Thể chế thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai –xi-a, Xin-ga-po và

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 32)

* Thể chế thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a [65]

SHTT và quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a là một lĩnh vực kém phát triển so với các lĩnh vực pháp luật khác trong những thập niên sau khi đất nước này giành được độc lập vào năm 1945. Thậm chí có thời điểm lĩnh vực SHTT dường như bị quên lãng. Tuy nhiên, lĩnh vực SHTT bỗng có những thay đổi vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Tại thời điểm này việc bảo vệ quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a cùng với một loạt các hoạt động tương ứng về mặt lập pháp và chính trị được quan tâm. Kể từ đó, luật SHTT đã trở thành lĩnh vực pháp lý phát triển nhanh nhất ở In-đô-nê-xi-a và chính phủ In-đô-nê-xi-a đã thực hiện các cải cách lập pháp lớn trong lĩnh vực này [40].

Chính phủ đã thông qua đạo luật Bản quyền năm 1987 để sửa đổi luật Bản quyền năm 1982. Đạo luật Bằng sáng chế được tiếp tục đưa ra vào năm 1991 và năm 1993 một đạo luật Thương hiệu mới đã thay thế luật Thương hiệu 1961. Những bước phát triển này đi kèm theo một số lượng lớn các quy định của Chính phủ, nghị định của Bộ, và các nghị định hành chính khác để hỗ trợ việc thực hiện luật SHTT mới.

Khoảng thời gian này, chính phủ In-đô-nê-xi-a cũng đã ký kết các thỏa thuận song phương về bảo hộ quyền tác giả với một số nước phương Tây, trong đó có Mỹ, Australia và các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), … Sự phát triển và hoàn thiện về thể chế này được đánh dấu bởi sự kiện In-đô-nê-xi-a phê chuẩn Hiệp định TRIPs/WTO trong năm 1994. Với Hiệp định TRIPs, chính phủ In-đô-nê-xi-a một lần nữa cải cách luật SHTT của quốc gia bằng cách sửa đổi các quy chế hiện hành, đạo luật Bản quyền, đạo luật Thương hiệu và luật Bằng sáng chế bằng luật Bằng sáng chế số 14/2001, đạo luật Thương hiệu số 15/2001, đạo luật Bản quyền số 19/2002. Hơn nữa, để tuân thủ Hiệp định TRIPs, chính phủ In-đô-nê-xi-a cũng ban hành mới các luật về SHTT. Cụ thể là đạo luật Bảo vệ giống cây trồng số 29/2000, đạo luật Bí mật Thương mại số 30/2000, đạo luật Mẫu mã công nghiệp số 31/2000 và luật Thiết kế bố trí mạch tích hợp số 32/2000. Chính phủ In-đô-nê-xi-a cũng đã phê chuẩn một số công ước quốc tế về pháp luật SHTT bên cạnh các công ước khác như Công ước Berne, Hiệp ước Bản quyền WIPO, Hiệp ước Hợp tác sáng chế và Hiệp ước Luật Thương hiệu. Tất cả đã được thực hiện vào năm 1997 sau khi Hiệp định TRIPS được phê chuẩn.

Như vậy có thể thấy rằng với việc phê chuẩn Hiệp định TRIPs/WTO, chính phủ In-đô-nê-xi-a đã có những thay đổi quan trọng về mặt lập pháp và thể chế để cải thiện và thúc đẩy hoạt động thực thi quyền SHTT hiệu quả hơn.

* Thể chế thực thi quyền SHTT ở Ma-lai-xi-a [67]

Hệ thống pháp luật Ma-lai-xi-a là sự hòa hợp giữa những đặc điểm của hệ thống Thông luật của Anh và những điều chỉnh cụ thể phù hợp với đặc điểm của đất

nước Ma-lai-xi-a. Ảnh hưởng của hệ thống Thông luật, đặc biệt là pháp luật của Vương quốc Anh đã dần mất đi vị trí quyết định của nó. Một cách có ý thức, cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp đã có nhiều động thái nhằm giúp cho luật pháp của đất nước phát triển một cách bình thường như các khu vực khác [57]. Bảo vệ SHTT tại Ma-lai-xi-a bao gồm đối với bằng sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền, chỉ dẫn địa lý và thiết kế bố trí mạch tích hợp. Ma-lai-xi-a là thành viên của WIPO và một bên ký kết Công ước Paris và Công ước Berne chi phối quyền SHTT, hiệp định TRIPs/WTO. Chính phủ Ma-lai-xi-a cam kết cung cấp bảo vệ đầy đủ cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hệ thống luật pháp về SHTT của Ma-lai-xi-a phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đã được xem xét định kỳ bởi các Hội đồng TRIPs.

