Phương pháp xác định mức độ tác động của khí thải

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 114)

- Những tác động đối với sức khoẻ con người :

Khí thải từ nguồn thải sẽ phát tán theo một không gian ba chiều [Vx,y,x]. Đánh giá mức độ tác động theo phường pháp đơn giản nhất là xác định hệ số rủi ro (HSRRk). HSRR được xác định bằng tỉ số giữa nồng độ chất độc trong không khí (theo kết quả phân tích, đo đạc ) gọi là mức độ phơi nhiễm (MĐPN) và nồng độ chất độc có thể chấp nhận được đối với con người trong điều kiện nhất định và được quy định là ngưỡng giới hạn an toàn đối với nhiễm độc cấp tính ( NGHAT ) và tiêu chuẩn cho phép đối với nhiễm độc mãn tính.

HSRRst trong trường hợp đối với hệ sinh thái là tỷ số giữa nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường (kết quả phân tích) gọi tắt là nồng độ ô nhiễm môi trường (NĐON) và nồng độ không gây tác động, hay tiêu chuẩn cho phép (TCCP) được xác định từ các tiêu chuẩn, chỉ thị, quy định chi tiết đối với từng loại hoá chất, hỗn hợp hoá chất.

- Các mức độ đánh giá:

+ Nếu HSRR < 1, mức độ rủi ro thấp, còn chấp nhận được.

+ Nếu HSRR » 1, môi trường không khí đã bị ô nhiễm và đã bị nhiễm độc đối với con người.

+ Số liệu đo đạc về nồng độ của chất độc là một tập hợp các đại lượng ngẫu nhiên, số liệu về các giá trị ngưỡng cho phép (tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia) đối với đối tượng trong môi trường cũng được xem là tập đại lượng ngẫu nhiên. Do vậy, HSRR cũng sẽ là một đại lượng hoặc một tập ngẫu nhiên có tính xác suất thống kê.

Trong môi trường không khí bị ô nhiễm bao gồm nhiều chất độc, vì vậy hệ số rủi ro chung HSRRC bằng tổng hệ số rủi ro của các chất ô nhiễm (trong bảng kê khai này chỉ giới hạn tính tóan cho các chỉ tiêu ô nhiễm; bụi; SO2; CO; CO2 và NO2).

HSRRC = HSRRbụi + HSRRSO2 + HSRRCO + HSRRCO2 + HSRRNO2

(Khi HSRRC > 1 thì môi trường của điểm khảo sát đã bị ô nhiễm)

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 114)