Tổng quan về pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Xin-ga-po

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 82)

Xin-ga-po [69]

Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về SHTT nói riêng của Xin-ga-po tương đối vượt trội so với các quốc gia còn lại của ASEAN. Hệ thống pháp luật Xin-ga-po về SHTT bao gồm các luật và quy định cơ bản sau: Hiến pháp, luật về Giống cây trồng (luật số 232A, sửa đổi 2006), luật Bản quyền (luật số 63, sửa đổi 2006), luật Thiết kế bố trí mạch tích hợp (luật 266, sửa đổi 2005), luật Thương hiệu (luật 332, sửa đổi 2005), luật Bằng sáng chế 2005, đạo luật SHTT 2001 (thành lập Văn phòng SHTT), luật Mạch tích hợp (luật số 3, 1999), luật Bảo vệ giống cây trồng, đạo luật Chỉ dẫn địa lý 1998… và các quy tắc, quy định: Bản quyền (sửa đổi 2009), Thương hiệu (2008), Bằng sáng chế (sửa đổi 2007), Giống cây trồng (sửa đổi năm 2006), Bản quyền (cung cấp dịch vụ mạng 2005), Thiết kế (đăng ký quốc tế) 2005, Kiểu dáng công nghiệp (sửa đổi năm 2002), Nhãn hiệu (đăng ký quốc tế, sửa đổi năm 2002), Bản quyền (thực thi các biện pháp biên giới, sửa đổi vào năm 2002), Nhãn hiệu (thực thi các biện pháp biên giới, được sửa đổi vào năm 2001), Thiết kế (quy tắc năm 2000), Bằng sáng chế năm 1999, Thương hiệu (áp dụng đối với người nước ngoài, quy chế năm 1959, hợp nhất vào năm 1998), quy chế 1987, quy định hạn chế nhập khẩu năm 1987, quy định về nhuận bút 1987, quy chế 1959 về Thương hiệu…

Bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia thì các hiệp định, hiệp ước mà Xin-ga-po ký kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc thực thi các nghĩa vụ mà Xin-ga-po là một bên ký kết. Cho đến nay Xin-ga-po đã tham gia hơn 20 các điều ước quốc tế liên quan đến SHTT.

Pháp luật Xin-ga-po đã hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu của Hiệp định TRIPS từ năm 1999. Trong trường hợp nhất định, bảo vệ quyền SHTT trong khuôn khổ luật pháp SHTT của Xin-ga-po được mở rộng vượt ra ngoài các yêu cầu TRIPS (ví dụ như đăng ký nhãn hiệu thương mại dài hơn mà yêu cầu theo Điều 18 của Hiệp định TRIPs). Năm 2004 đánh dấu nhiều cải tiến quan lập pháp thực hiện trong tất cả

các lĩnh vực chính của IP bao gồm: bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền, thiết kế bố trí mạch tích hợp và giống cây trồng mới.

Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2007 Xin-ga-po xếp hạng thứ 2 thế giới cho việc thực thi đầy đủ các quyền SHTT. Theo Liên minh Phần mềm doanh nghiệp, tỷ lệ vi phạm phần mềm của Xin-ga-po đã giảm dần trong vài năm qua.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 82)