Tổng quan về pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 54)

Hệ thống pháp luật Việt Nam về SHTT và thực thi quyền SHTT tương đối đầy đủ, hoàn thiện so với yêu cầu của TRIPs/WTO. Pháp luật về thực thi quyền SHTT được hình thành từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ XX. Các quy định pháp luật về thực thi quyền SHTT được ghi nhận chủ yếu trong các văn bản: Hiến pháp năm 1992; luật SHTT 2005; BLDS 2005; bộ luật TTDS 2004; bộ luật TTHS năm 2003; luật Hải quan năm 2001 (sửa đổi 2005); Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi 2006);…Các Nghị định, Thông tư chủ yếu: Nghị định số 172/2007/NĐ-CP về xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng; Nghị định số 104/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành điều của luật SHTT liên quan đến quyền về giống cây trồng; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật SHTT liên quan đến bảo hộ SHTT và quản lý nhà nước về SHTT; Nghị định số 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật SHTT liên quan đến SHCN; Nghị định số 57/2005/NĐ-CP về hình phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực bảo hộ giống cây trồng; Nghị định số 61/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút năm 2002; Nghị định 101/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành luật Hải quan 12/2001; Nghị định 13/2001/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới năm 2001; Thông tư số 132/2004/TT-BCT hướng dẫn việc thu, thanh toán, quản lý và sử dụng SHCN phí và lệ phí; Thông tư số 129/2004/TTLT/BTC- BKHCN hướng dẫn thực hiện các biện pháp biên giới liên quan đến quyền SHCN đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư 30/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện thủ tục xác lập quyền SHCN đối với sáng chế, giải pháp hữu ích 2003; Thông tư 29/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện thủ tục xác lập quyền SHCN đối với kiểu dáng công nghiệp 2003; Thông

tư liên tịch 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC của Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Tài chính hướng dẫn việc bảo vệ bản quyền của xuất khẩu và nhập khẩu các tại cơ quan hải quan 2003…

Về cơ bản hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định khá đầy đủ về xác lập, bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Trong luật tố tụng, pháp luật có các quy định cụ thể về các biện pháp thực thi chủ yếu theo các thủ tục hình sự, dân sự, hành chính và bảo đảm cho các bên có liên quan có quyền tiếp cận dễ dàng theo yêu cầu tối thiểu của hiệp định TRIPs.

Thực tiễn cho thấy thực thi quyền SHTT của Việt Nam được đánh giá là một trong những khâu yếu nhất. Tình trạng chủ sở hữu quyền, doanh nghiệp và đa số người dân chưa hiểu biết về SHTT là phổ biến. Hoạt động xác lập quyền, hành vi xâm phạm quyền SHTT và hoạt động ngăn chặn, xử lý vi phạm quyền SHTT còn nhiều bất cập. Ý thức tuân thủ pháp luật SHTT của người dân còn thấp.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 54)