Chính phủ Ma-lai-xi-a đã có những hoạt động quan trọng nhằm xây dựng một thể chế chính sách SHTT tiến bộ, hiệu quả. Cơ quan lập pháp của nước này ban hành một loạt các luật, đạo luật điều chỉnh các đối tượng liên quan đến tài sản trí tuệ phù hợp với thực tế địa phương và các điều ước quốc tế mà Ma-lai-xi-a kí kết, tham gia, bao gồm: Hiến pháp 1957, đạo luật số 552 (1996 ) về Kiểu dáng công nghiệp, đạo luật Cạnh tranh (hợp nhất 1999), luật số A1088 (sửa đổi năm 2000) về Bằng sáng chế, luật số 602 (2000) về Chỉ dẫn địa lý, luật số A1077 (sửa đổi năm 2000) về Kiểu dáng công nghiệp, luật số 601 (2000) về Mạch tích hợp (thiết kế bố trí), luật số 175 về Thương hiệu (sửa đổi 2002), luật số 1139 (sửa đổi năm 2002) về Bản quyền, luật số 1137 (sửa đổi năm 2002) về Bằng sáng chế, luật số 1138 (sửa đổi năm 2002) về Thương hiệu, luật về Chỉ dẫn địa lý (sửa đổi năm 2002), luật Bản quyền (sửa đổi 2003), đạo luật 634 (2004) về Giống cây trồng, luật về Bằng sáng chế (sửa đổi 2003), luật số A1196 (sửa đổi 2003) về Bằng sáng chế, luật Bảo vệ giống cây trồng mới năm 2004, luật số 658 (2006) về Thương mại điện tử, luật số A1264 (sửa đổi năm 2006) về Bằng sáng chế, luật số 322 (2006) về Bản quyền …Và các quy định (quy tắc): quy chế năm 1987 về Cạnh tranh, quy định số 327 về Bằng sáng chế (1995), quy chế Thương hiệu (1997), quy chế về Kiểu dáng công nghiệp (1999), quy chế (cấp phép) Bản quyền (2000), quy chế về Chỉ dẫn địa lý (2001), quy chế về Bằng sáng chế (sửa

đổi 2001), quy chế về Thương hiệu (sửa đổi 2001), quy chế Bằng sáng chế (sửa đổi 2006)…Ma-lai-xi-a cũng đã xây dựng một Chính sách quốc gia về SHTT hướng tới các mục tiêu: Khai thác tài sản trí tuệ như là động cơ cho tăng trưởng mới nhằm tăng cường sự thịnh vượng kinh tế và xã hội; tạo ra một môi trường khuyến khích sự sáng tạo trí tuệ liên tục, cung cấp một tiêu chuẩn cao về bảo vệ tài sản trí tuệ, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và xây dựng nguồn nhân lực để thực hiện các chính sách; xây dựng tài sản trí tuệ trở thành một tài sản có giá trị thương mại và là một công cụ quan trọng của cạnh tranh trong kinh doanh [54].

* Thể chế thực thi quyền SHTT ở Xin-ga-po [69]

Xin-ga-po công nhận rằng một chế độ SHTT mạnh mẽ là điều cần thiết cho quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế nhiều vốn sang một nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế hoàn toàn cam kết bảo vệ quyền SHTT và có cách tiếp cận giữa các cơ quan xây dựng và thực hiện chính sách SHTT, bao gồm cả chính sách về bảo vệ, phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ SHTT, nhận thức, giáo dục và thực thi quyền SHTT vì lợi ích xã hội và kinh tế quốc gia.

Hệ thống pháp luật SHTT của Xin-ga-po được xây dựng toàn diện và phù hợp với các tiêu chuẩn của TRIPs từ năm 1999. Xin-ga-po đã ban hành hầu hết các luật điều chỉnh các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan, đối tượng quyền SHCN và giống cây trồng mới. Các quy chế, quy định cũng được chính phủ nước này ban hành để điều chỉnh các lĩnh vực SHTT liên quan, bao gồm: Hiến pháp, luật về Giống cây trồng (luật số 232A, sửa đổi 2006), luật Bản quyền (luật số 63, sửa đổi 2006), luật Thiết kế bố trí mạch tích hợp (luật 266, sửa đổi 2005), luật Thương hiệu (luật 332, sửa đổi 2005), luật Bằng sáng chế 2005, đạo luật SHTT 2001 (thành lập Văn phòng SHTT), luật Mạch tích hợp (luật số 3, 1999), luật Bảo vệ giống cây trồng, đạo luật Chỉ dẫn địa lý 1998… và các quy tắc, quy định: Bản quyền (sửa đổi 2009), Thương hiệu (2008), Bằng sáng chế (sửa đổi 2007), Giống cây trồng (sửa đổi năm 2006), Bản quyền (cung cấp dịch vụ mạng 2005), Thiết kế (đăng ký quốc tế) 2005, Kiểu dáng công nghiệp (sửa đổi năm 2002), Nhãn hiệu (đăng ký quốc tế, sửa

