LÝ KHÍ THẢI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Bảng 5.1 cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa các công cụ kinh tế về mức độ đáp ứng các tiêu chí, do đó cơ hội áp dụng của các công cụ kinh tế trong điều kiện Tp. Hồ Chí Minh có thể nói là ngang nhau.
Phương án được đề xuất đối với thành phố Hồ Chí Minh là kết hợp áp dụng cả 03 loại công cụ kinh tế, ưu tiên đối với Phí khí thải và Thuế BVMT vì 02 lý do chính:
- Phí và thuế đã được hoạch định trong những chương trình chính sách trước mắt của chính phủ, ngoài ra bộ máy quản lý các chương trình Phí và thuế đã có sẵn đảm bảo tính sẵn sàng triển khai vào thực tế.
- Việt Nam mới gia nhập thị trường chung thế giới (WTO), nền kinh tế thị trường trong nước chưa thực sự mạnh mẽ, cần có thêm thời gian để thích ứng. Vì vậy, mặc dù thị trường trao đổi giấy phép xả thải có tiềm năng lớn nhưng cũng còn cần thời gian để có thể triển khai vào thực tế.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Trong điều kiện Ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, khả năng bố trí kinh phí cho các mục tiêu quản lý, bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm còn hạn chế thì việc sử dụng các công cụ kinh tế để huy động nguồn lực toàn xã hội tham gia bảo vệ môi trường (thông qua các công cụ thuế, phí, giấy phép xả thải có thể mua bán,…) là hướng đi đúng, vừa giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vừa giúp đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường với hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, quá trình áp dụng các công cụ kinh tế cũng cần kết hợp nhuần nhuyễn với nhóm công cụ ra lệnh – kiểm soát (gồm công cụ hành chính, công cụ giáo dục truyền thông môi trường…) để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
Trên tinh thần kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài trước, nhóm thực hiện đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
1). Tổng quan về tình hình áp dụng các công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải trên thế giới (Bổ sung phần tổng quan về tính tóan và áp dụng phí khí thải, thuế bảo vệ môi trường và giấy phép xả khí thải trên thế giới).
2). Phân tích, đánh giá phương pháp tính và suất phí khí thải do Vụ Môi trường đề xuất (Phân tích, đánh giá tính phù hợp của suất phí và phương pháp áp dụng để tính phí khí thải)
3). Hoàn thiện phương pháp luận tính phí khí thải và suất phí đối với thành phố Hồ Chí Minh (Khảo sát bổ sung một số loại nguồn thải tại thành phố Hồ Chí Minh; Xác định đối tượng, thị trường và ước tính tổng số tiền thu được từ phí khí thải tại TP.Hồ Chí Minh và đề xuất phương hướng sử dụng nhằm hạn chế phát thải; Đề xuất hệ thống tổ chức và phương thức thu phí khí thải tại TP.Hồ Chí Minh).
4). Nghiên cứu, đề xuất phương pháp luận tính thuế và suất thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh : Thuế C, thuế S, thuế các chất CFC.
5). Nghiên cứu đề xuất quy trình cấp giấy phép xả khí thải tại tại Việt Nam nói chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng
6). Tổ chức hội thảo (lần 2) lấy ý kiến của các chuyên gia và các doanh nghiệp đối với các công cụ đề xuất vào tháng 7/2008 (Hội thảo tổ chức tại Hội trường Vụ công tác phía Nam/ Văn phòng Quốc Hội)
7). So sánh ưu, nhược điểm của 3 công cụ, xác định tính thực tế, khả thi và tác động của từng công cụ và đề xuất áp dụng công cụ phù hợp.
Như vậy so với đề cương đã được duyệt, đề tài đã hoàn thành các nội dung đã đăng ký.
Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các kết qủa của đề tài này để từng bước áp dụng các công cụ kinh tế (Phí khí thải, thuế khí thải, giấy phép xả thải có thể mua bán được) nhằm quản lý khí thải tại Việt Nam.
Kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh thử nghiệm áp dụng các công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại TP. Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan quản lý và các cơ quan khoa học, các nhà khoa học của Thành phố đã phối hợp chặt chẽ với chúng tôi trong việc thực hiện đề tài.
PHỤ LỤC
TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ KHÍ
THẢI TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Như đã trình bày ở phần trước, có rất nhiều loại công cụ kinh tế đang được áp dụng trên thế giới, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta tập trung vào nghiên cứu tình hình áp dụng của các công cụ : Thuế môi trường ; Phí khí thải ; Giấy phép có thể mua bán được.
