Nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 28)

Đây là một hướng tiếp cận rất mới đối với Việt Nam và cả trên thế giới, nhưng lại là hướng phát triển tất yếu khi các cam kết trong Nghị định thư Kyoto được thực hiện và các nước tham gia vào quá trình CDM. Tất nhiên, khi xuất hiện thị trường trao đổi chứng chỉ giảm phát thải CERs với các quy luật thị trường và các quy định khác có liên quan, sẽ còn rất nhiều vấn đề phải xem xét đến. Tuy nhiên, có thể khẳng định đây là một hướng đi triển vọng và phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

1.1.1.4. Ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đồng

Bên cạnh các khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính, gây ra hiện tượng nóng lên của Trái đất, biến đổi khí hậu, các khí thải sinh ra từ các họat động giao thông, các hoạt động sản xuất hàng ngày (sử dụng các nguyên liệu hóa thạch

truyền thống như than đá, dầu, khí đốt,...), các họat động của các Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các Khu chế xuất, ...như : Bụi, CO2, NO2, SO2, THC... thải trực tiếp vào bầu khí quyển của chúng ta ngày càng gia tăng và vượt gấp nhiều lần so với Tiêu chuẩn cho phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống con người (gây ra các bệnh nan y, các bệnh về đường hô hấp, ung thư và nhiều bệnh liên quan khác); là nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa axit

Mưa axít là một sản phẩm phụ nguy hại của ô nhiễm không khí. Khí sulfua điôxít và ôxit nitơrat thải ra sẽ tạo phản ứng với nước và ôxy trong không khí thành axít sulfuaric và axít nitơric có thể rơi xuống những vùng lân cận hoặc những vùng cách xa nơi gây ô nhiễm hàng ngàng dặm. Mưa xít phá hủy mùa màng, tàn phá những cánh rừng, phá hỏng những cấu trúc của các tòa nhà, gây ô nhiễm nguồn nước sông, hồ,.. và đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng gia tăng, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ đó sẽ kéo theo sự gia tăng nhiều hơn nữa trong việc phát thải các lọai khí thải này vào môi trường không khí của chúng ta, gây nên hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường,...

Mặt khác, với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày một cách nhanh chóng, nhất là đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đến sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng về nhu cầu sử dụng các lọai xe gắn máy, ô tô các lọai, hàng loạt công trình mới quy mô lớn đang được xây dựng khắp thành phố cũng khiến nồng độ bụi, tiếng ồn gia tăng và vượt qua tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt nồng độ chì trong khí thải giao thông đang có xu hướng tăng nhanh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)