2.3.2.1. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của cơ quan hành chính
* Hoạt động đăng ký, xác lập quyền SHTT
Văn phòng SHTT Ma-lai-xi-a (MyIPO) thuộc Bộ Thương mại và Tiêu dùng trong nước là cơ quan có chức năng: Đảm bảo các quy định của pháp luật về SHTT được quản lý và thực thi phù hợp; cung cấp dịch vụ, lệ phí và các khoản phí khác theo quy định của pháp luật SHTT; tư vấn về việc xem xét và cập nhật pháp luật SHTT; khuyến khích, thúc đẩy, đào tạo, phổ biến thông tin về SHTT; thúc đẩy hợp tác quốc tế; nghiên cứu các vấn đề về SHTT…Mục tiêu chủ yếu thiết lập một chính quyền mạnh mẽ và hiệu quả; tăng cường luật SHTT; cung cấp thông tin toàn diện và thân thiện về SHTT; thúc đẩy các chương trình nhận thức công chúng về tầm quan trọng của SHTT và cung cấp dịch vụ tư vấn về SHTT [74].
Trong giai đoạn 2006 -2010 MyIPO đã cấp 21.620 văn bằng bảo hộ đối với sáng chế; 98.362 nhãn hiệu thương mại và 8.150 kiểu dáng công nghiệp được đăng ký. Cũng như hầu hết các quốc gia trong khu vực số lượng đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế trong nước so với người nước ngoài đều có sự chênh lệch đáng kể. Số đơn được nộp tại MyIPO năm 2010 tương ứng là 1.275 (19,72%) so với 5.189 đơn nộp của người nước ngoài trong tổng số 6.464 đơn yêu cầu được nộp.
Về vấn đề quyền tác giả và quyền liên quan được quy định trong Đạo luật bản quyền 1987 (đạo luật này được thay thế bởi đạo luật bản quyền 1997 và có hiệu lực 01/4/1999). Theo đó, ở Ma-lai-xi-a không có một hệ thống đăng ký bản quyền riêng mà tác phẩm sẽ tự động được bảo hộ nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật Ma-lai-xi-a về bản quyền. Chủ sở hữu quyền có thể nộp đơn và các tài liệu kèm theo tài liệu chứng minh hành vi vi phạm lên phòng thực thi của Bộ thương mại và tiêu dùng trong nước. Phòng Thực thi sẽ tiến hành điều tra và truy tố nếu cần thiết.
MyIPO cũng đã tăng cường giám sát các đại lý đăng ký quyền SHTT, áp dụng một số biện pháp để tăng hiệu quả hoạt động, bao gồm cả tư vấn và giới thiệu hệ thống nộp đơn trực tuyến cho nhãn hiệu và sáng chế. Những biện pháp này đã làm giảm đáng kể thời gian xử lý các đơn và cải thiện đáng kể tình hình tồn đọng của các năm trước.
* Hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm quyền SHTT
- Bộ phận thực thi của Bộ Thương mại và tiêu dùng trong nước (MDTCC): Một tính năng độc đáo của đạo luật Bản quyền năm 1987 (sửa đổi 2003) là trao quyền lực cho cán bộ thực thi của Bộ Thương mại và Tiêu dùng trong nước (MDTCC). Đội ngũ cán bộ của MDTCC được bổ nhiệm để thi hành đạo luật và được trao quyền để vào cơ sở bị nghi là có dấu hiệu sản xuất hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, bao gồm: tiến hành các cuộc tấn công tại cơ sở xác định, thu giữ hàng hoá vi phạm và đối chiếu các bằng chứng. Việc truy tố hình sự có thể được tiến hành nếu có đầy đủ bằng chứng
chứng minh hành vi phạm tội. Hàng hóa bị tịch thu sẽ được tiêu hủy theo quy định. Các MDTCC đã rất tích cực trong vài năm qua trong cuộc chiến chống sao chép lậu và hàng giả hoạt động tại Ma-lai-xi-a. Năm 2009, MDTCC đã xử lý 409 trường hợp liên quan đến hàng giả, 902 trường hợp liên quan đến bản quyền và 4.130 trường hợp về bí mật kinh doanh [49, 27].
