Nhãn sinh thái

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 52)

"Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm

không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó".

Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Do đó, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là "sản phẩm xanh", được dán "nhãn sinh thái" và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (nhựa, cao su,...), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó ảnh hưởng tốt đến môi trường.

1.2.8. Sử dụng hỗn hợp các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Trong thực tế, rất hiếm khi chỉ sử dụng riêng lẻ các công cụ kinh tế để thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường, thông thường được sử dụng kết hợp với các luật lệ qui định cùng với những hệ thống về quyền sở hữu tài nguyên. Nói chung, các công cụ kinh tế bổ sung cho các quy định môi trường trực tiếp, để nâng cao khoản thu nhập, nhằm hoạt động tài trợ cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm hoặc các biện pháp môi trường khác, tạo ra sự kích thích để thực hiện các quy định tốt tốt hơn và kích thích sự đổi mới kỹ thuật.

Điểm qua kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ khuyến khích kinh tế ở các nuớc OECD cho thấy rằng giữa lý thuyết và thực tiễn khác nhau

rất nhiều (Opschoor and Vos, 1989). Vì vậy, mặc dù việc thu phí chiếm phần lớn các công cụ kinh tế thông dụng, ứng dụng của chúng nói chung là chưa tối ưu. Chúng có khuynh hướng được quy định ở một mức quá thấp và không đạt được các mục tiêu về môi trường mà các nhà quản lý định sẵn. Vì vậy, chúng thất bại trong việc đưa ra một tác dụng khuyến khích đầy đủ và như vậy chỉ phục vụ cho việc gia tăng nguồn thu ngân sách. Một vài quốc gia lại tái sử dụng những quỹ này giúp những người gây ô nhiễm đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm. Một vài quốc gia khác phân bổ nguồn thu này cho việc tài trợ những hàng hóa và dịch vụ công cộng liên quan tới vấn đề môi trường như những phương tiện xử lý tập thể.

Các công cụ kinh tế được các nước OECD đang áp dụng được tổng hợp trong bảng 1.12.

Tình hình áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý khí thải tại một số nước trên thế giới được trình bày trong các bảng 1.10, 1.11 sau đây (chi tiết trong Phụ lục).

Bng 1.10 :Tình hình áp dng phí khí thi ti mt s nước trên thế gii

Quốc gia Đối tượng thu phí

Chất ô nhiễm bị tính phí Suất phí

Mỹ tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp

Bụi, SOx, NOx, VOC, chì và các chất thơm mạch vòng (HAPs) 31 USD/tấn Thụy Điển Cơ sở công nghiệp và nhà máy điện NOx 5.400 USD/tấn Úc Cơ sở công nghiệp bụi hạt lớn, bụi hạt nhỏ, SO2, NO2, Hydrocarbon, F, H2S, PAH, các chất hữu cơ do EPA xác định Nhật bản Nguồn tĩnh và di động SO2 từ 0.625 USD đến 56.25

Quốc gia Đối tượng thu phí

Chất ô nhiễm bị tính phí Suất phí

USD/m3 khí

Ba Lan Sản xuất điện

(>200KW)

Các loại hạt, SO2, Nox. Nếu vượt mức phát thải tiêu chuẩn thì thu phí phạt gấp 10 lần suất phí.

75USD/tấn(SO2 ,Nox); 38USD

(hạt)

Trung Quốc Sản xuất công

nghiệp

Chlorine, Carbon disulfide, CO, axit hydro

chloride, fluoride, và NOX;

bụi than và xi măng; vượt tiêu chuẩn

5USD/tấn;

2.5USD/tấn;

Bng 1.11 :Tình hình áp dng thuế BVMT đối vi khí thi ti mt s nước trên thế gii

Quốc gia Đối tượng thu thuế

Chất ô nhiễm bị tính thuế

Suất thuế Mỹ Cơ sở nhập khẩu,

thương mại hóa chất

Các chất phá hủy tầng ôzôn

(ODCs)

22708 USD/tấn (nhân với hệ số phá hủy Phụ lục A -

NĐ thư Montrean 1987)

Thụy Điển Nhiên liệu hóa thạch

C; S.

10,4 – 41,6 USD/tấn CO2; 3470 USD/tấn S;

Hà Lan Công nghiệp sử

dụng nhiên liệu hóa thạch CO2; Than đá . 2,5984 EURO/tấn; 12,28 EURO/tấn.