đổi năm 2002), Bản quyền (thực thi các biện pháp biên giới, sửa đổi vào năm 2002), Nhãn hiệu (thực thi các biện pháp biên giới, sửa đổi năm 2001), Thiết kế (quy tắc năm 2000), Bằng sáng chế năm 1999, Thương hiệu (áp dụng đối với người nước ngoài, quy chế năm 1959, hợp nhất vào năm 1998), quy chế 1987, quy định hạn chế nhập khẩu năm 1987, quy định về nhuận bút 1987, quy chế 1959 về Thương hiệu…

Bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia thì các hiệp định, hiệp ước mà Xin-ga-po kí kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc thực thi các nghĩa vụ mà Xin-ga-po là một bên ký kết. Các điều ước quốc tế bao gồm: Hiệp ước WIPO, Hiệp ước Xin-ga-po (16/3/2009), Công ước Brussels (27/4/2005), Hiệp định Hague (17/4/2005), Hiệp ước WIPO Bản quyền (17/4/2005), Hiệp ước WIPO biểu diễn và ghi âm (17/4/2005), Nghị định thư Madrid (31/10/2000), Hiệp định Nice (18/3/1999), Công ước Berne (21/12/1998), Hiệp ước Budapest (23/2/1995), Công ước Paris (23/2/1995), Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (23/2/1995), Công ước WIPO (10/12/1990), Hiệp ước LHQ về việc sử dụng truyền thông điện tử trong các hợp đồng quốc tế, Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (18/8/2010), Nghị định thư Geneva 1949 (7/1/2009), Công ước UPVO (30/7/2004), Công ước về đa dạng sinh học (20/3/1996), Hiệp ước LHQ về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (01/3/1996), Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới WTO (01/01/1995), Hiệp định TRIPs/WTO (01/01/1995), Hiệp ước LHQ về luật biển (17/12/1994), Hiệp ước quốc tế về luật Nhãn hiệu Thương mại ngày 26/3/2007.

Song song với điều đó, chính sách quốc gia về SHTT được quốc gia này triển khai với việc nâng cao năng lực thể chế và hiệu quả của các cơ quan thực thi pháp luật đã mang lại những kết quả rõ rệt. Xin-ga-po nhiều năm liên tiếp là quốc gia hàng đầu Châu Á về thực thi quyền SHTT theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới.

Cũng như tình trạng chung của các nước trong khu vực, chính sách pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật SHTT ở Thái Lan vẫn bị đánh giá là yếu kém. Trong những năm qua hoạt động lập pháp, xây dựng thể chế về thực thi quyền SHTT ở quốc gia này đã có những bước cải thiện đáng kể. Điều này xuất phát từ áp lực từ các công ty đa quốc gia sở hữu nhãn hiệu, bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và từ thực tiễn mong muốn đưa Thái Lan chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế công nghiệp hóa có thể cạnh tranh trong thị trường toàn cầu hóa [48].

Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật của Thái Lan đã sớm có các quy định về quyền sở hữu nói chung, quyền SHTT và thực thi quyền SHTT nói riêng. Chính phủ Thái Lan cũng đã xây dựng nhiều đề án về mặt lập pháp được xem là tích cực nhất trong khu vực Đông Nam Á nhằm tạo thuận lợi cho những nỗ lực thực thi pháp luật. Hệ thống pháp luật của Thái Lan bao gồm: Hiến pháp (2007), BLHS BLDS, đạo luật Chỉ dẫn địa lý (2003), đạo luật Không tiết lộ thông tin (Bí mật thương mại – 2002), luật Mạch tích hợp (2000), Luật Thương hiệu (2000), đạo luật năm 1999 về Kiến thức truyền thống, đạo luật Giống cây trồng (1999), luật Bằng sáng chế (1999), đạo luật Bản quyền tác giả (1994), luật năm 1979 về Thương hiệu và Chỉ dẫn địa lý (xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa), luật năm 1979 về Thương hiệu (nhãn hiệu hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng)…Các quy định điều chỉnh hoạt động thực thi quyền SHTT: quy chế về Bằng sáng chế (PCT, 2009), quy định (số 22) năm 1999 về kiểm tra và ứng dụng bằng sáng chế, quy định (số 26) năm 1999 về giấy phép sáng chế độc quyền, quy định (số 24) năm 1999 về thù lao, quy định (số 21) năm 1999 về sáng chế và ứng dụng sáng chế, quy định (số 25) năm 1999 về sáng chế và giấy phép sáng chế, quy định (số 23) năm 1999 về phí ứng dụng bằng sáng chế, quy định (số 27) năm 1999 về sáng chế và cấp bằng sáng chế, quy định về thay thế bằng sáng chế, cấp phép giấy chứng nhận ứng dụng (1986) năm 1999, quy chế năm 1997 về giấy phép bản quyền, quy định (số 3) năm 1997 và quy chế năm 1992 về thương hiệu. Thái Lan cũng là quốc gia tham gia hơn 20

công ước, hiệp ước quốc tế trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về SHTT và thực thi quyền SHTT.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 32)