Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 99)

Để nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển và bảo vệ SHTT; hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT; sắp xếp, tổ chức, cải tiến hoạt động của các cơ quan nhà nước về SHTT; nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT của các cơ quan hành chính; nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT của cơ quan tòa án; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về SHTT; tăng cường hợp tác, chia sẽ thông tin về SHTT với các tổ chức khu vực và thiết chế quốc tế về SHTT.

3.2.1. Xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển và bảo vệ SHTT

Trong thời gian qua Việt Nam đã có một số chương trình hành động cụ thể nhằm tăng cường năng lực thực thi cho các cơ quan thực thi pháp luật về SHTT ( như Chương trình hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006-2010 được ký kết ngày 19/01/2006 giữa Bộ Văn hóa và Thông tin, Bộ KH & CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài Chính, Bộ Thương mại và Bộ Công an về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền SHTT) cho kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trước tình hình mới Việt Nam cần xây dựng một Chiến lược quốc gia về SHTT. Mô hình của Chiến lược quốc gia về SHTT chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a hoặc Nhật Bản…Chiến lược quốc gia phải được giao cho một Hội đồng bao gồm những người đứng đầu các bộ, ngành liên quan về SHTT đảm nhiệm, thủ tướng trực tiếp điều hành (như mô hình của Nhật Bản, Xin-ga-po …) hoặc thành lập một cơ quan thường trực thuộc Chính phủ để điều phối, giám sát hoạt động thực thi quyền SHTT của các cơ quan có liên quan (mô hình Mỹ, Trung Quốc). Trước mắt, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục giữ vai trò là cơ quan đầu mối thực hiện Chương trình hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền SHTT; triển khai xây dựng đề án

Nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT. Trên cơ sở các chương trình, đề án quốc gia về SHTT và học tập kinh nghiệm nước ngoài, Chính phủ xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về SHTT của Việt Nam phù hợp với điều kiện, đặc thù Việt Nam.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT

Theo đánh giá chung thì hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam tương đối phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hệ thống cơ quan bảo hộ, cơ quan thực thi và các biện pháp thực thi cơ bản đáp ứng yêu cầu của TRIPs/WTO. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt qua thực tiễn thực thi quyền SHTT của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian qua cho thấy hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam còn bộ lộ những hạn chế nhất định; cản trở sự hoạt động của các cơ quan thực thi, gây khó khăn cho các bên có liên quan đến các tranh chấp về SHTT. Để khắc phục tình trạng trên, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các hoạt động sau:

- Tiếp tục rà soát lại hệ thống các quy định pháp luật về SHTT đã ban hành, các văn bản hướng dẫn thi hành. Hệ thống hóa các văn bản pháp luật, các văn bản pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn cần sớm được loại bỏ;

- Việc xây dựng luật cần đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, thuận tiện, rõ ràng và phải có tầm nhìn trung và dài hạn; đảm bảo tính ổn định, tránh tình trạng phải sửa đi sửa lại nhiều lần gây tốn kém, không hiệu quả;

- Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật đã được quốc hội thông qua những chưa được hướng dẫn. Nâng cao năng lực lập pháp của quốc hội; hướng tới mô hình “ lập pháp trọn gói” – luật ban hành kèm nghị định hướng dẫn;

- Đối với các lĩnh vực mà chúng ta có ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương cũng cần được nội luật hóa trên cơ sở các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam và tương thích với luật pháp quốc tế; hài hòa lợi ích của chủ sở hữu quyền, nhà nước và xã hội.

3.2.3. Kiện toàn hệ thống các cơ quan nhà nƣớc về SHTT

Kiện toàn hệ thống các cơ quan nhà nước về SHTT chú trọng ở các hoạt động sắp xếp, tổ chức, cải tiến hoạt động thực thi quyền SHTT của các cơ quan này. Các cơ quan quản lý nhà nước là quy định đặc thù của luật pháp Việt Nam. Thực tế cho thấy cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho luật pháp của lĩnh vực đó được tôn trọng, phát huy hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. SHTT là một lĩnh vực tương đối mới đối với Việt Nam, quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực SHTT cũng khá phức tạp theo đó việc sắp xếp, tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT là rất cần thiết.

Về các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT chúng ta vẫn giữ nguyên mô hình hiện tại nhưng sắp xếp lại cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan:

- Đối với cơ quan chịu trách nhiệm trong việc đăng ký, xác lập quyền: Cục SHTT là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận đơn yêu cầu bảo hộ, đơn đăng ký đối với các đối tượng SHCN. Theo đó cần phải sắp xếp lại các bộ phận, coi hoạt động đăng ký, xác lập quyền SHCN là hoạt động trọng tâm.

