Các nội dung cụ thể của việc thực thi quyền SHTT ở Xin-ga-po

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 83)

2.4.2.1. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của cơ quan hành chính chính

* Hoạt động đăng ký xác lập quyền SHTT

Xin-ga-po nổi tiếng là một trung tâm SHTT hàng đầu Châu Á. Hoạt động xây dựng và thực thi quyền SHTT đã không ngừng được mở rộng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp ủng hộ chính sách, đề án hỗ trợ để thúc đẩy các hoạt động SHTT.

Văn phòng SHTT Xin-ga-po (IPO) được thành lập vào 4/2001 là cơ quan chính phủ có nhiệm vụ tư vấn và thực thi pháp luật về SHTT; thúc đẩy nhận thức của công chúng về tài sản trí tuệ và cung cấp cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện phát triển tài sản trí tuệ tại Xin-ga-po. IPO thường xuyên có sự hợp tác với các cơ quan kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp xây dựng, xem xét chính sách về tài sản trí tuệ và thực tiễn thi hành nó. IPO cũng giữ vai trò quan trọng trong việc tư vấn về SHTT cho quốc gia trong các cuộc đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do với các nước khác [47, 36].

Hệ thống pháp luật Xin-ga-po phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp định TRIPS, đảm bảo bảo vệ đầy đủ và hiệu quả, bao gồm hành chính, pháp luật và thực thi quyền SHTT, hài hòa hóa các hệ thống quyền SHTT trong khu vực, tăng cường hoạt động nhận thức và thúc đẩy đối thoại đang nổi lên vấn đề chính sách SHTT,

nhằm nâng cao hơn nữa quyền SHTT bảo vệ và sử dụng các quyền SHTT hệ thống vì lợi ích xã hội và kinh tế quốc gia.

Tháng 8/2003, IPO ra mắt hệ thống bằng sáng chế điện tử (e-patents system) - một hệ thống quy trình làm việc hoàn toàn trên máy vi tính với các thiết bị điện tử, nộp đơn, khả năng tải về các tài liệu bằng sáng chế, và một đăng ký hoàn toàn bằng máy tính điện tử. Trong năm 2006, IPO giới thiệu các ấn phẩm trực tuyến của tạp chí bằng sáng chế để công chúng có thể dễ dàng truy cập.

Số lượng bằng sáng chế từ năm 2005 – 2010 nộp tại Xin-ga-po là 47.230; trong đó số bằng sáng chế trong nước là 3.882 (chiếm 8,2%), số bằng sáng chế do người nước ngoài nộp là 43.348. Trong khoảng 10 năm, số lượng bằng sáng chế nộp tại Xin-ga-po tăng gần 50%. Số liệu cho thấy chính sách SHTT và những cam kết bảo vệ SHTT của chính phủ đã mang lại những phát triển đáng kể trong việc đăng ký, xác lập quyền SHTT.

* Hoạt động ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT

Tháng 01/2000, Xin-ga-po thành lập Chi nhánh SHTT (IPRB) thuộc Lực lượng cảnh Xin-ga-po để thực thi tốt hơn các quy định hình sự của đạo luật Bản quyền và luật Nhãn hiệu. IPRB hợp tác chặt chẽ với chủ sở hữu quyền trong việc thực thi đó. Từ năm 2000, IPRB đã thực hiện nhiều cuộc tấn công liên quan đến bản quyền và nhãn hiệu thương mại. Năm 2006 IPRB tiến hành 201 cuộc tấn công nhằm vào các hành vi xâm phạm quyền tác giả và thương hiệu và 250 cuộc tấn công trong năm 2007 với giá trị hàng hóa thu giữ lên đến 13 triệu USD. Các IPRB đã hoạt động tích cực trong việc giúp giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền tại Xin-ga-po và sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động đó trong thời gian tới.

