Thiết chế thực thi quyền SHTT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 38)

Ở Việt Nam, việc thực thi quyền SHTT thuộc nhiệm vụ của nhiều cơ quan, bao gồm: Cục SHTT (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền [23, 173,174].

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành Cục SHTT vừa là cơ quan thực hiện các hoạt động phát triển sự nghiệp, vừa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực SHTT. Cục SHTT là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng tiếp nhận, xử lý và cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng quyền SHCN. Cục SHTT cũng là cơ quan có chức năng tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại liên quan đến các thủ tục cấp, xử lý, thu hồi đối với các văn bằng bảo hộ theo thủ tục hành chính. Cùng với Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch là cơ quan hành chính nhà nước có chức năng tiếp nhận, xử lý và quản lý các vấn đề liên quan đến bản quyền tác giả.

Cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành SHTT được thiết lập để đảm bảo quyền SHTT được bảo hộ và thực thi có hiệu quả. Hoạt động

của các thiết chế này chủ yếu để phát hiện, ngăn chặn và xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT. Cơ quan Công an theo nhiệm vụ quyền hạn luật định có chức năng hỗ trợ các thiết chế thực thi pháp luật khác thực hiện nhiệm vụ của mình. Hoạt động của cơ quan quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành SHTT chủ yếu phát hiện, xử lý hành chính về SHTT trong lĩnh vực, ngành hàng do cơ quan mình quản lý. Cơ quan Hải quan trực thuộc Bộ Công thương được thành lập từ trung ương đến địa phương (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan cấp tỉnh, Chi cục Hải quan cửa khẩu và các Đội Hải quan) là cơ quan có thẩm quyền kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới bằng các biện pháp kiểm soát biên giới. Theo quy định của luật Hải quan, lực lượng hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu, chủ thể quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp khi hàng hóa được chuyển qua biên giới bị nghi ngờ xâm phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền vì mục đích thương mại. Như vậy, hải quan là thiết chế quan trọng thực thi quyền SHTT ngay từ biên giới.

Tòa án nhân dân (TAND tối cao, TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện) là cơ quan xét xử các vấn đề về SHTT theo thủ tục TTDS, TTHS và tố tụng hành chính. Nguyên tắc xét xử của TAND, trình tự, thủ tục khi tiến hành tố tụng được quy định cụ thể trong luật TTDS, TTHS, hành chính cho phép các bên có liên quan có thể tiếp cận, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Việt Nam không có tòa án chuyên ngành về SHTT mà các vấn đề liên quan đến tranh chấp SHTT với mục đích lợi nhuận được giao cho TAND cấp tỉnh có thẩm quyền (thẩm quyền theo vụ việc).

1.2.2.2. Thiết chế thực thi quyền SHTT ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Thái Lan

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)