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ủy ban nhân dân có chức năng quản lý nhà nước về SHTT cần phải được đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và cơ chế để các cơ quan đó có thể thực hiện hiệu quả chức năng của mình.

- Đối với thanh tra chuyên ngành SHTT cần tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; phát triển về số lượng nhằm đáp ứng những yêu cầu của công tác quản lý, thanh kiểm tra;

3.2.4. Nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT của các cơ quan hành chính * Cơ quan quản lý thị trường có chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu * Cơ quan quản lý thị trường có chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu

thông trên thị trường, phát hiện, xử lý vi phạm đối với hàng hóa xâm phạm quyền SHTT. Cơ quan quản lý thị trường được tổ chức từ cấp trung ương (Cục quản lý thị

trường) đến địa phương (Chi cục quản lý thị trường) với lực lượng khá đông đảo. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng này cần tiến hành các giải pháp sau:

- Kiện toàn tổ chức quản lý thị trường từ trung ương đến địa phương; xây dựng bộ phận chuyên trách về chống hàng giả phù hợp với điều kiện từng địa phương;

- Nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng phát hiện hàng giả cho các kiểm soát viên;

- Tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ cho công tác phát hiện, xử lý hàng giả; xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến thông suốt từ Cục đến các chi cục quản lý thị trường.

* Lực lượng công an nhân dân có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về SHTT; tiến hành các hoạt động quan trọng trong tố tụng hình sự và thi hành án. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng này cần:

- Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ

trực tiếp làm nhiệm vụ phát hiện, xử lý các trường hợp xâm phạm quyền SHTT; - Nghiên cứu, tiến tới thành lập lực lượng công an chuyên trách trong việc ngăn chặn, xử lý các vụ án về SHTT;

- Tăng cường hợp tác với cơ quan công an các nước và tổ chức cảnh sát quốc tế trong đấu tranh sản xuất, buôn bán hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.

* Cơ quan hải quan

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thực thi, bảo hộ quyền SHTT tại biên giới mà trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện pháp luật Hải quan; quy định về thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong việc xác định và xử lý hành vi vi phạm, kiến nghị các bộ, ngành liên quan sửa đổi một số quy định về xử lý hành vi vi phạm; hoàn thiện các quy định trong công tác thực thi tại cơ quan Hải quan.

- Kiện toàn tổ chức hải quan từ Tổng cục hải quan đến Cục hải quan cấp Tỉnh, Chi cục hải quan các cửa khẩu và đội kiểm soát hải quan; thành lập đơn vị chuyên trách thực thi bảo hộ quyền SHTT từ Tổng cục Hải quan đến các cơ quan Hải quan địa phương làm lực lượng nòng cốt trong việc chống vi phạm quyền SHTT tại biên giới.

- Cần trang bị cho cán bộ Hải quan chuyên trách các kiến thức cơ bản về lĩnh vực SHTT và biện pháp, thủ tục thực thi bảo hộ quyền SHTT tại cơ quan Hải quan. Tuyên truyền văn bản pháp luật về thực thi quyền SHTT tại cơ quan Hải quan cho mọi đối tượng có liên quan cũng như các thông tin về hàng hoá liên quan đến quyền SHTT.

- Tăng cường sự phối hợp, cung cấp, trao đổi thông tin chặt chẽ hơn giữa cơ quan Hải quan và cơ quan quản lý nhà nước liên quan cũng như với chủ sở hữu quyền SHTT. Bên cạnh đó, các chủ sở hữu quyền SHTT cần chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền SHTT của mình thông qua việc cung cấp thông tin về quyền, đặc điểm dấu hiệu nhận biết hàng vi phạm... Ngoài ra, cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa liên quan đến SHTT giữa cơ quan Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước trên thế giới cũng như các chủ sở hữu quyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng các tiêu chí thống kê trong lĩnh vực thực thi bảo hộ quyền SHTT và yêu cầu làm tốt công tác thống kê ngay từ đầu.