MDTCC thường xuyên phối hợp với các cơ quan chính phủ như cảnh sát, hải quan, tổng chưởng lý, MyIPO để tiến hành các hoạt động thực thi quyền SHTT trọng tâm. Ngoài ra MDTCC cũng phối hợp với Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) trong việc mở các chiến dịch kiểm tra ngẫu nhiên tại các văn phòng kinh doanh về sử dụng phần mềm bất hợp pháp. Hơn 24.000 khuyến cáo đã được thông báo tới người sử dụng phầm mềm bất hợp pháp trong năm 2009.
2.3.2.2. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của tòa án [50]
Năm 2007 đánh dấu bước phát triển tích cực đối với việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Ma-lai-xi-a. Điều này được chứng minh bằng việc triển khai các hoạt động để chống vi phạm bản quyền phần mềm, các vị trí của máy quét hàng hóa tại cảng, các cuộc tấn công thường xuyên thực hiện bởi các cơ quan liên quan và tuyên bố của Thủ tướng Ma-lai-xi-a về việc thành lập tòa án SHTT.
Theo đó, ngày 17/7/2007 tòa án về SHTT được thành lập tại 15 bang để xét xử các trường hợp liên quan đến SHTT và 06 tòa án cấp cao tại các bang: Kuala Lumpur, Selangor, Johor, Perak, Sabah và Sarawak để xem xét các trường hợp vi phạm quyền SHTT. Việc thành lập tòa án SHTT là nỗ lực của chính phủ Ma-lai- xi- a nhằm đưa quốc gia này ra khỏi danh sách các quốc gia cần theo dõi đặc biệt liên quan đến SHTT và nhằm cải thiện năng lực thực thi quyền SHTT của Ma-lai-xi-a trước áp lực của quốc tế. Việc thành lập tòa án SHTT cũng nhằm giảm bớt các tồn đọng án về SHTT. Trước đây khi chưa có tòa án chuyên ngành về SHTT thì các trường hợp tranh chấp liên quan đến SHTT được xét xử dân sự hoặc hình sự trước tòa án Kuala Lumpur. Thực tế này làm chậm trễ việc xử lý các trường hợp liên quan đến vi phạm quyền SHTT.
Khi xảy ra một hành vi vi phạm quyền SHTT, chủ thể quyền có thể lựa chọn các cách thức khác nhau để bảo vệ quyền lợi của mình bằng hành động dân sự, hành động hình sự hoặc hành chính. Thông thường khi lựa chọn hành động dân sự, các chủ sở hữu quyền hướng đến mong muốn hạn chế các hành vi xâm phạm, kiểm soát hàng hóa bị xâm phạm, yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc hướng đến hành động xin lỗi công khai của người có hành vi xâm phạm quyền SHTT. Trong mọi trường hợp việc bảo vệ quyền lợi của mình thông qua thủ tục dân sự được tiến hành tại tòa án, trong thời gian luật định. Chủ sở hữu tài sản trí tuệ đề nghị một biện pháp tạm thời hoặc một lệnh Anton Piller từ tòa án để ngăn chặn hành vi xâm phạm. Chủ sở hữu tài sản trí tuệ cũng có thể gửi một đơn khiếu nại lên MDTCC trong đó chứa đựng các căn cứ chứng minh chủ sở hữu hợp pháp tài sản trí tuệ bị xâm phạm cùng với các chi tiết như là nơi hành vi vi phạm đang xảy ra. Khi có đủ căn cứ cho rằng có hành vi vi phạm xảy ra thì một cuộc tấn công sẽ được triển khai và người vi phạm có thể bị truy tố một tội hình sự trước tòa án bởi cơ quan công tố. Nếu bị kết án thì người phạm tội có thể bị phạt tiển hoặc phạt tù hoặc cả hai.
Trong năm 2005 tòa án Ma-lai- xi- a chỉ giải quyết được 14% các trường hợp liên quan đến SHTT do tòa thụ lý. Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2006, hơn 1.000 trường hợp liên quan đến SHTT đã được chờ đợi để được giải quyết tại Tòa án và 67 trường hợp khác thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án cấp trên. Khi tòa án SHTT được thành lập số vụ án do tòa này giải quyết đã tăng lên khoảng 70%. Chỉ tính riêng trong năm 2007 đã có 157 trường hợp liên quan đến SHTT được nộp tại tòa án Kuala Lumpur, 84 trường hợp vẫn chưa được giải quyết. Sự ra đời của tòa án SHTT ở Ma-lai- xi-a là một cột mốc quan trọng phản ánh những nỗ lực trong việc cải thiện tình hình thực thi quyền SHTT, góp phần giáo dục công chúng tôn trọng quyền SHTT, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong hoạt động của tòa án SHTT, việc bổ nhiệm các thẩm phán có chuyên môn và am hiểu các vấn đề phức tạp của quyền SHTT cũng là một vấn đề. Theo số liệu năm 2008 cho thấy các trường hợp do tòa án SHTT Ma-lai-xi-a xét xử rất đa dạng, bị điều chỉnh bởi nhiều các luật khác nhau: một nửa số vụ án trước tòa án bị
truy tố theo Đạo luật nhãn hiệu thương mại 1976 và luật Thương mại mô tả 1972; 15% các trường hợp truy tố theo đạo luật Bản quyền 1987; 15% theo luật Đĩa quang học năm 2000; 20% còn lại bị truy tố theo đạo luật Bằng sáng chế 1983 và đạo luật Kiểu dáng công nghiệp năm 1996.
