Các nội dung cụ thể của việc thực thi quyền SHTT ở TháiLan

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 88)

2.5.2.1. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của cơ quan hành chính

Cục SHTT Thái Lan (DIP) đã được chính thức thành lập vào ngày 03/5/1992) với các nhiệm vụ chủ yếu phát triển tài sản trí tuệ; tiếp nhận, xử lý cấp văn bằng bảo hộ quyền SHTT; xử lý khiếu nại; tuyên truyền, giáo dục, đào tạo và hợp tác quốc tế…

Trong khoảng thời gian 5 năm (2006-2010), DIP đã tiếp nhận 27.602 đơn xin cấp bằng sáng chế, trong đó số lượng đơn trong nước là 4.803 đơn, số lượng đơn do nước ngoài nộp là 22.799 đơn; 48.388 đơn đối với thiết kế, trong đó số lượng đơn trong nước nộp là 43.611 đơn, nước ngoài 4.777 đơn.

* Hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm quyền SHTT

Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan phối hợp với Cục điều tra đặc biệt, Cục SHTT, Hải quan theo dõi các hoạt động bất hợp pháp, đột kích, bắt giữ và tịch thu hàng hóa vi phạm. Các hoạt động của lực lượng cảnh sát nhắm vào các cơ sở sản xuất trên quy mô lớn và bán buôn với tính chất thương mại với mục đích loại bỏ các hàng hóa vi phạm tại đầu của chuỗi cung ứng cho thị trường. Năm 2006, cảnh sát đã tiến hành bắt giữ 9.575; năm 2007 là 7.145 trường hợp; năm 2008 là 5.923 trường hợp và 7.613 trường hợp trong năm 2009. Như vậy từ năm 2006 đến 2009 Cảnh sát Thái Lan đã tiến hành bắt giữ và tịch thu 30.230 trường hợp với số lượng hàng hóa bị tịch thu lên tới hơn 15 triệu mặt hàng. Các hành vi xâm phạm chủ yếu là bản quyền theo đạo luật B.E. 2537 (hơn 18.000 trường hợp), nhãn hiệu hàng hóa theo đạo luật B.E.2534 (hơn 12.000 trường hợp). Những con số cho thấy tình trạng vi phạm diễn ra quy mô lớn hơn với số lượng hàng hóa xâm phạm tăng lên đáng kể.

2.5.2.2. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của tòa án [36]

Theo quy định của pháp luật Thái Lan các trường hợp tranh chấp hoặc xâm phạm liên quan đến quyền SHTT được xem xét bởi Tòa án Trung ương về SHTT và Thương mại quốc tế (CIPIT). Tòa án Trung ương về SHTT và Thương mại quốc tế được thành lập cuối năm 1996 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/12/1997. Hệ thống tòa án này được tổ chức theo hệ thống: Tòa án tối cao, tòa phúc thẩm; các tòa phúc thẩm cấp khu vực và tòa sở thẩm (tòa sơ thẩm được tổ chức tại các tỉnh và

các tòa sở thẩm tại Bangkok). CIPIT hoạt động theo các nguyên tắc độc lập do Chánh án tòa án tối cao phê chuẩn nhằm đảm bảo tính hiệu quả và linh hoạt. CIPIT có thẩm quyền chuyên biệt về các loại việc dân sự và hình sự và phúc thẩm các quyết định của văn phòng về SHTT trong toàn quốc; về những vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế; về bắt giữ tàu biển; về chống bán phá giá và trợ giá; về thi hành quyết định của trọng tài về các vấn đề về SHTT và thương mại quốc tế [36, 60]. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 3 thẩm phán, trong đó 2 thẩm phán chuyên nghiệp có kiến thức chuyên sâu về các vấn đề SHTT hoặc thương mại quốc tế; thẩm phán còn lại thường là không chuyên nhưng có kiến thức về SHTT hoặc thương mại quốc tế [36, 61].