Thuế môi trường
Tất cả 23 nước thành viên OECD, ngoại trừ Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và New Zealand, đều áp dụng các loại thuế môi trường (không nhất thiết áp dung đối với các tác nhân gây ô nhiễm không khí). Mặc dù một phần hai các loại thuế này có mục tiêu là giảm lượng phát thải nhưng chỉ có 6% chương trình thực tế thu được kết quả. Lý do có thể là do các mức thuế áp dụng còn quá thấp.
Các nước OECD xây dựng ba loại thuế nhằm giảm ô nhiễm không khí: thuế carbon, thuế lưu huỳnh và thuế đối với các chất hóa học phá hủy tầng ozôn. Sáu nước áp dụng thuế carbon là Đan Mạch, Phần Lan, Itali, Hà Lan, Na
Uy và Thụy Điển. Trong số đó có ba nước là Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển
thu được hiệu quả tích cực từ việc áp dụng này. Tất cả các chương trình vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và còn quá sớm để khẳng định là các chương trình này có thành công trong việc cắt giảm lượng khí phát thải hay không. Tuy nhiên, thuế Carbon áp dụng tại Thụy Điển rất cao và một số nhà máy nhiệt điện đã chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng nhiên liệu sinh học.
Ba nước là Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan áp dụng thuế đối với hàm
lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu. Thuế tại Thụy Điển đã giúp giảm đáng kể lượng nhiên liệu sử dụng.
Cuối cùng, ba nước là Đan Mạch, Úc và Mỹ áp dụng thuế đối với các chất phá hủy tầng ôzôn. Thúê của Đan Mạch và Mỹ mang lại hiệu quả đáng kể nhất. Tổng quan tình hình áp dụng thuế môi trường tại một số quốc gia được xem xét sau đây.
THUẾ MÔI TRƯỜNG TẠI THỤY ĐIỂN:
• Tình hình cơ bản thực thi thuế môi trường
Từ năm 1990, Thụy Điển triển khai ba chương trình ET nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí đó là thuế carbon, thuế lưu huỳnh và chương trình đóng phí phát thải nitơ ôxit13:
− Thuế carbon (là loại thuế đánh vào hàm lượng carbon của các loại nhiên liệu hóa thạch và vì vậy theo ngôn ngữ phổ thông thì “thuế” không phải là “phí”) được áp ở mức 10,4 USD/tấn carbon đi-ô-xít đối với công nghiệp và 41,6 USD/tấn đối với các ngành khác. Đây là mức thuế cao nhất trong số các quốc gia OECD (Opschoor, 1994, 93). Năm 1992, thuế này đã thu được 1,17 tỉ USD.
− Thuế hàm lượng S của Thụy Điển cũng bắt đầu được áp dụng năm 1991. Đây là thuế đánh vào hàm lượng lưu huỳnh của than đá, than bùn và dầu. Thuế suất, 3.900 USD/tấn, được tính dựa trên chi phí cận biên của việc giảm phát thải lưu huỳnh và vì vậy cao hơn khá nhiều so với mức thuế suất áp dụng ở các nước khác. Để khuyến khích các doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm cuối nguồn, thuế được hoàn lại khi mức độ phát thải được kiểm soát bởi hệ thống lọc. Để tránh gian lận, các doanh nghiệp đòi được bồi hoàn phải chịu theo dõi mức độ phát thải thường xuyên.
Hiện nay, khung chế độ thuế môi trường hiện hành của Thuỵ Điển chủ yếu do 3 bộ phận hợp thành là: thuế nguồn năng lượng, thuế C và thuế S. Nhiên liệu dầu, than, khí đốt thiên nhiên đều phải nộp thuế nguồn năng lượng, nhưng đối với sản xuất điện lực và ngành công nghiệp thì miễn nộp thuế loại này. Mức thuế của các vùng khác nhau ở Thuỵ Điển cũng có sự khác nhau. Mức thuế của miền Bắc thấp hơn so với các nơi khác. Ngoài ra thu thuế đặc biệt ngoài hạn ngạch đối với điện hạt nhân và thuỷ điện. Thu thuế S thì dựa vào lượng phát thải (nếu có thể đo được), hoặc căn cứ vào lượng chứa S của nhiên liệu.
• Hiệu quả lợi ích môi trường
Theo báo cáo về biến đổi khí hậu của Cục bảo vệ môi trường Nhà nước năm 1997 số lượng phát thải CO2 của Thuỵ Điển đã giảm xuống 15% so với lượng thải năm 1995, trong đó gần 90% lượng phát thải giảm xuống do cải cách thể chế thu thuế mang lại.
