Banten.

Cảnh sát In-đô-nê-xi-a đã có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt liên quan đến đĩa quang. Tuy nhiên hầu hết các hành động của cảnh sát chỉ giới hạn trong việc giải quyết vi phạm bản quyền và các hình phạt được quy định trong luật là không đáng kể và không ngăn chặn xâm phạm. Vi phạm nhãn hiệu là một tội hình sự và cảnh sát sẽ hành động khi có khiếu nại của chủ sở hữu nhãn hiệu [39, 208].

2.2.2.2. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của tòa án

Hệ thống tòa án của In-đô-nê-xi-a được thiết lập trên cơ sở truyền thống dân luật. Hệ thống này tạo thành nhánh quyền tư pháp độc lập với lập pháp và hành pháp. Cơ sở pháp lý thành lập tòa án là Hiến pháp In-đô-nê-xi-a và luật số 35/ 1999 và luật số 04/2004 sửa đổi. Theo đó, tổ chức tòa án In-đô-nê-xi-a bao gồm: tòa án tối cao và tòa án nhà nước. Tòa án nhà nước (State Court, Pengadilan Negeri) được chia thành: tòa Hình sự; tổng Tòa án; tòa án Tôn giáo; toà án Quân sự và toà án hành chính. Ngoài ra còn một số tòa án đặc biệt do tòa án tối cao thành lập, bao gồm: tòa án Nhân quyền, tòa án Thương mại, tòa án Thuế và tòa án Tham nhũng. Tòa án nhà nước thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm. Tòa án cấp cao (Pengadilan Tinggi) xét xử phúc thẩm, có khoảng 20 tòa án cấp cao ở In-đô-nê-xi-a. Tòa án tối cao ở Jakata có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định của tòa án cấp

cao và một số bản án, quyết định của tòa án nhà nước. Xét xử của tòa án tối cao là quyết định cuối cùng và không bị kháng cáo, kháng nghị.

Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp SHTT thuộc thẩm quyền của tòa án thương mại. Hiện tại, In-đô-nê-xi-a có 5 tòa án thương mại được thành lập: tòa án thương mại trung ương Jakata, tòa án thương mại Semarang, tòa án thương mại Surabaya, tòa án thương mại Medan và tòa án thương mại Makasar.

Thực hiện các cam kết của TRIPs, chính phủ In-đô-nê-xi-a quy định các biện pháp (chế tài) xử phạt vi phạm hình sự về SHTT trong các luật: luật Sáng chế (điều 130 – 132); luật Thương hiệu (điều 90 – 94); luật Bản quyền (điều 72); luật Kiểu dáng công nghiệp (điều 54); luật Thiết kế bố trí mạch tích hợp (điều 42); luật Bí mật thương mại (điều 17). Theo đó, khi một người cố ý và sử dụng một nhãn hiệu trùng với đăng ký có thể bị phạt số tiền lên đến 1 tỷ rupiahs và có thể bị ngồi tù lên đến 5 năm. Đối với sáng chế, luật quy định rằng người giữ bằng sáng chế có quyền khởi kiện một người vi phạm bằng sáng chế bằng thủ tục dân sự mà không làm ảnh hưởng đến quyền khởi kiện hình sự của nhà nước. Các hành vi xâm phạm bằng sáng chế có giá trị sẽ bị trừng phạt bằng cách phạt tiền lên đến 100 triệu rupiahs và phạt tù lên đến 7 năm (vi phạm sáng chế đơn giản thì mức phạt tương ứng là 50 triệu rupiahs và 5 năm).

Việc phát hiện tội phạm xâm phạm quyền SHTT chủ yếu đến từ hai trường hợp: thứ nhất từ khiếu nại của người bị vi phạm (quá trình này có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ nếu người bị vi phạm rút khiếu nại của mình); thứ hai từ việc thực hiện các chức năng của cơ quan có thẩm quyền (không phụ thuộc vào việc có khiếu nại hay không từ phía người bị vi phạm). Thực tế cho thấy các hành vi xâm phạm về SHTT được giải quyết chủ yếu rơi vào trường hợp thứ nhất. Việc điều tra các hành vi xâm phạm quyền SHTT thuộc thẩm quyền của các nhà điều tra (bao gồm thành viên có thể là lực lượng cảnh sát nhà nước hoặc một công chức được giao quyền hạn đặc biệt điều tra dưới sự giám sát của một Penyeledik). Khi có những tài liệu, chứng cứ cho thấy có tồn tại hành vi xâm phạm thì lực lượng điều tra sẽ tiến

