Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 104)

Trong thời gian vừa qua các cơ quan thực thi quyền SHTT đã có sự phối kết hợp trong việc phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền SHTT và đạt được những kết quả khả quan. Từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan hữu quan cần xây dựng một cơ chế phối hợp thực thi quyền SHTT theo hướng:

- Xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan thực thi trong cơ chế phối hợp; tránh tình trạng chồng chéo về chức năng và thẩm quyền;

- Xây dựng các nguyên tắc trong cơ chế phối hợp; quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cán bộ thực thi;

- Xây dựng và quy định chức năng của cơ quan có vai trò điều phối chung đối với hoạt động thực thi quyền SHTT;

- Xác định những phương thức, hình thức phối hợp chủ yếu của các cơ quan từ kiểm soát biên giới đến thực thi trong nội địa; phân định rõ thẩm quyền theo địa giới hành chính hoặc ngành hàng.

3.2.7. Tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật về SHTT

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về SHTT nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng, doanh nghiệp đối với việc bảo vệ quyền SHTT. Thực tế chứng minh rằng ở đâu người dân được tạo điều kiện để tiếp cận với các dữ kiện thông tin pháp luật thì ở đó pháp luật được thực thi hiệu quả hơn. Xét đến cùng hoạt động thực thi quyền SHTT của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ mang tính chất ngăn chặn, răn đe hoặc phản ứng tiêu cực của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật SHTT. Hành vi xâm phạm quyền SHTT chỉ được hạn chế khi và chỉ khi các chủ thể trong quan hệ pháp luật đó có nhận thức đúng đắn về pháp luật về SHTT, từ nhận thức sẽ làm hình thành ý thức và chuyển hóa thành hành vi hợp pháp được xã hội và nhà nước thừa nhận. Theo đó, trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật SHTT cần xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp.

- Đối với đối tượng là người dân: cần phổ biến các quy định pháp luật về SHTT; quyền và nghĩa vụ để người dân định hướng hành vi của mình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các chương trình về SHTT; các phiên tòa lưu động…. Biên soạn, xuất bản các tập sách mỏng cung cấp một kênh thông tin để người dân có thể phân biệt được hàng thật, hàng giả; những tác động xấu của hàng giả đối với sức khỏe người tiêu dùng, nhà sản xuất và xã hội để từ đó người dân có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc quyết định hành vi tiêu dùng của mình;

- Đối với đối tượng là các doanh nghiệp, đối tượng là chủ sản xuất kinh doanh, đối tượng là chủ thể quyền: phổ biến, giáo dục pháp luật SHTT cho nhóm đối tượng này cần tập trung làm rõ những ưu điểm của việc đăng ký xác lập quyền SHTT; giá trị quyền SHTT trong sản xuất kinh doanh; trình tự, thủ tục bảo vệ quyền SHTT khi bị xâm phạm… Theo đó, các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, biên soạn các tài liệu, ấn phẩm làm cẩm nang hỗ trợ cho các chủ thể có liên quan trong tự bảo vệ tài sản trí tuệ của mình; tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo dành cho các chủ thể quyền để nâng cao nhận thức về pháp luật SHTT.

- Đối với đối tượng là cán bộ thực thi quyền SHTT trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: cần tập trung giáo dục chuyên sâu về SHTT, chú trọng trang bị các kĩ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực thi; tăng cường trao đổi, hợp tác trong nghiên cứu, thực thi quyền SHTT…

Đối với hoạt động giáo dục, đào tạo về SHTT: cần đưa nội dung giáo dục về SHTT vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng như một môn học bắt buộc. Đối với các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật thì môn học về SHTT phải được thiết kế thành một môn học độc lập với thời lượng và nội dung phù hợp. Đối với các cơ sở không đào tạo ngành luật thì kiến thức về SHTT phải được tích hợp trong nội dung giảng dạy của môn pháp luật đại cương.

Về đào tạo chuyên môn: Cục SHTT tiếp tục hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo chuyên sâu về SHTT cho các đối tượng trong và ngoài cục, đào tạo thẩm định viên; đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, các doanh

nghiệp; tăng cường sự hợp tác với các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu có uy tín trong và ngoài nước để đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao về SHTT.

Hoạt động giáo dục, phổ biến pháp luật SHTT theo từng đối tượng, với những cách thức, phương pháp phù hợp sẽ làm giàu thêm tri thức pháp luật SHTT, làm hình thành ý thức pháp luật và góp phần vào việc hình thành văn hóa SHTT quốc gia.