2.3.2.3. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của hải quan [42]
Lực lượng hải quan hoàng gia Ma-lai-xi-a là cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền SHTT bằng việc tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thương mại theo quy định tại phần thứ XIVA (điều 70C- 70P) của Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa 1976 (đã được sửa đổi bởi Đạo luật A1138 năm 2002) về các biện pháp kiểm soát biên giới. Theo đó khi chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa hoặc đại lý chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có quyền nộp đơn cho phòng thi hành của hải quan hoàng gia nêu rõ thời gian, địa điểm của hàng hóa liên quan đến thương hiệu đã đăng ký nghi ngờ giả mạo sẽ được nhập khẩu với mục đích thương mại và chủ sở hữu hoặc người có quyền phản đối việc nhập khẩu đó. Khi nhận được đơn cán bộ hải quan sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết được quy định tại điều 70D.
Cán bộ hải quan cũng có thể tự mình thực hiện việc tạm giữ hàng hóa dựa trên các bằng chứng cho rằng hàng hóa đó là giả mạo thương hiệu. Cán bộ hải quan phải thông báo cho người nhập khẩu và chủ sở hữu thương hiệu. Hành động tạm giữ, đình chỉ thông quan hàng hóa của cán bộ hải quan sẽ chỉ được miễn trách nhiệm nếu xuất phát từ động cơ tốt theo quy định tại điều 70O.
Cùng với việc thiết lập các cơ quan thực thi quyền SHTT ở nội địa thì việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thực thi tại biên giới của cơ quan hải quan cũng là những nỗ lực đáng kể của chính phủ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu cán bộ hải quan được đào tạo chuyên sâu về SHTT là trở ngại làm giảm hiệu quả hoạt động của lực lượng này. Thực tế các hoạt động thực thi nói chung và kiểm soát biên giới nói riêng thường dựa trên cơ sở khiếu nại của chủ sở hữu quyền hoặc người có quyền lợi liên quan. Hành động mặc nhiên rất ít khi được sử dụng như là một hoạt động ngăn chặn hiệu quả hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu, xâm phạm quyền tác giả
từ biên giới. Điều đó dẫn tới kết quả là hàng giả, hàng xâm phạm nhãn hiệu bày bán trên đường phố có dấu hiệu gia tăng.
Một nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động thực thi của cơ quan hải quan là không phải lúc nào chủ thể quyền cũng đều có sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan này. Việc chủ thể quyền không cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, các tuyến đường và mô hình vận chuyển đã gây trở ngại đáng kể cho hoạt động của cán bộ hải quan. Trong trường hợp hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu được yêu cầu đình chỉ thông quan không xâm phạm nhãn hiệu thì người yêu cầu phải bồi thường những thiệt hại do yêu cầu đó gây ra theo quy định của pháp luật.
2.3.3. Những vấn đề vƣớng mắc trong quá trình thực thi quyền SHTT ở Ma-lai-xi-a [49, 28, 29]
Thứ nhất, mặc dù tòa án SHTT đã được thành lập năm 2007, tuy nhiên đương sự vẫn gặp phải sự chậm trễ quá mức trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc. Trình độ của thẩm phán và tính phức tạp của tranh chấp về SHTT đã gây nên tình trạng kéo dài thời gian giải quyết.
Thứ hai, trong nhiều trường hợp chủ sở hữu quyền SHTT không được cung cấp đầy đủ các điều kiện để truy tố vụ án tại tòa án (như nhân chứng chuyên môn hoặc hỗ trợ chuyên nghiệp để tạo thuận lợi cho việc truy tố).