2.4.2.2. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của tòa án

Tòa án ở Xin-ga-po là một trong ba trụ cột của nhà nước, hệ thống này độc lập với cơ quan lập pháp và hành pháp. Tòa án được chia thành hai cấp tòa án là tòa án tối cao và tòa án cấp dưới. Tòa án cấp dưới được chia thành nhiều tòa khác nhau, gồm: tòa án cấp quận (distric courts), tòa án địa phương (magistrates’ courts), tòa án

xét xử các vụ án tử vong bất thường (the cornoner’s court), tòa án vị thành niên (the juvenile court), tòa án giải quyết các tranh chấp nhỏ (the small claims tribunals). Trong tòa án cấp quận và tòa án địa phương có thể được thành lập các tòa án chuyên trách khác nhau: tòa án về các vấn đề hình sự (the criminal mentions courts), tòa án giải quyết các vụ án hình sự và dân sự trong thương mại (the commercial civil and criminal courts), tòa án gia đình (the family court), tòa án giao thông (the trafic court), tòa chọn lọc (the filter court), tòa án ban đêm (the night court), tòa kết án tập trung (centralized sentencing court) và trung tâm giải quyết tranh chấp qua mạng (e@dr centre) và Trung tâm giải quyết tranh chấp kết hợp(multidoor courthouse). Tòa án cấp dưới giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tòa án của Xin-ga-po giải quyết hơn 95% số vụ việc được giải quyết trong toàn hệ thống tòa án [38, 21].

Tháng 9 năm 2002, Xin-ga-po thành lập tòa án SHTT (thuộc tòa án tối cao) để giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền SHTT. Thẩm phán và các ủy viên tư pháp thuộc tòa án SHTT được bổ nhiệm phải là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến SHTT. Thủ tục dân sự, các biện pháp tạm thời, lệnh, huấn thị để ngăn ngừa kịp thời hành vi xâm phạm quyền SHTT và/hoặc bảo vệ các chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm; thủ tục hình sự, các hình phạt mang tính chất răn đe như phạt tù, phạt tiền, tạm giữ, tịch thu, tiêu hủy hàng hóa vi phạm, máy móc phương tiên sử dụng vào việc sản xuất hàng hóa…là khá hiệu quả.

2.4.2.3. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của hải quan [42]

Các biện pháp thực thi được quy định tại điều 81-100 của luật Thương mại 1998, cũng như trong các quy định về nhãn hiệu thương mại (biện pháp thực thi biên giới) năm 1999. Đạo luật Bản quyền (sửa đổi 2004) quy định các biện pháp thực thi biên giới của hải quan Xin-ga-po (điều 140 – điều 141) trao thẩm quyền mặc nhiên (ex-officio) cho lực lượng này khi hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh qua biên giới.

Các biện pháp biên giới và các biện pháp khác được áp dụng cho hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu hoặc vi phạm bản quyền mà chưa có quy định cụ thể đối với các đối tượng khác của quyền SHTT.

Theo quy định của, đạo luật Bản quyền, đạo luật Thương mại chủ sở hữu thương hiệu, bản quyền hoặc người được cấp phép có quyền nộp đơn yêu cầu hải quan tiến hành các hoạt động nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm của chủ sở hữu hàng hóa bị nghi ngờ. Đơn yêu cầu phải được gửi bằng văn bản cho tổng giám đốc hải quan nêu rõ: tư cách chủ thể (chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được cấp phép); thời gian, địa điểm hàng hóa nghi ngờ xâm phạm nhãn hiệu sẽ được nhập khẩu với mục đích thương mại; việc phản đổi nhập khẩu hàng hóa đó. Đơn yêu cầu phải kèm theo các tài liệu: một tờ cam kết rằng nội dung trong đơn là đúng sự thật; bản sao giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu; bằng chứng cho thấy việc đăng ký thương hiệu là hợp lệ; lệ phí. Khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ, trong thời gian luật định, xét thấy có dấu hiệu vi phạm cán bộ hải quan ra quyết định tịch thu hàng hóa, bản sao nhập khẩu. Các bản sao có thể bị tịch thu theo quy định tại điều 140B của đạo luật bản quyền nếu: Bán, cho thuê, hoặc bằng cách cung cấp thương mại hoặc phơi bày để bán hoặc cho thuê các bản sao; phân phối các bản sao với mục đích thương mại; phân phối các bản sao cho bất kỳ mục đích nào khác đến một mức độ mà sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chủ sở hữu quyền tác giả hoặc bằng cách thương mại trưng bày các bản sao ở nơi công cộng.