Italia Công nghiệp có

đốt nhiên liệu CO2; SO2. 10lia/kg (với mức phát thải 1-2,75 kg CO2/1kg nhiên liệu) 400 lia/kg (với mức phát thải 2,75-4 kg CO2/1kg nhiên liệu) 52,3 EURO/tấn SO2. Đan Mạch Công nghiệp sử dụng nhiên liệu S 1340 EURO/tấn.

Quốc gia Đối tượng thu thuế Chất ô nhiễm bị tính thuế Suất thuế hóa thạch

Nauy Công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch C CO2 89,39 USD/tấn; 24,39 USD/tấn;

Bng 1.12. Các công c khuyến khích v kinh tế ti các nước OECD

Phí ô nhiễm Tạo ra thị trường

Nước Không khí Nước Phế thải Tiếng ồn Phí theo sử dụng Phí theo sản phẩm Phí hành chánh về cấp giấy phép và kiểm soát Đánh thuế phân biệt Trợ giá (kể cả trợ cấp, vay ưu đãi và miễn giảm thuế)

Hoàn trả tiền ký thác Mua bán giấy phép Can thiệp thị trường Australia x x x X Bỉ x x X Canada x x x Đan Mạch x X x x x Phần Lan x x X x x X Pháp x x x x x X x CHLB Đức x x x x X x x Ý x x x X Nhật x x x Hà Lan x x x X x x x x Na Uy x x X x x Thụy Điển x x X x x x Thụy Sĩ x x x Anh x x X X Hoa Kỳ x x x x x x

I.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

I.3.1. Tổng quan về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý khí thải tại Việt Nam Nam

Ở nước ta, việc quản lý và bảo vệ môi trường chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ pháp lý và mệnh lệnh hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông về môi trường. Việc sử dụng các công cụ thuế, phí ô nhiễm môi trường mới đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các khoản phí ô nhiễm môi trường đang trong quá trình ban hành và triển khai thực hiện. Hiện nay, trong hệ thống thuế của nước ta chưa có riêng một loại thuế ô nhiễm môi trường mà mới chỉ có các quy định ưu đãi, miễn giảm trong một số sắc thuế hiện hành nhằm bảo vệ môi trường như: Thuế tài nguyên; thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt,...

Sử dụng các giải pháp tài chính có tầm quan trọng đặc biệt đối với lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay, nếu các giải pháp tài chính này được coi trọng và sử dụng một cách có hiệu quả đặc biệt là ban hành và triển khai thực hiện luật thuế bảo vệ môi trường sẽ có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng tới việc đầu tư đổi mới công nghiệp sản xuất, đưa các công nghệ sạch vào sản xuất, kết hợp với việc triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý chất thải. Có các giải pháp tài chính hợp lý, sẽ là cơ sở để một mặt đẩy mạnh được các hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, mặt khác đảm bảo hạn chế hoặc loại bỏ triệt để các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường.

Việc tiếp cận nghiên cứu áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm không khí tại thành phố Hồ Chí Minh đã được thực hiện đối với phí khí thải và đã có một số kết quả :

- Phí phát tán khí thải được thu trên cơ sở tổng lượng và thành phần khí thải (đầu ra) và loại hình nhiên liệu sử dụng (đầu vào):

Theo đó, những ngành thu trên cơ sở đầu vào thường dùng nguyên liệu là xăng, dầu,…và thu trên cơ sở thành phẩm là sắt, thép, gạch, ngói,….Theo đó,

phí khí thải có thể thu trên cơ sở nguyên liệu đầu vào hoặc thành phẩm với mức thấp nhất là 13.800đồng/tấn (Nguồn : Đề tài nghiên cứu khoa học về việc thu phí khí thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh). Các chất thải phải tính phí gồm : bụi, SO2, NO2, THC . Công trình nghiên cứu khoa học này nghiên cứu về việc thu phí khí thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tập trung chủ yếu vào 3 nguồn gây ô nhiễm chính là : khí thải từ phương tiện giao thông, nhà máy sản xuất công nghiệp và cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư.

Phí phát tán khí thải có mục đích gián tiếp bắt buộc chủ các nguồn thải phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu các chất gây ô nhiễm ra môi trường không khí. Bên cạnh đó, phí phát tán khí thải là nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia để đầu tư trở lại khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

- Thu phí phát thải khí thải qua xăng dầu:

Với thực trạng môi trường không khí tại các thành phố lớn, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh ô nhiễm ngày càng trầm trọng, việc kiểm soát khí thải, giảm thiểu ô nhiễm từ các phương tiện giao thông (đặc biệt là xe ô tô, xe máy) đã trở nên rất cấp thiết. Do đó, ngày 10 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đượng bộ nhằm hạn chế tối đa mức độ gia tăng ô nhiễm không khí, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh).