Khi một người có chứng cứ rõ ràng rằng một người đang thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện một hành vi xâm phạm quyền SHTT thì chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu tòa án ra một lệnh ngăn chặn người đó thực hiện hành vi trước khi khiếu nại hoặc trước khi khởi tố.

CIPIT có quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ trước khi khởi kiện như lệnh cấm tạm thời hoặc tịch thu, kê biên các tài liệu, vật dụng liên quan đến việc vi phạm như là chứng cứ nếu tòa thấy thích hợp. Quy định này lần đầu tiên được quy định trong thủ tục tố tụng Thái Lan và khá tương đồng với lệnh Anton – Piller.

Quy tắc xét xử của CIPIT cũng rất linh hoạt: CIPIT sử dụng các hội nghị trước phiên tòa (thông qua video để kiểm tra nhân chứng ở ngoài tòa án; chấp nhận thông tin lưu trong máy tính) nhằm đảm bảo tính nhanh chóng, công bằng và hiệu quả; phiên tòa được tiến hành liên tục, cả ngày; sử dụng lời khai và lời khai có tuyên thệ cùng với các chứng cứ bằng miệng, thẩm vấn nhanh và ban hành các lệnh tạm thời; chấp nhận kháng cáo trực tiếp lên CIPIT thuộc tòa án tối cao…[36, 61].

Để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền SHTT, CIPIT chú trọng tới các hình phạt cứng rắn. Hầu hết các trường hợp liên quan đến SHTT do CIPIT thụ lý đều là các trường hợp áp dụng pháp luật và thủ tục tố tụng hình sự. Trong năm 2009 có 6.612 trường hợp vi phạm SHTT đã được nộp tại tòa án và chủ yếu liên quan đến

việc làm giả nhãn hiệu hàng hoá (2.166 trường hợp) và các hoạt động vi phạm bản quyền (2.145 trường hợp); 10 trường hợp liên quan đến vi phạm bằng sáng chế. Trong tổng số 7.703 trường hợp do CIPIT thụ lý (trong đó có 1.091 trường hợp của năm 2008) đã giải quết được 6.815 trường hợp, có 119 trường hợp bị áp dụng hình phạt tù [44, 6].

2.5.2.3. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của hải quan [42]

Nhận thức được tác hại của hành vi vi phạm SHTT và tầm quan trọng của việc thực thi quyền SHTT, bên cạnh việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, Cục hải quan Hoàng gia Thái Lan đã tích cực tham gia các cuộc hội thảo tập trung vào việc cải thiện bảo vệ và thực thi quyền SHTT ở cấp độ khu vực và quốc tế. Hải quan Thái Lan cam kết bảo vệ quyền SHTT phù hợp với TRIPs; tham gia các hoạt động được tổ chức bởi Tổ chức Hải quan thế giới, ASEAN về trao đổi thông tin, đào tạo, luật pháp; phối hợp với các quốc gia ASEAN nâng cao năng lực thực thi thông qua các biện pháp chống tội phạm SHTT, tăng cường phối hợp với các chủ thể quyền, hải quan, cơ quan hữu quan của các quốc gia trong khu vực.

Với chiến lược chính tăng cường “an toàn xã hội”, hải quan Hoàng gia Thái Lan tăng cường hợp tác với các đối tác tư nhân. Bản ghi nhớ giữa hải quan với 37 tổ chức tham gia bảo vệ SHTT đã được ký kết nhằm cải thiện các quy tắc và quy định của tổ chức có liên quan và hỗ trợ họ thành đối tác lâu dài. Hải quan cũng đã thành lập lực lượng đặc nhiệm bao gồm các cơ quan nhà nước và các tổ chức khu vực tư nhân tiến hành hoạt động cùng nhau. Hải quan Thái Lan cũng thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức, các quốc gia trên thế giới: Hàn Quốc (9/1999), Campuchia (10/1999), Mỹ (6/2003), Ma-lai-xi-a (7/2003), Trung Quốc (8/2003)…