Hải quan Xin-ga-po có quyền bắt giữ hàng hóa nghi ngờ xâm phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền mà không cần bất kì khiếu nại chính thức nào. Hải quan cũng có quyền kiểm tra, tìm kiếm và bắt giữ bất cứ hàng hoá đang được hoặc đã được nhập khẩu gần đây khi nghi ngờ có chứa hàng hóa xâm phạm quyền SHTT. Trong trường hợp hành động bắt giữ hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT là sai thì cán bộ thực thi đó phải bồi thường những thiệt hại gây ra cho chủ sở hữu hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Xin-ga-po có một hệ thống các công cụ hỗ trợ hoạt động chuyên nghiệp tạo thuận lợi cho thương mại và đã đạt được mục tiêu đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan của WCO. Hải quan Xin-ga-po đã thiết lập một đường dây trợ giúp dành riêng để đối phó với các vấn đề cụ thể nêu ra bởi các thương nhân; trang web hải quan cung cấp cơ sở cho tất cả các giao dịch kinh doanh với các liên kết đến dịch vụ điện tử và TradeNet, các phán quyết, thông tư thường xuyên được cập nhật; hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động thông quan hàng hóa và hành khách; việc sử dụng các hệ thống kiểm tra X quang ở khu vực cảng và các máy quét được tăng cường để thanh tra tại các điểm kiểm tra. Việc sử dụng CNTT trong hoạt động hải quan và thương mại, hầu hết các ứng dụng được xử lý với mười phút và một loạt các cơ sở nhập khẩu tạm thời đã tạo thuận lợi cho thương mại và phát hiện kịp thời các trường hợp có dấu hiệu vi phạm quyền SHTT, đặc biệt là hàng hóa vi phạm bản quyền và nhãn hiệu. Một cam kết với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sự toàn vẹn là một trong những giá trị quan trọng trong nền công vụ Xin-ga-po.

2.4.3. Những vấn đề vƣớng mắc trong quá trình thực thi quyền SHTT ở Xin-ga-po

Xin-ga-po là một trong những quốc gia ở Đông Nam Á có hệ thống bảo hộ thực thi quyền SHTT tiến bộ và hiệu quả vượt trội so với phần còn lại của khu vực. Hoạt động thực thi quyền SHTT trong thời gian qua ở Xin-ga-po đặt ra các vấn đề sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của công chúng đối với tài sản trí tuệ. Hầu hết người dân đều có nhận thức cao về tài sản trí tuệ và phản đối hành vi xâm phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, chính phủ cần đẩy mạnh hoạt động nâng cao nhận thức của công chúng đối với lĩnh vực này.

Thứ hai, tăng cường hoạt động phối hợp giữa các cơ quan thực thi- phối hợp giữa lực lượng thực thi tại biên giới và nội địa.

Thứ ba, tăng cường các biện pháp nhằm khuyến khích sự hợp tác giữa chủ sở hữu quyền với các cơ quan thực thi quyền SHTT.

2.5. Pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Thái Lan

2.5.1. Tổng quan về pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Thái Lan [71] Thái Lan [71]

Hệ thống pháp luật Thái Lan dựa trên cơ sở hệ thống dân luật (civil law) và ảnh hưởng của truyền thống luật án lệ (common law) và pháp luật Thái Lan cổ điển [38]. Lĩnh vực pháp luật về SHTT và thực thi quyền SHTT được điều chỉnh chủ yếu bởi các luật sau: Hiến pháp (2007), BLHS, BLDS, đạo luật Chỉ dẫn địa lý (2003), đạo luật Không tiết lộ thông tin (Bí mật thương mại 2002), luật Mạch tích hợp (2000), luật Thương hiệu (2000), đạo luật năm 1999 về Kiến thức truyền thống, đạo luật Giống cây trồng (1999), luật Bằng sáng chế (1999), đạo luật Bản quyền tác giả (1994), luật năm 1979 về Thương hiệu và chỉ dẫn địa lý (xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa), luật năm 1979 về Thương hiệu (nhãn hiệu hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng)…Các quy định điều chỉnh hoạt động thực thi quyền SHTT: quy chế về Bằng sáng chế (PCT năm 2009), quy định số 22, 23, 24, 25, 26, 27 năm 1999 về sáng chế; quy chế năm 1997 về giấy phép bản quyền, quy định số 3 năm 1997 và quy chế năm 1992 về thương hiệu. Thái Lan cũng là quốc gia tham gia hơn 20 công ước, hiệp ước quốc tế trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về SHTT và thực thi quyền SHTT.

Cũng như các quốc gia còn lại trong khối ASEAN, hoạt động thực thi quyền SHTT của Thái Lan mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Nhà nước Thái Lan đã có những nỗ lực trong việc ban hành các luật và quy chế nhằm tăng cường năng lực thực thi quyền SHTT cho các cơ quan. Thái Lan cũng tỏ ra có nhiều cố gắng để các quy định của pháp luật SHTT được thực thi trong thực tế với việc thành lập Tòa án thương mại quốc tế và SHTT. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền SHTT vẫn diễn ra phổ biến và công khai.