hành bắt giữ theo lệnh của tòa án (trừ trường hợp phạm tội quả tang). Việc tiến hành truy tố thuộc chức năng của văn phòng công tố và là nhiệm vụ của công tố viên. Sau khi tiến hành đủ các thủ tục và trình tự được luật TTHS quy định một phiên tòa sơ thẩm ở tòa án quận sẽ được mở. Bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cao lên tòa án nhà nước và giám đốc thẩm xem xét lại bản án ở cấp tòa án tối cao.

Trong quá trình thụ lý vụ việc xâm phạm quyền SHTT, tòa án có quyền ra một lệnh theo quy định tại điều 19 của luật Kiểu dáng công nghiệp, điều 125 luật Bằng sáng chế, điều 85 luật Đăng ký nhãn hiệu và điều 67 luật SHTT. Thẩm phán tòa án thương mại ra lệnh nhằm tránh tổn thất lớn hơn của bên có quyền bị vi phạm, tránh tiếp tục hành vi vi phạm của hàng hóa nghi ngờ vi phạm quyền SHTT được nhập khẩu. Khi xét xử cả dân sự và hình sự công nhận lời khai được đưa ra bởi các nhân chứng chuyên gia làm bằng chứng trong phiên tòa (đặc biệt liên quan đến đối tượng là sáng chế).

Người có hành vi xâm phạm quyền SHTT có thể phải chịu cả trách nhiệm hình sự lẫn trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, đại đa số các hành động có xu hướng bị hình sự hóa. Về vi phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu quyền nộp đơn về hành vi vi phạm cho cảnh sát. Nếu khiếu nại là có căn cứ, cảnh sát phải chuẩn bị bản truy tố ngắn gọn, đầy đủ và gửi cho văn phòng Công tố. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2007, có 34 trường hợp trong tổng số 116 vụ án đã được xét xử và kết án. Trong các vấn đề về tác quyền, đã có 30 trong tổng số 93 trường hợp bị kết án bởi tòa án.

Mặc dù đã có những quy định khá cứng rắn và quyết liệt nhưng việc thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hình sự của chính phủ In-đô-nê-xi-a vẫn không đạt được những kết quả mong muốn. Cho đến thời điểm 2010 vẫn chưa có một thống kê chính thức nào cho thấy số vụ vi phạm SHTT ở In-đô-nê-xi-a được các cấp tòa án xét xử. Tình trạng vi phạm SHTT diễn ra ngày càng phổ biến và với nhiều hình thức tinh vi hơn, với giá trị vi phạm cũng tăng đáng kể. Một trở ngại lớn trong những năm qua cho chủ sở hữu quyền tác giả In-đô-nê-xi-a là sự thất bại của hệ thống tòa án để ngăn chặn vi phạm bản quyền đúng cách. Hầu hết các trường hợp

liên quan đến việc phân phối tài liệu vi phạm bản quyền quy mô nhỏ, rất ít trường hợp liên quan đến vi phạm bản quyền tại nguồn chính hoặc tại đầu các chuỗi cung ứng. Rất ít trong hàng trăm báo cáo vi phạm bản quyền của lực lượng cảnh sát được đưa ra trước tòa án; sự thiếu minh bạch về các trường hợp và kết quả vụ án; tiền phạt rất thấp và không có tính ngăn chặn [52, 50] làm hạn chế hiệu quả hoạt động của tòa án trong bảo vệ quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a.