Lực lượng hải quan Hoàng gia Thái Lan chú trọng công tác thực thi biên giới với việc ngăn chặn từ đầu hàng hóa xâm phạm quyền SHTT ở điểm xuất khẩu, nhập khẩu. Một hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT và máy phát hiện hàng hóa vi phạm quyền SHTT được triển khai cùng với thanh mã hóa, camera quan sát, GPS được sử

dụng trong công tác phòng chống, đàn áp vi phạm quyền SHTT…đã hỗ trợ cho việc phát hiện các hành vi xâm phạm một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Để nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT của hải quan Thái Lan, đặc biệt là hoạt động chống hàng giả, ngày 12/9/2003 một bản ghi nhớ về hợp tác của các cơ quan chính phủ có liên quan và khu vực tư nhân để phòng ngừa và ngăn chặn việc buôn lậu các sản phẩm xâm phạm đã được ký kết giữa Bộ thương mại, bộ phận hải quan và các thành viên có liên quan của khu vực tư nhân . Mục tiêu của bản ghi nhớ là thiết lập một chương trình giám sát hàng giả vào, rời Thái Lan và để tạo điều kiện hợp tác hiệu quả giữa chính phủ và khu vực tư nhân để phòng ngừa và ngăn chặn dòng chảy của hàng hóa tại biên giới. Theo đó, chức năng và phạm vi của bản ghi nhớ tập trung vào các thủ tục: Khi cán bộ hải quan nghi ngờ rằng một lô hàng có thể chứa hàng giả, họ phải liên lạc với chủ sở hữu quyền kiểm tra hàng hoá. Trong trường hợp cán bộ hải quan không có thẩm quyền kiểm tra các hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT, chủ sở hữu quyền sẽ hợp tác với cảnh sát để kiểm tra hàng hóa và bắt giữ người xâm phạm. Cán bộ hải quan và các chủ sở hữu quyền sẽ thành lập các đơn vị để kiểm tra hàng hóa tại trụ sở hải quan nơi có một mức độ cao của hàng giả vận chuyển qua biên giới và tất cả hàng giả bị tịch thu sẽ bị tiêu hủy. Các chủ sở hữu quyền SHTT sẽ cung cấp một hệ thống máy tính để hỗ trợ thực thi biên giới, bao gồm cả việc thiết lập cơ sở dữ liệu về nhập khẩu và xuất khẩu liên quan đến hành vi xâm phạm quyền SHTT. Hỗ trợ đào tạo giữa khu vực công và tư.

Thái Lan có luật lệ và quy định cho phép chủ sở hữu quyền SHTT để tranh thủ sự giúp đỡ của các quan chức hải quan đình chỉ hàng giả từ nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, thủ tục hải quan chỉ áp dụng cho hàng hoá vi phạm về nhãn hiệu và quyền tác giả.

Kết quả thống kê từ năm 2005 đến 30/6/2010 cho thấy lực lượng hải quan đã thu giữ 3.030 trường hợp hàng hóa vi phạm quyền SHTT với số lượng 9.088.987 mặt hàng bị thu giữ. Hàng hóa bị vi phạm nhiều nhất là VCD/DVD, điện thoại và phụ kiện, hàng may mặc… với các nhãn hiệu bị làm nhái, làm giả Nokia, I –mobile,

Kitty, Manchester United…. Phần lớn hàng hóa xâm phạm quyền SHTT bị tịch thu được hải quan phối hợp với cảnh sát hoàng gia tiến hành tiêu hủy theo luật định.

Cục Hải quan đã tạo ra một Trung tâm SHTT để phối hợp trong điều tra và Cục ngăn chặn để tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật. Trung tâm và Sở điều tra đặc biệt được thiết lập một mạng riêng kết nối cơ sở dữ liệu để cho phép truy cập nhanh đến thông tin để hỗ trợ điều tra. Tháng 12 năm 2009, Cục SHTT đã mở đường dây nóng 1368 như là một kênh mới để báo cáo trực tiếp các hoạt động đáng ngờ hoặc các tình huống có vấn đề mà có thể liên quan đến hành vi xâm phạm SHTT.