3.2.5. Nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT của cơ quan tòa án

Từ thực tiễn hoạt động của TAND trong thời gian vừa qua cho thấy hoạt động của tòa án chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thủ tục dân sự là một trong những cách thức thực thi quyền SHTT được áp dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng lại không được ưa chuộng ở Việt Nam. Để nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT của tòa án, trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

- Về pháp luật: cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về tố tụng dân sự trong bộ luật TTDS; phân định rõ thẩm quyền; nghiên cứu, áp dụng thủ tục rút

gọn nhằm giảm thời gian, chi phí xét xử; quy định rõ về vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT gây ra; các chế tài cần được quy định rõ ràng, cá thể hóa cho từng hành vi và đối tượng xâm phạm nhằm bảo vệ kịp thời, hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể liên quan.

- Về tổ chức: theo quy định của bộ luật TTDS, TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử các vụ việc liên quan đến SHTT. Tuy nhiên thực tế TAND cấp tỉnh chưa thực hiện tốt chức năng này. Theo đó, trong thời gian ngắn cần nghiên cứu, xây dựng các tòa án chuyên trách ở một số thành phố lớn với đội ngũ thẩm phán được đào tạo chuyên sâu về SHTT, có kỉ năng, kinh nghiệm trong giải quyết các vụ việc về SHTT. Tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở dữ liệu, tài nguyên SHTT cho phép tra cứu, nghiên cứu, viện dẫn các quy định pháp luật về SHTT hiện hành của Việt Nam và các trung tâm SHTT uy tín trên thế giới.

- Về đào tạo nhân lực: cần nâng cao năng lực xét xử, trình độ chuyên môn cho đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí tòa án trong việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, vụ án hình sự. Đội ngũ thẩm phán chuyên trách SHTT cần được đào tạo chuyên sâu, cập nhật các quy định pháp luật mới và thực tiễn xét xử trong nước cũng như trên thế giới. Các phiên tòa mẫu cần được tổ chức thường xuyên như là một hoạt động thường kì mang tính chất tham khảo cho TAND các địa phương.

- Về phối hợp, cung cấp thông tin: cần có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, xét xử vụ án hình sự. Tham vấn các cơ quan chuyên môn, các trung tâm SHTT có uy tín trong nước và quốc tế; trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và vận dụng có chọn lọc mô hình bảo hộ thực thi quyền SHTT của một số quốc gia như Thái Lan, Xin-ga-po… sớm đưa hệ thống thực thi quyền SHTT của Việt Nam đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và địa chỉ đáng tin cậy bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

Trong thời gian vừa qua các cơ quan thực thi quyền SHTT đã có sự phối kết hợp trong việc phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền SHTT và đạt được những kết quả khả quan. Từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan hữu quan cần xây dựng một cơ chế phối hợp thực thi quyền SHTT theo hướng:

- Xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan thực thi trong cơ chế phối hợp; tránh tình trạng chồng chéo về chức năng và thẩm quyền;

- Xây dựng các nguyên tắc trong cơ chế phối hợp; quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cán bộ thực thi;

- Xây dựng và quy định chức năng của cơ quan có vai trò điều phối chung đối với hoạt động thực thi quyền SHTT;

- Xác định những phương thức, hình thức phối hợp chủ yếu của các cơ quan từ kiểm soát biên giới đến thực thi trong nội địa; phân định rõ thẩm quyền theo địa giới hành chính hoặc ngành hàng.

3.2.7. Tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật về SHTT

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về SHTT nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng, doanh nghiệp đối với việc bảo vệ quyền SHTT. Thực tế chứng minh rằng ở đâu người dân được tạo điều kiện để tiếp cận với các dữ kiện thông tin pháp luật thì ở đó pháp luật được thực thi hiệu quả hơn. Xét đến cùng hoạt động thực thi quyền SHTT của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ mang tính chất ngăn chặn, răn đe hoặc phản ứng tiêu cực của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật SHTT. Hành vi xâm phạm quyền SHTT chỉ được hạn chế khi và chỉ khi các chủ thể trong quan hệ pháp luật đó có nhận thức đúng đắn về pháp luật về SHTT, từ nhận thức sẽ làm hình thành ý thức và chuyển hóa thành hành vi hợp pháp được xã hội và nhà nước thừa nhận. Theo đó, trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật SHTT cần xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp.

- Đối với đối tượng là người dân: cần phổ biến các quy định pháp luật về SHTT; quyền và nghĩa vụ để người dân định hướng hành vi của mình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các chương trình về SHTT; các phiên tòa lưu động…. Biên soạn, xuất bản các tập sách mỏng cung cấp một kênh thông tin để người dân có thể phân biệt được hàng thật, hàng giả; những tác động xấu của hàng

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 99)