Các văn bản pháp lý liên quan đến công cụ kinh tế quản lý môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 60)

trường tại Việt nam

Ở Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội, hoà nhập với hoạt động BVMT trong khu vực và toàn cầu, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006.

Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường qui định: ”Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường”

Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường”.

Điều 3 của Luật quy định: “Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”.

Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ TN&MT và các Bộ, Ban ngành khác đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến các công cụ kinh tế quản lý môi trường:

- Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998.

- Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi số 05/1998/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 4 năm 1998.

- Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi.

- Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2006 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 68/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Thuế Tài nguyên (sửa đổi).

- Thông tư số 42/2007/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn thi hành nghị định số 68/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 1998 và nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2006.

- Quyết định số 2402/QĐ-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2007 đính chính thông tư số 42/2007/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2007.

- Thông tư số 05/2006/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2006 hướng dẫn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thủy điện.

- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.

- Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

- Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Thông tư số 93/2003/TT-BTC ngày 6/10/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính và Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003.

I.2.3. Thuế, Phí và Lệ phí tại Việt Nam

Thuế, phí và lệ phí giống nhau là nộp vào Ngân sách nhà nước.

(1). Thuế : Là một khoản thu chủ yếu của ngân sách mang tính chất nghĩa vụ bắt buộc mà mọi tổ chức, cá nhân phải đóng góp theo đúng qui định của pháp luật. Thuế không được hoàn trả trực tiếp, ngang giá cho người nộp thuế. Một phần số thuế đã nộp cho ngân sách Nhà nước trả về cho người dân một cách gián tiếp dưới những hình thức hưởng thụ về giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng, an ninh quốc phòng và xây dựng cơ sở hạ tầng: đường xá, cầu cống, đê điều… Cơ cấu hệ thống chính sách thuế của nước ta bao gồm: các luật thuế và pháp lệnh thuế áp dụng chung cho các thành phần kinh tế như sau:

- Luật thuế GTGT

- Luật thuế tiêu thụ đặc biệt - Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp - Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất - Pháp lệnh thuế tài nguyên

- Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao - Pháp lệnh thuế nhà đất

Ngoài ra còn có những loại khác như: thuế môn bài, tiền thu sử dụng đất, tiền thu sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển, chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…

(2). Phí : Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được qui định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí.

Theo Danh mục Phí và Lệ phí được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và Lệ phí, các loại phí chia ra:

- Phí thuộc lãnh vực nông nhiệp, lâm nghiệp, thủy sản: thủy lợi phí… - Phí thuộc lãnh vực công nghiệp, xây dựng: phí xây dựng…

- Phí thuộc lãnh vực thương mại, đầu tư: phí chợ…

- Phí thuộc lãnh vực lưu thông vận tải: phí sử dụng đường bộ…

- Phí thuộc lãnh vực thông tin, liên lạc: phí sử dụng và bảo vệ tần số vô tuyến điện…

- Phí thuộc lãnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: phí trông giữ xe… - Phí thuộc lãnh vực văn hóa xã hội: phí tham quan…

- Phí thuộc lãnh vực giáo dục và đào tạo: học phí… - Phí thuộc lãnh vực y tế: viện phí…

- Phí thuộc lãnh vực khoa học, công nghệ và môi trường: phí vệ sinh…

- Phí thuộc lãnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan: phí hoạt động chứng khoán…

- Phí thuộc lãnh vực tư pháp: án phí… Ngoài ra cũng cần phân biệt:

- Phí thu từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, được Nhà nước quản lý và sử dụng.

- Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước, tổ chức cá nhân thu phí có quyền quản lý, sử dụng số tiền được qui định của pháp luật.

(3). Lệ phí : Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước được qui định trong danh mục Lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí.

Theo danh mục Phí và Lệ phí, được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí, các loại phí chia ra:

- Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân: lệ phí tòa án..

- Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản: lệ phí trước

bạ…

- Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về Lệ phí Đăng ký kinh doanh.

- Lệ phí quản lý Nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: lệ phí ra vào cảng… - Lệ phí quản lý Nhà nước trong các lãnh vực khác: lệ phí hải quan, lệ phí chứng thực, lệ phí công chứng.

Theo Pháp Lệnh phí và Lệ phí: tổ chức cá nhân được thu phí và lệ phí bao gồm: - Cơ quan thuế Nhà nước.

- Cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức kinh tế , đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện công việc mà pháp luật quy định được thu phí, lệ phí.

CHƯƠNG 2. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP LUẬN, ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC THU PHÍ KHÍ THẢI TẠI

TP.HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng một số công cụ kinh tế nhằm quản lý khí thải tại tp.hcm (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)