2.5.3. Những vấn đề vƣớng mắc trong quá trình thực thi quyền SHTT ở Thái Lan [63]

Hệ thống thực thi quyền SHTT ở Thái Lan được đánh giá là khá tiến bộ và hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vướng mắc trong thực tiễn thực thi sau:

Thứ nhất, sự phối hợp chưa hiệu quả giữa tòa án với các cán bộ điều tra trong hoạt động phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Thứ hai, việc tiêu hủy hàng hóa xâm phạm quyền SHTT theo cách thức nào và chi phí tiêu hủy cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong một số trường hợp chi phí để tiêu hủy hàng hóa xâm phạm quyền SHTT là không nhỏ.

Thứ ba, giá thành cao của sản phẩm gốc, lợi nhuận thu được từ hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng như nhận thức của công chúng cũng là một cản trở đối với hoạt động thực thi quyền SHTT.

Kết luận: Pháp luật về thực thi quyền SHTT của Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Thái Lan cơ bản tương thích và đạt được các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu theo yêu cầu của TRIPs. Các hoạt động thực thi cũng được tăng cường và đạt được những kết quả khác nhau. Bên cạnh các cam kết của chính phủ,

việc xây dựng một đất nước đề cao tài sản trí tuệ hướng tới xây dựng một đất nước có “văn hóa sở hữu trí tuệ” là mục tiêu mà các quốc gia hướng tới.

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT, thực thi quyền SHTT

3.1.1. Đòi hỏi khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về SHTT và thực thi quyền SHTT thực thi quyền SHTT

- Hoàn thiện pháp luật SHTT và thực thi quyền SHTT đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Đảng và nhà nước xác định trong các nhất quán trong các văn kiện Đại hội đảng toàn quốc. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức… “Hướng trọng tâm hoạt động khoa học và công nghệ vào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”[9, 132]. Mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thân; quốc phòng, an ninh vững chắc; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; phấn đấu đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp.

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước yêu cầu đặt ra là phải huy động được sức mạnh của toàn dân, khuyến khích sự sáng tạo trí tuệ của xã hội, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ của các nước tiên tiến trên cơ sở luật pháp quốc tế và một hệ thống bảo hộ, thực thi quyền SHTT mạnh. Ngày nay, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế và làm thay đổi mạnh mẽ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khả năng làm chủ tri thức, nắm giữ và khai thác có hiệu quả tài sản trí tuệ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của quốc gia.

- Hoàn thiện pháp luật SHTT và thực thi quyền SHTT trước những thách thức của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của bất kì một quốc gia nào cũng đều phụ thuộc vào sự phát triển, trình độ của khoa học, công nghệ. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, xã hội

của mỗi quốc gia. Trình độ khoa học công nghệ của nước ta còn thấp chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; các hoạt động khoa học công nghệ chưa thực sự gắn với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế xã hội [9, 234].

Hoàn thiện pháp luật SHTT và thực thi quyền SHTT phải phán ánh được trình độ phát triển của khoa học công nghệ hiện tại và trong tương lai gần. Pháp luật SHTT phải kịp thời điều chỉnh các đối tượng, các lĩnh vực mới mẽ trong khoa học công nghệ; tránh tình trạng đối tượng cần bảo vệ thì không bảo vệ và ngược lại. Hệ thống pháp luật đó phải vừa bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, chủ thể quyền vừa khuyến khích hoạt động sáng tạo khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia.

- Hoàn thiện pháp luật SHTT và thực thi quyền SHTT trước đòi hỏi của xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới. Việt Nam từ một đất nước với nền kinh tế tự cung, tự cấp, khép kín với thế giới bên ngoài đã ngày càng dịch

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 88)