Nghĩa của việc thực thi quyền SHTT trong hoàn thiện pháp luật và phát

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 51)

và phát triển kinh tế quốc gia

Trong bất kỳ một lĩnh vực pháp luật nào thì việc thực thi hiệu quả các quy định của luật pháp là tiền đề quan trọng để hệ thống pháp luật đó không ngừng được hoàn thiện. Cũng như vậy, việc thực thi quyền SHTT hiệu quả là tiền đề quan trọng để hệ thống quy phạm pháp luật về SHTT không ngừng được bổ sung, hoàn thiện dần tiệm cận và tương thích với hệ thống pháp luật quốc tế. Khi khẳng định thực thi pháp luật về quyền SHTT nhằm đảm bảo cho chủ thể quyền được khai thác tối đa các lợi ích do sự nắm giữ quyền SHTT mang lại, hạn chế sự ngăn cản của bên thứ

ba nghĩa là khẳng định tính hiện thực của các quy định pháp luật về thực thi quyền trong thực tế. Do đó, việc thực thi quyền SHTT ở mức độ nào chính là thước đo để đánh giá hệ thống pháp luật và hệ thống thực thi pháp luật đó đã thực sự đạt được hiệu quả mong muốn hay chưa. Dưới một góc độ nào đó, việc đảm bảo cho chủ thể quyền có thể đạt được các lợi ích luật định là yếu tố quyết định sự tồn tại và giá trị tồn tại của các quy định đó.

Pháp luật về thực thi quyền SHTT được đánh giá là hoàn thiện không chỉ ở chỗ có bao nhiêu văn bản quy định về vấn đề đó mà quan trọng là nó đã điều chỉnh như thế nào đối với các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thực thi quyền. Dưới phương diện này, hoạt động thực thi quyền SHTT trong thực tế sẽ cung cấp cho các nhà xây dựng pháp luật những cách tiếp cận mới để sửa đổi, bổ sung, đưa ra các quy định mới phù hợp với thực tiễn hơn. Điều này có thể được chứng minh bằng việc các văn bản pháp luật về thực thi quyền SHTT của Việt Nam hầu như đã được sửa đổi, bổ sung trong thời gian ngắn để đáp ứng kịp thời sự thay đổi của thực tế. Lĩnh vực luật pháp nói chung và thực thi quyền SHTT nói riêng luôn phải phản ánh, đi sát với sự vận động, phát triển của đời sống xã hội – đặc biệt là sự phát triển của kinh tế.

Quyền SHTT thường được nhìn nhận ở khía cạnh pháp luật nhưng thực chất nó liên quan nhiều hơn ở khía cạnh kinh tế. Nó là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia [30, 68]. Kinh nghiệm và thực tiễn thế giới chỉ ra rằng: Một nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao được hình thành dựa trên những nền tảng là hệ thống pháp luật về SHTT vững chắc. Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế khi đi tìm hiểu nguyên nhân của sự phát triển của quốc gia này so với quốc gia khác đều khẳng định một cách khái quát rằng, tri thức và những sáng chế đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia. Nó chính là chìa khóa của sự phát triển [15, 10].

Không giống như các tài sản hữu hình khác, quyền SHCN là một loại tài sản vô hình gắn liền với uy tín của nhà sản xuất thông qua việc bảo hộ các đối tượng có

chức năng nhận dạng như nhãn hiệu hàng hóa và tên thương mại. Khi sản phẩm có những đặc tính, uy tín nhất định thì nó luôn là đối tượng để người thứ ba làm giả, làm nhái nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Điều này gây thiệt hại tới lợi ích của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Theo đó, việc bảo hộ tên thương mại, tên gọi xuất sứ, chỉ dẫn địa lý…nhằm đảm bảo uy tín vốn có của sản phẩm, chống lại hành vi làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh. Mặt khác việc đảm bảo các quyền này của nhà sản xuất thông qua hoạt động thực thi sẽ tạo tâm lý yên tâm cho người nắm quyền, kích thích sự sáng tạo, đổi mới công nghệ qua đó góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước.

Hoạt động thực thi quyền SHTT hiệu quả góp phần kích thích nền kinh tế sáng tạo là nhân tố đem lại sự tăng trưởng kinh tế không chỉ cho chủ thể sở hữu mà còn cho toàn xã hội. SHTT là phương tiện đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Việc tuân thủ hệ thống quản lý SHTT là cách thức để các nước đang phát triển tiếp cận bền vững hơn với các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế [28].

Ngày nay, sự thịnh vượng được tạo ra thông qua sáng tạo và nắm giữ giá trị của tri thức. Sự giàu có dựa vào chiếm hữu tài sản vật chất trước đây đã được thay bằng tri thức – tri thức đã trở thành nguồn của cải mới [12, 55].

Kết luận: SHTT và thực thi quyền SHTT ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế không chỉ ở các nước phát triển cả ở các nước đang và kém phát triển. Ngoại trừ Xin-ga-po đã có một hệ thống pháp luật và hệ thống thực thi quyền SHTT tương đối hoàn thiện, hoạt động khá hiệu quả thì In-đô-nê-xi-a, Ma- lai-xi-a, Thái Lan và Việt Nam đều đang có những nỗ lực đáng kể nhằm hoàn thiện về mặt lập pháp và thể chế, tăng cường năng lực thực thi quyền SHTT. Dựa trên nền tảng các nội dung bảo hộ tối thiểu do TRIPs đặt ra, hệ thống pháp luật của các quốc gia này không ngừng được sửa đổi, hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thực thi quyền SHTT.

Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM VÀ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

2.1. Pháp luật và thực tiễn thực thi quyền SHTT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á (Trang 51)