3.2.8. Hoàn thiện hệ thống thông tin, tăng cƣờng hợp tác, chia sẽ về

SHTT với các tổ chức khu vực và thiết chế quốc tế về SHTT

Ngày nay, hệ thống pháp luật SHTT các quốc gia ngày càng tương tác với nhau nhiều hơn và gần tiệm cận với các chuẩn mực pháp lý quốc tế về SHTT. Theo đó hoạt động hợp tác, chia sẻ thông tin về SHTT giữa quốc gia với các quốc gia, các tổ chức quốc tế là vô cùng cần thiết.

Khi Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống pháp luật về SHTT phải đáp ứng đầy đủ các cam kết quốc tế theo Hiệp định TRIPs/WTO và các hiệp định liên quan đến SHTT mà chúng ta đã ký kết, tham gia. Cùng với đó, hoạt động hợp tác, chia sẽ thông tin cũng được tăng cường nhiều hơn.

Đối với trong nước cần hoàn thiện trang tin điện tử của cục SHTT, Cục bản quyền tác giả với nội dung phong phú, dễ dàng tra cứu, sử dụng và thường xuyên được cập nhật. Hoàn thiện các công cụ tra cứu SHCN, hợp tác chặt chẽ với văn phòng quốc tế về nhãn hiệu quốc tế nhằm cung cấp các công cụ tra cứu thẩm định đơn, phát triển hệ thống tra cứu dành cho thẩm định viên (IP-Sea), hệ thống thư viện điện tử (IP-Lib), hệ thống cung cấp thông tin tra cứu về sáng chế cho người dùng tin trong và ngoài nước.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật, kinh nghiệm xử lí các trường hợp liên quan đến SHTT đối với các cơ quan SHTT quốc gia và quốc tế: cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO), cơ quan sáng chế Châu Âu

(EPO), Cơ quan Sáng chế & Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) và các tổ chức của WIPO…

Tiếp tục thực hiện các Chương trình hợp tác về bảo hộ quyền SHTT trong các nước ASEAN, Dự án tài trợ cho ASEAN về bảo hộ quyền SHTT (ECAP III) do Liên minh Châu Âu tài trợ; hoàn thiện hệ thống Cổng điện tử về SHTT của ASEAN (ASEAN IP Portal) …

KẾT LUẬN

Hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT và có một cơ chế bảo hộ, thực thi quyền SHTT hiệu quả trở thành điều kiện để các quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tạo động lực cho sự phát triển, thịnh vượng của kinh tế quốc gia. Thực tế chứng minh rằng ở đâu tài sản trí tuệ được bảo vệ thì ở đó hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, đầu tư và chuyển giao công nghệ phát triển. Việt Nam cũng như In-đô-nê- xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan đã có những nỗ lực đáng kể trong việc hoàn thiện pháp luật và xây dựng một cơ chế thực thi quyền SHTT đáp ứng các yêu cầu cơ bản của TRIPs.

Việt Nam là thành viên của WIPO từ năm 1976 và năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, những cơ hội đặt ra với Việt Nam là không nhỏ, những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt cũng rất lớn. Đặc biệt trong lĩnh vực SHTT, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT trở thành một yêu cầu đòi hỏi phải có sự nỗ lực không chỉ của chính phủ mà cần phải có sự hợp tác chặt chẽ của các doanh nghiệp, các chủ sở hữu quyền và người dân. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu về pháp luật và đặc biệt là thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực cung cấp thêm một cách tiếp cận để những nhà làm luật đưa ra được những chính sách

phát triển đúng đắn vừa phù hợp với pháp luật quốc tế vừa phát huy được những cơ hội trong nền kinh tế toàn cầu.

“Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia ở Đông Nam Á” là đề tài rộng, phức tạp đòi hỏi những hiểu biết chuyên sâu về SHTT và thực tiễn thực thi quyền SHTT. Trong phạm vi một Luận văn cao học, tác giả chưa thể giải quyết triệt để những vấn đề đã và đang đặt ra đối với hoạt động thực thi quyền SHTT. Những thiếu sót, hạn chế là không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, phê bình của Hội đồng Khoa học, các chuyên gia pháp lý, giảng viên, các bạn học viên và những người quan tâm đến lĩnh vực SHTT ở Việt Nam và thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Bộ KH & CN (2008), Báo cáo số 1650/BC- BKHCN về Kết quả năm 2008 về thực hiện Chương trình Hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006 -2010, Hà Nội.

