Tổng quan về pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Ma-lai-xi-a

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 75)

Ma-lai-xi-a [67]

Hệ thống pháp luật Ma –lai –xi –a dựa trên cơ sở truyền thống pháp luật án lệ (common law). Trong thời gian qua chính phủ Ma-lai-xi-a đã có những nỗ lực đáng kể trong việc hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT. Chính phủ xây dựng một chính sách quốc gia về SHTT (NIPP) với mục đích tập trung vào việc tối đa hóa sự đóng góp của tài sản trí tuệ trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và công nghệ thông tin, cung cấp một hệ thống bảo vệ tài sản trí tuệ cao, đẩy mạnh khai thác tiềm năng thương mại, thúc đẩy phát triển hỗ trợ các ngành công nghiệp và xây dựng nguồn nhân lực cao để thực hiện thành công chính sách [58, 3]. Pháp luật điều chỉnh các vấn đề về SHTT và thực thi quyền SHTT được quy định trong các văn bản pháp luật và các quy định chủ yếu: Hiến pháp 1957, đạo luật số 552 (1996) về Kiểu dáng công nghiệp, đạo luật Cạnh tranh (1999), luật số A1088 (sửa đổi 2000) về Bằng sáng chế, luật số 602 (2000) về Chỉ dẫn địa lý, luật số A1077 (sửa đổi 2000) về Kiểu dáng công nghiệp, luật số 601 (2000) về Mạch tích hợp (thiết kế bố trí), luật số 175 về Thương hiệu (sửa đổi 2002), luật số 1139 (sửa đổi 2002 ) về Bản quyền, luật số 1137 (sửa đổi 2002) về Bằng sáng chế, luật số 1138 (sửa đổi 2002) về Thương hiệu, luật về Chỉ dẫn địa lý (sửa đổi 2002), luật Bản quyền (sửa đổi 2003), đạo luật 634 (2004) về Giống cây trồng, luật về Bằng sáng chế (sửa đổi 2003), luật số A1196 (sửa đổi 2003) về Bằng sáng chế, luật Bảo vệ giống cây trồng mới năm 2004, luật số 658 (2006) về Thương

mại điện tử, luật số A1264 (sửa đổi 2006) về Bằng sáng chế, luật số 322 (2006) về Bản quyền …Và các quy định (quy tắc): quy chế năm 1987 về Cạnh tranh, quy định số 327 về Bằng sáng chế (1995), quy chế Thương hiệu (1997), quy chế về Kiểu dáng công nghiệp (1999), quy chế (cấp phép) Bản quyền (2000), quy chế về Chỉ dẫn địa lý (2001), quy chế về Thương hiệu (sửa đổi 2001), quy chế Bằng sáng chế (sửa đổi 2006)…

Nhìn chung hệ thống pháp luật Ma-lai-xi-a về SHTT cơ bản tương thích, phù hợp với các yêu cầu của TRIPs/WTO. Hệ thống luật về SHTT ngày càng được hoàn thiện kể từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 khi mà SHTT ngày càng giữ vai trò quan trọng, kích thích sáng tạo và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhận thức của công chúng và các ngành công nghiệp cũng tăng theo tỷ lệ thuận. Chính phủ triển khai một chiến dịch quốc gia nhằm tăng cường nhận thức của công chúng và doanh nghiệp về SHTT [61, 91]. Cùng với đó hệ thống các cơ quan thực thi quyền SHTT cũng được xây dựng và hoàn thiện. Việc thực thi quyền SHTT thuộc nhiều cơ quan khác nhau như Tổng công ty SHTT, Bộ thương mại, Cơ quan cảnh sát, tòa án, hải quan…

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 75)