Thứ ba, nhận thức của công chúng thấp và việc thiếu sự hợp tác của chủ sở hữu quyền đối với các cơ quan thực thi cũng làm giảm hiệu quả thực thi.
Thứ tư, các bản án của tòa án và mức phạt tiền thấp không có tính chất ngăn chặn hành vi tiếp tục tiếp diễn.
Thứ năm, hàng giả và vi phạm bản quyền trở thành tội phạm có tổ chức kiểm soát bởi các tập đoàn và hiện đang có sự thiếu hiệu quả của pháp luật để chống lại cách tiếp cận mới.
2.4.1. Tổng quan về pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Xin-ga-po [69] Xin-ga-po [69]
Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về SHTT nói riêng của Xin-ga-po tương đối vượt trội so với các quốc gia còn lại của ASEAN. Hệ thống pháp luật Xin-ga-po về SHTT bao gồm các luật và quy định cơ bản sau: Hiến pháp, luật về Giống cây trồng (luật số 232A, sửa đổi 2006), luật Bản quyền (luật số 63, sửa đổi 2006), luật Thiết kế bố trí mạch tích hợp (luật 266, sửa đổi 2005), luật Thương hiệu (luật 332, sửa đổi 2005), luật Bằng sáng chế 2005, đạo luật SHTT 2001 (thành lập Văn phòng SHTT), luật Mạch tích hợp (luật số 3, 1999), luật Bảo vệ giống cây trồng, đạo luật Chỉ dẫn địa lý 1998… và các quy tắc, quy định: Bản quyền (sửa đổi 2009), Thương hiệu (2008), Bằng sáng chế (sửa đổi 2007), Giống cây trồng (sửa đổi năm 2006), Bản quyền (cung cấp dịch vụ mạng 2005), Thiết kế (đăng ký quốc tế) 2005, Kiểu dáng công nghiệp (sửa đổi năm 2002), Nhãn hiệu (đăng ký quốc tế, sửa đổi năm 2002), Bản quyền (thực thi các biện pháp biên giới, sửa đổi vào năm 2002), Nhãn hiệu (thực thi các biện pháp biên giới, được sửa đổi vào năm 2001), Thiết kế (quy tắc năm 2000), Bằng sáng chế năm 1999, Thương hiệu (áp dụng đối với người nước ngoài, quy chế năm 1959, hợp nhất vào năm 1998), quy chế 1987, quy định hạn chế nhập khẩu năm 1987, quy định về nhuận bút 1987, quy chế 1959 về Thương hiệu…
Bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia thì các hiệp định, hiệp ước mà Xin-ga-po ký kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc thực thi các nghĩa vụ mà Xin-ga-po là một bên ký kết. Cho đến nay Xin-ga-po đã tham gia hơn 20 các điều ước quốc tế liên quan đến SHTT.
Pháp luật Xin-ga-po đã hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của Hiệp định TRIPS từ năm 1999. Trong trường hợp nhất định, bảo vệ quyền SHTT trong khuôn khổ luật pháp SHTT của Xin-ga-po được mở rộng vượt ra ngoài các yêu cầu TRIPS (ví dụ như đăng ký nhãn hiệu thương mại dài hơn mà yêu cầu theo Điều 18 của Hiệp định TRIPs). Năm 2004 đánh dấu nhiều cải tiến quan lập pháp thực hiện trong tất cả
các lĩnh vực chính của IP bao gồm: bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền, thiết kế bố trí mạch tích hợp và giống cây trồng mới.
Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2007 Xin-ga-po xếp hạng thứ 2 thế giới cho việc thực thi đầy đủ các quyền SHTT. Theo Liên minh Phần mềm doanh nghiệp, tỷ lệ vi phạm phần mềm của Xin-ga-po đã giảm dần trong vài năm qua.
2.4.2. Các nội dung cụ thể của việc thực thi quyền SHTT ở Xin-ga-po [47]
2.4.2.1. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của cơ quan hành chính chính
* Hoạt động đăng ký xác lập quyền SHTT
Xin-ga-po nổi tiếng là một trung tâm SHTT hàng đầu Châu Á. Hoạt động xây dựng và thực thi quyền SHTT đã không ngừng được mở rộng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp ủng hộ chính sách, đề án hỗ trợ để thúc đẩy các hoạt động SHTT.
Văn phòng SHTT Xin-ga-po (IPO) được thành lập vào 4/2001 là cơ quan chính phủ có nhiệm vụ tư vấn và thực thi pháp luật về SHTT; thúc đẩy nhận thức