2. Bộ Thương Mại (2007), Tài liệu bồi dưỡng về các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam, Hà Nội.

3. Hoàng Anh Công (2006), “Pháp luật hải quan với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 89, tr. 40-45.

4. Cục Sở hữu trí tuệ (2009), Hoạt động sở hữu trí tuệ 2009, Hà Nội.

5. Cục Sở hữu trí tuệ (2009), Tổng quan về hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp năm 2009 – Phần hoạt động tại địa phương, Hà Nội.

6. Cục Sở hữu trí tuệ (2011), Báo cáo số 104/BC – SHTT Tổng kết công tác năm 2010 và phương hướng công tác năm 2011 về sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

8. Nguyễn Bá Diến (2010), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. EU-Việt Nam MUTRAP III (2011), Tầm quan trọng của thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Hà Nội.

11. Lê Hồng Hạnh, Đinh Thị Mai Phương (2004), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, NXB Bản đồ, Hà Nội.

13. Vũ Thị Phương Lan (2005), “ Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật”, Tạp chí Luật học, 6, tr 34-38.

14. Đoàn Năng (2005), “Thực trạng về pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề về sở hữu trí tuệ tháng 3, tr.5-9.

15. Lê Nết (2006), Tài liệu bài giảng quyền sở hữu trí tuệ, NXB ĐHQG thành phố HCM, Hồ Chí Minh

16. Lê Đình Nghị, Vũ Thị hải Yến (2009), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Lan Nguyên (2009), “ Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong thời gian tới”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, 25, tr. 259-264. 18. Hoàng Thị Kim Quế (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Tố tụng Dân sự số 24/2004/QH11, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Bộ luật Hình sự sửa đổi số 37/2009/QH12, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Hình sự số 19/2003/QH11, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Hải quan( sử đổi) 2005 số 42/2005/QH11, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Phùng Trung Tập (2004), Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ, NXB Tư Pháp, Hà Nội. 25. Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

26. Tìm hiểu pháp luật(2009), Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

27. Trung tâm thương mại quốc tế, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (2004), Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ- Tài liệu hướng dẫn hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ), Bản dịch của Cục SHTT Việt Nam, Hà Nội.

28. Phạm Quốc Trung (2008), “Tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”, Tạp

chí Kinh tế và Dự báo, 8(424),

http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/tckt/903605?m_action=2&m_typeid=164&m_ye ar=2008&m_itemid=14987&m_magaid=&m_category=266

29. Lê Thành Trung (2006), Về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định Trips trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội.

30. Đoàn Văn Trường( 2007), Các phương pháp thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

32. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật So sánh, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

33. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

34. Từ điển Anh – Việt(1994), NXB Thế giới, Hà Nội.

35. Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính(2009), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội

36. Viện Khoa học Xét xử (2009), Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội.

37. Nguyễn Văn Vóc, “ Nghị quyết TW 2 ( khóa VIII) về khoa học và công nghệ”, Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Hải Dương,14/11/2008.

http://haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=523:ngh-quyt- trung-ng-2-khoa-viii-v-khoa-hc-va-cong-ngh&catid=86:tw&Itemid=150

38. Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Tư Pháp (2008), Giới thiệu sơ lược về các cơ quan pháp luật của các nước thành viên thuộc ASEAN, Tài liệu chuẩn bị cho ALAWMM6.

Tiếng Anh

39. Zai Adnan, Brett McGuire (2008), Indonesia progress in IP protection- but much still to be done, Building and enforcing intellectual property value, pp.207-210, Jakarta.

40. Kusumadara Afifah, Problems of Enforcing Intellectual Property Laws in Indonesia, http://www.ialsnet.org/meetings/business/KusumadaraAfifahIndonesia.pdf

41. Christoph Antons(2006), “ Intellectual property law in Southeast Asia: recent legislative and institutional developments ”, Journal of Informational law and Technology, http://www2.warwick.ac.uk/fac/soc/law/elj/jilt/2006_1/antons/

42. Asian Legal Information Institute, Intellectual property rights (IPR) enforcement strategies – sub- committee on customs procedures (2006), http://www.asianlii.org/apec/other/agrmt/ipressocp959. 43. Vichai Ariyanuntaka, TRIPS and specialised intellectual property court in Thailand, http://asialaw.tripod.com/articles/trips-vichai.html.

Thailand’s Implementation on Intellectual Property Rights, Bangkok

45. Directorate General of Intellectual Property rights Indonesia (2010), Legal and regulatory frameworks on Intellectual Property rights, Jakarta.

46. Graham Dutfield (2002), Intellectual property rights and development, UNCTAD/ ICTSD.

47. William Dymond, Sri Adiningih (2008), Stuty report of the 2007 individual Action Plan (IAP) peer review of Singapore, Ministry of Trade and Industry Singapore,

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)