Trong chiến lược bảo vệ môi trường 2001 - 2010, Chiến lược phát triển các dự án GEF ở Việt Nam,…cũng đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề ô nhiễm không khí, đặc biệt là do khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải.

Do đó, nghiên cứu việc thu phí môi trường đối với khí thải qua xăng dầu để đạt được mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các phương tiên giao thông, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm không khí, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí là rất cần thiết.

Một số công trình nghiên cứu khoa học đã và đang được triển khai liên quan đến phí bảo vệ môi trường, cụ thể như:

- Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ TN&MT đang nghiên cứu một chương trình về phí môi trường ở Việt Nam, trong đó có phí xử lý nước thải, phí xử lý chất thải rắn nguy hại.

- Trong chương trình “Bảo vệ môi trường và Phòng tránh thiên tai” (KC08) có đề tài “Ứng dụng kinh tế môi trường để nghiên cứu và đánh giá diễn biến tài nguyên, môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu)” do GS. Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm.

- Đề tài “Ứng dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam” do TS Nguyễn Thế Chinh chủ trì thực hiện năm 1998.

- Đề tài “Ứng dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm trả tiền: Trường hợp phí nước thải ở KCN” do TS Trần Võ Hồng Sơn chủ trì thực hiện năm 1998. - Đề tài :” Nghiên cứu xây dựng hệ thống phí khí thải tại TP.Hồ Chí Minh” do

PGS.TS. Phùng Chí Sỹ/ Viện Kỹ thuật Nhiệt đới & Bảo vệ Môi trường chủ trì thực hiện đã được Hội đồng khoa học của Sở KH-CN TP. Hồ Chí Minh nghiệm thu ngày 13 tháng 09 năm 2004. Hội đồng đã thống nhất đề nghị Sở KH-CN cho đề tài được tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 nhằm hoàn thiện về phương pháp luận tính suất phí khí thải; tăng thêm số ngành nghề nghiên cứu để tính phí khí thải; hoàn thiện phương thức tính thuế BVMT đối với các chất có khả năng gây ô nhiễm không khí trên cơ sở nguyên/nhiên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra; xác định rõ mục tiêu thu phí, thuế và sử dụng phí khí thải, thuế môi trường; tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học và các doanh nghiệp về việc tính toán và thu phí khí thải.

- Trong năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Vụ Môi trường nghiên cứu xây dựng hệ thống phí khí thải tại Việt Nam, trên cơ sở đó xây dựng dự thảo Nghị định Chính phủ về thu phí khí thải. Dự kiến Nghị định dự

thảo sẽ hòan thiện cuối năm 2007 và trình Chính phủ ban hành trong năm 2008.

Hiện nay, vấn đề nghiên cứu và ứng dụng các công cụ chính sách để quản lý khí thải tại Việt Nam nói chung và tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức (xem bảng dưới đây).

Bng 1.13. Hin trng áp dng các công c qun lý khí thi ti Vit Nam

Công cụ trực tiếp Công cụ gián tiếp Công cụ kinh kế (EI) - Chưa có phí khí thải

- Chưa có Giấy phép có thể mua bán được

- Chưa có thuế môi trường đối với các chất có thể gây ô nhiễm không khí

Ra lệnh và kiểm sóat - Đã ban hành Tiêu chuẩn khí thải

Chưa ban hành Tiêu chuẩn công nghệ

Đầu tư và hỗ trợ của chính phủ

Chưa có chính sách đầu tư hỗ trợ của Chính phủ

Đã đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ sạch

I.3.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến công cụ kinh tế quản lý môi trường tại Việt nam trường tại Việt nam

Ở Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội, hoà nhập với hoạt động BVMT trong khu vực và toàn cầu, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006.

Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường qui định: ”Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường”

Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường”.

Điều 3 của Luật quy định: “Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”.

Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ TN&MT và các Bộ, Ban ngành khác đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến các công cụ kinh tế quản lý môi trường:

- Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998.

- Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi số 05/1998/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 4 năm 1998.

- Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi.

- Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2006 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 68/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Thuế Tài nguyên (sửa đổi).

- Thông tư số 42/2007/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 68/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998 và nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2006.

- Quyết định số 2402/QĐ-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2007 đính chính thông tư số 42/2007/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2007.

- Thông tư số 05/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2006 hướng dẫn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thủy điện.

- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)