Theo tài liệu thống kê của Thụy Điển, do thực hiện chương trình thuế hàm lượng S, trong thời gian 1989-1995, lượng thải chất ô nhiễm S đã giảm xuống khoảng 30% (khoảng 45 ngàn tấn) so với lượng thải năm 1989.
Trong năm 1992 - 1996 tỷ lệ dầu diezen sạch trong tiêu thụ dầu diezen đã từ 1% tăng lên 85%, lượng phát thải S của xe động cơ diezen bình quân giảm
75%. Thu thuế chênh lệch đối với xăng chứa chì và không chì làm cho xăng
chứa chì biến mất trên thị trường Thụy Điển. Năm 1994, Thụy Điển căn cứ vào hàm lượng S,P, phênon bay hơi đã thực hiện mức thuế khác nhau đối với hai loại xăng không chì làm cho lượng sử dụng xăng gây ô nhiễm tương đối nghiêm trọng giảm xuống dần.
• Hiệu quả lợi ích kinh tế
Theo số liệu của Cục bảo vệ môi trường năm 2005, mỗi năm Thụy Điển
thu được khoảng 68tỷ cuaron (bằng 7 tỷ euro) từ thuế, phí liên quan với môi trường, trong đó phần lớn (khoảng 95%) thuế, phí từ ngành vận tải và ngành năng lượng, như thuế nguồn năng lượng, như thuế S... Thuế môi trường của Thụy Điển từ năm 1999-2004 có xu thế tăng dần hàng năm, thuế năng lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất (gần 90%) trong thuế môi trường. Thuế môi trường chiếm khoảng 3% GDP của Thụy Điển.
THUẾ MÔI TRƯỜNG TẠI MỸ:
Tại Mỹ có nhiều loại thuế môi trường, và điều kiện áp dụng cũng như việc triển khai thuế tại mỗi bang đều có những qui định cụ thể riêng biệt. Tuy nhiên nổi bật nhất là chương trình thuế đối với các chất phá hủy tầng ôzôn (ODCs) đã được triển khai rộng trên đất nước Mỹ.
Chính phủ Mỹ đánh thuế đối với một số chất ODCs có lựa chọn từ tháng 1 năm 1990 và mở rộng loại thuế này đối với các ODCs khác trong những năm tiếp theo.
Các mức thuế được xác định dựa trên mức thuế cơ bản tính trên 1 pound chất phá hủy tầng ôzôn. Ban đầu mức thuế cơ bản được tính là 1,37 USD /pound, sau đó mức này tăng lên 3,35 USD vào năm 1993, 4,35 USD vào năm 1994, và 5,35 USD vào năm 1995. Từ năm 1996, mức thuế cơ bản tăng hàng năm 0,45 USD /pound. Danh mục hệ số phá hủy tầng ôzôn đối với các chất hóa học được xác định từ Nghị định thư Montreal. Ví dụ: Methyl chloroform có hệ số phá hủy là 0,1, trong khi Halon-1301 có hệ số phá hủy là 10,0 đồng nghĩa với việc khi Methyl chloroform chịu mức thuế là 0,53 USD /pound thì mức thuế đối với Halon-1301 là 53,50 USD /pound. Thuế này được đánh vào các loại hóa chất nhập khẩu để thương mại hoặc để sử dụng vào quá trình sản xuất.
Việc tiêu thụ các chất ODCs sút giảm nhanh chóng từ 318.000 tấn vào năm 1989 xuống còn 200.000 tấn vào năm 1990 (năm mà loại thuế này bắt đầu
được triển khai).
¾ Thuế năng lượng tại bang Maryland:
Bang Maryland của Mỹ đã thực hiện chương trình thuế năng lượng đánh trên các loại nhiên liệu hóa thạch và điện năng sử dụng. Mức thuế đưa ra trong bảng sau:
Bảng PLI.1. Thuế năng lượng tại bang Maryland (USA)
Giá thành (USD) Thuế suất ô nhiễm không khí (USD) Thuế xuất khẩu ra khỏi bang (USD) Thuế xuất khẩu nhiên liệu (USD) Xăng (/galon) 1.15 0.0025 0.185 - Dầu FO(/galon) 1.00 0.0025 - 0.0832 Khí thiên nhiên (/therm – 1000 Calories) 0.6 0.012 0.012 0.0428 Điện năng 0.07 - 0.08 0.0016 0.0017 0.0047
Giá thành (USD) Thuế suất ô nhiễm không khí (USD) Thuế xuất khẩu ra khỏi bang (USD) Thuế xuất khẩu nhiên liệu (USD) (/kWh)
Ghi chú: 1galon = 3,8 liter
Bảng trên cho thấy thuế chỉ làm tăng giá thành một phần nhỏ khoảng 2%. ¾ Thuế ô nhiễm tại bang Florida:
Thuế ô nhiễm tại bang Florida được phân loại để quản lý các nguồn thực tế như sau:
− Bảo vệ bờ biển : Thuế suất 2 cents/barrel (1 barrel ∼150lít)– áp dụng với các sản phẩm dầu mỏ, dầu thô, các loại thuốc trừ sâu, ammonia, chlorine, tất cả những chất ô nhiễm khác ngoại trừ dầu động cơ, các loại chất bôi trơn, và các dung môi.
