THUẾ BVMT

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 131)

• Hiệu quả kinh tế:

- Xét trên khía cạnh kinh tế, thuế đánh vào các nguồn thu nhập từ lao động, vốn và tiết kiệm thường gây các ảnh hưởng tiêu cực hơn cho xã hội so với thuế bảo vệ môi trường. Tăng thuế đánh vào thu nhập (thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp) thường là một trong những nguyên nhân làm giảm động lực làm việc, giảm tiết kiệm, đầu tư. Nhưng thuế bảo vệ môi trường không gây gây tác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế, hơn nữa về lâu dài còn góp phần làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và nền

kinh tế. Điều này có nghĩa là nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường có thể được sử dụng để thay thế nguồn thu từ các loại thuế khác đối với thu nhập từ lao động và vốn. Việc chuyển đổi đối tượng của các loại thuế: từ việc đánh vào “những cái tốt” của nền kinh tế (như lao động và vốn) sang “những cái xấu” (như ô nhiễm môi trường) sẽ phát huy được khía cạnh sinh thái học của thuế.

- Vì vậy, trong quá trình cải cách và hoàn thiện hệ thống thuế của nhiều nước trên thế giới, nội dung về bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng để đưa vào quy định trong các sắc thuế. Đặc biệt, hiện nay tại các nước phát triển đang thực hiện cuộc cải cách “thuế xanh”.

• Mức độ đòi hỏi thông tin: Các số liệu, thông tin được kiểm soát bởi một hệ thống quản lý bao trùm tầm quốc gia (Tổng cục thuế), độ chính xác của thông tin đòi hỏi không cao chỉ bao gồm thông tin về khối lượng và tình trạng nhập xuất của hàng hóa.

• Chi phí quản lý: Phần nào được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho những hoạt động thường xuyên của hệ thống quản lý thuế quốc gia do vậy được đánh giá là ít phức tạp.

• Cơ hội cho mức độ công bằng: cơ hội cao.

• Độ tin cậy: Về nguyên tắc, cũng như phí khí thải, hệ thống thuế sẽ tạo nguồn thu kinh phí trực tiếp cho các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm. Trên thực tế, thời gian tác dụng của kinh phí thu được từ thuế (hay nói cách khác là thời gian mà thuế thu được tham gia trực tiếp vào quản lý và giảm thiểu ô nhiễm) sẽ không nhanh bằng phí vì phải qua một số thủ tục chuyển đổi trung gian (từ kho bạc về Cơ quan quản lý môi trường thông qua lệnh chuyển từ Cơ quan quản lý thuế, hoặc từ kho bạc về đơn vị thụ hưởng thông qua lệnh chuyển của 02 Cơ quan quản lý Thuế và quản lý Môi trường…). Tuy nhiên, độ tin cậy của hệ thống thuế vẫn được đánh giá là rất cao.

• Khuyến khích động học:

- Thuế bảo vệ môi trường cấu thành vào giá hàng hoá, dịch vụ, nên có tác dụng kích thích và điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng “sạch” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người hoặc có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình sản xuất và sản phẩm mới giảm thiểu tác hại đến môi trường.

- So với các biện pháp khác, thuế có những ưu điểm hướng dẫn và khuyến khích các hoạt động ngăn ngừa và hạn chế các chất thải gây tác hại đối với môi trường, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế để bảo vệ môi trường cần được cân nhắc kỹ lưỡng, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân, sức cạnh tranh của sản phẩm và sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

• Chấp nhận được về mặt chính trị: khả năng được chấp nhận cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)