2.2.2.3. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của hải quan [42] Theo luật Hải quan (luật số 10/1995, sửa đổi theo luật số 17 năm 2006), lực Theo luật Hải quan (luật số 10/1995, sửa đổi theo luật số 17 năm 2006), lực lượng hải quan In-đô-nê-xi-a có thẩm quyền để thực thi quyền SHTT(IPR) bằng biện pháp kiểm soát biên giới. Việc thực thi các quyền SHTT này được giới hạn chỉ với nhãn hiệu và bản quyền. Các thủ tục được quy định từ điều 54 đến điều 64 trong luật Hải quan và dựa trên cơ sở nội dung của TRIPs. Lực lượng hải quan In-đô-nê- xi-a sử dụng hai phương pháp để thực thi quyền SHTT: phương pháp tư pháp và ex - officio. Trong cách tiếp cận tư pháp, chủ sở hữu quyền yêu cầu tòa án ra lệnh bằng văn bản cho hải quan tạm đình chỉ việc đưa hàng hóa bị nghi ngờ là vi phạm SHTT qua biên giới. Khi nhận lệnh bằng văn bản, hải quan sẽ đình chỉ việc đưa các hàng hóa bị nghi ngờ trong thời hạn 10 ngày. Trong thời gian đó, chủ sở hữu quyền sẽ phải tiến hành các thủ tục pháp lý tại tòa án để chống lại các chủ sở hữu hàng hóa bị nghi ngờ. Qua thời gian trên nếu không có lý do để kéo dài thời gian đình chỉ thì hải quan sẽ làm thủ tục thông quan hàng hóa đó. Theo cách tiếp cận thứ hai, hải quan sẽ đưa ra quyết định đình chỉ dựa vào đánh giá chuyên môn của mình. Theo điều 62 cán bộ Hải quan có thể đình chỉ thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, nếu có bằng chứng đầy đủ chứng tỏ rằng hàng hoá đó vi phạm nhãn hiệu hoặc xâm phạm quyền tác giả. Quyết định của hải quan sẽ được thông báo tới chủ sở hữu quyền và chủ sở hữu hàng hóa. Tuy nhiên, luật hải quan không đề cập đến trách nhiệm của lực lượng hải quan khi hành động mặc nhiên dẫn tới việc giam giữ sai hàng hóa của chủ sở hữu.

Các biện pháp biên giới đặc biệt đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT khác (như vi phạm bằng sáng chế, quyền đối với giống cây trồng, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý …) được thực hiện theo quy chế của Chính phủ.

Chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền tác giả có thể nộp đơn yêu cầu cho cán bộ hải quan có thẩm quyền kèm theo: bằng chứng liên quan đến việc vi phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền có liên quan; Các bằng chứng về quyền sở hữu (Giấy chứng nhận) của các nhãn hiệu hoặc bản quyền của các bên liên quan; Một mô tả toàn diện và đặc điểm kỹ thuật của hàng hoá nhập khẩu hoặc xuất khẩu và một khoản tín chấp bảo đảm (điều 55). Tuy nhiên, thực tế tiêu chí để xác định mức độ đầy đủ bằng chứng và các phương tiện cho việc thu thập bằng chứng như thế vẫn còn chưa rõ ràng.

2.2.3. Những vấn đề vƣớng mắc trong quá trình thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a [40]

Qua thực tiễn thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a có thể nhận thấy một số bất cập trong quá trình thực thi sau:

Thứ nhất, trong cơ chế thực thi quyền SHTT thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan. Các cơ quan có thẩm quyền trong thực thi quyền SHTT được phân định chức năng, nhiệm vụ cụ thể tuy nhiên trong công tác thực thi chung thì sự phối hợp giữa các cơ quan này còn nhiều hạn chế.

- Thứ hai, nhìn chung cán bộ thực thi trong các cơ quan thực thi quyền SHTT còn thiếu kiến thức và nhận thức giá trị của quyền SHTT. Đồng thời, một bộ phận công chúng (kể cả chủ sở hữu quyền) cũng chưa thực sự hiểu biết về quyền, nghĩa vụ trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, giá thành cao của các sản phẩm gốc đã làm cho tình trạng xâm phạm quyền SHTT diễn ra phổ biến hơn.

- Thứ ba, ngân sách hạn chế cho công tác phổ biến, thi hành và cơ sở hạ tầng cho hoạt động thực thi cũng làm hạn chế năng lực thực thi của cán bộ và cơ quan hữu quan.

- Cuối cùng, điều kiện xã hội và văn hóa của In-đô-nê-xi-a gây nhiều cản trở

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 68)