2.5.2. Các nội dung cụ thể của việc thực thi quyền SHTT ở Thái Lan 2.5.2.1. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của cơ quan hành 2.5.2.1. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của cơ quan hành chính

Cục SHTT Thái Lan (DIP) đã được chính thức thành lập vào ngày 03/5/1992) với các nhiệm vụ chủ yếu phát triển tài sản trí tuệ; tiếp nhận, xử lý cấp văn bằng bảo hộ quyền SHTT; xử lý khiếu nại; tuyên truyền, giáo dục, đào tạo và hợp tác quốc tế… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khoảng thời gian 5 năm (2006-2010), DIP đã tiếp nhận 27.602 đơn xin cấp bằng sáng chế, trong đó số lượng đơn trong nước là 4.803 đơn, số lượng đơn do nước ngoài nộp là 22.799 đơn; 48.388 đơn đối với thiết kế, trong đó số lượng đơn trong nước nộp là 43.611 đơn, nước ngoài 4.777 đơn.

* Hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm quyền SHTT

Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan phối hợp với Cục điều tra đặc biệt, Cục SHTT, Hải quan theo dõi các hoạt động bất hợp pháp, đột kích, bắt giữ và tịch thu hàng hóa vi phạm. Các hoạt động của lực lượng cảnh sát nhắm vào các cơ sở sản xuất trên quy mô lớn và bán buôn với tính chất thương mại với mục đích loại bỏ các hàng hóa vi phạm tại đầu của chuỗi cung ứng cho thị trường. Năm 2006, cảnh sát đã tiến hành bắt giữ 9.575; năm 2007 là 7.145 trường hợp; năm 2008 là 5.923 trường hợp và 7.613 trường hợp trong năm 2009. Như vậy từ năm 2006 đến 2009 Cảnh sát Thái Lan đã tiến hành bắt giữ và tịch thu 30.230 trường hợp với số lượng hàng hóa bị tịch thu lên tới hơn 15 triệu mặt hàng. Các hành vi xâm phạm chủ yếu là bản quyền theo đạo luật B.E. 2537 (hơn 18.000 trường hợp), nhãn hiệu hàng hóa theo đạo luật B.E.2534 (hơn 12.000 trường hợp). Những con số cho thấy tình trạng vi phạm diễn ra quy mô lớn hơn với số lượng hàng hóa xâm phạm tăng lên đáng kể.

2.5.2.2. Thực thi quyền SHTT thông qua hoạt động của tòa án [36]

Theo quy định của pháp luật Thái Lan các trường hợp tranh chấp hoặc xâm phạm liên quan đến quyền SHTT được xem xét bởi Tòa án Trung ương về SHTT và Thương mại quốc tế (CIPIT). Tòa án Trung ương về SHTT và Thương mại quốc tế được thành lập cuối năm 1996 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/12/1997. Hệ thống tòa án này được tổ chức theo hệ thống: Tòa án tối cao, tòa phúc thẩm; các tòa phúc thẩm cấp khu vực và tòa sở thẩm (tòa sơ thẩm được tổ chức tại các tỉnh và

các tòa sở thẩm tại Bangkok). CIPIT hoạt động theo các nguyên tắc độc lập do Chánh án tòa án tối cao phê chuẩn nhằm đảm bảo tính hiệu quả và linh hoạt. CIPIT có thẩm quyền chuyên biệt về các loại việc dân sự và hình sự và phúc thẩm các quyết định của văn phòng về SHTT trong toàn quốc; về những vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế; về bắt giữ tàu biển; về chống bán phá giá và trợ giá; về thi hành quyết định của trọng tài về các vấn đề về SHTT và thương mại quốc tế [36, 60]. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 3 thẩm phán, trong đó 2 thẩm phán chuyên nghiệp có kiến thức chuyên sâu về các vấn đề SHTT hoặc thương mại quốc tế; thẩm phán còn lại thường là không chuyên nhưng có kiến thức về SHTT hoặc thương mại quốc tế [36, 61].

Khi một người có chứng cứ rõ ràng rằng một người đang thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện một hành vi xâm phạm quyền SHTT thì chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu tòa án ra một lệnh ngăn chặn người đó thực hiện hành vi trước khi

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 83)