− Chất lượng nước – Áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ, dầu động cơ, các loại chất bôi trơn khác và các loại dung môi. Thuế suất : Dầu động cơ và các chất bôi trơn 2,5 cents/gallon; Dung môi (kể cả perchloroethylene) 5,9 cents/gallon; Các sản phẩm dầu mỏ, thuốc trừ sâu và chlorine: 5 cents/ barrel; Ammonia: 2 cents/ barrel.
− Bảo vệ nội địa : Thuế suất 80 cents/barrel – Áp dụng cho các sản phẩm dầu
mỏ và tất cả các chất ô nhiễm khác ngoại trừ các dung môi, dầu thô, các loại thuốc trừ sâu, ammonia và chlorine.
− Chất thải nguy hại: Thuế suất 5 dollars/ gallon perchloroethylene.
Những người sản xuất hoặc nhập khẩu các chất ô nhiễm lần đầu phải báo cáo cho việc nộp thuế cũng như xem xét miễn thuế thông qua biểu mẫu hoàn thuế ô nhiễm (biểu DR-904 của bang).
Các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Florida đều phải đăng ký thuế ô nhiễm tại Bộ Tài chính theo các biểu mẫu qui định với phí đăng ký khoảng 30 USD.
Minnesota đánh thuế phát thải ô nhiễm không khí từ năm 1985. Đạo luật không khí sạch được thực thi vào năm 1990, qui định thuế suất đánh trên 1 tấn chất ô nhiễm. Đạo luật này nhằm ngăn chặn sự phát thải của Carbon monoxide. Cơ quan quản lý ô nhiễm của Minnesota áp thuế đồng bộ là 18,92 USD / tấn đối với 5 loại chất ô nhiễm không khí: SO2, NO, VOCs (hợp chất hữu cơ bay hơi), các loại hạt vật chất có kích thước nhỏ hơn 10µm và bụi chì.
THUẾ NHIÊN LIỆU TẠI HÀ LAN
Từ năm 1984, đã có 6 dự luật triển khai thành các bộ luật về môi trường có hiệu lực tại Hà Lan (Bộ luật về ô nhiễm nước mặt; Ô nhiễm không khí; Hóa chất thải; Chất thải; Tiếng ồn và bộ luật hàng không), chúng cùng tạo ra 15 hệ thống thu thuế khác nhau, trong đó 7 hệ thống thu thuế đã thực sự có hiệu lực tại thời điểm này.
Thuế môi trường đánh vào các loại nhiên liệu có hiệu lực tại Hà Lan vào ngày 01 tháng 4 năm 1988.
Từ tháng 1 năm 2004, thuế nhiên liệu được bao gồm cả đối với than đá, ngoại trừ than đá dùng cho sản xuất điện năng thì được miễn thuế. Thuế suất đối với than đá là 12,28 Euro/tấn, người nộp thuế có thể quyết định chọn một trong hai thuế suất là 0,21 Euro/aGJ và 2,5984 Euro/tấn CO2. Chỉ tính riêng trong năm 2004, khoản thu được từ thuế nhiên liệu vào khoảng 9 triệu Euro.
THUẾ CARBON TẠI ITALIA
Năm 1999, thuế carbon đánh vào các sản phẩm tiêu thụ năng lượng đã được triển khai tại Italia.
Coi αi là thuế đánh vào sản phẩm i, mức thuế năng lượng tại Italia được cấu trúc như sau:
α i = kβm + A i
Trong đó, k là tỷ số giữa thuế đánh vào sản phẩm i trước khi áp dụng thuế mới và mức thuế tối thiểu được đề xuất theo chỉ thị COM/97/30 của EU; βm là mức thuế tối thiểu được đề xuất theo chỉ thị đề cập ở trên và Ai là thành phần