phí khí thải do Vụ Môi trường đề xuất
• Lựa chọn đối tượng chịu phí:
Đối tượng chịu phí được lựa chọn dựa trên 03 nguyên tắc:
− Đối tượng phải là chất độc hại đối với môi trường và con người
− Đối tượng phải là chất có khối lượng phát tán lớn ở Việt Nam
− Đối tượng phải là chất có thể đo hoặc tính được khối lượng phát thải
Xét về tính phổ biến, các đối tượng được lựa chọn bao gồm: Bụi, SO2, NOx, CO, nhìn chung thích hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và đáp ứng được các nguyên tắc lựa chọn nêu trên.
Tuy nhiên, có một số bất cập khi lựa chọn các đối tượng này để tiến hành thu phí:
− NOx thực ra bao gồm tất cả các hợp chất ôxit Nitơ như NO, NO2, NO3, vậy khi triển khai thu phí thì đo hàm lượng hợp chất nào và thu phí đối với loại nào?
• Đối tượng nộp phí:
Việc giới hạn đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân sử dụng máy móc, thiết bị đốt cháy nhiên liệu hoá thạch có thuận lợi như sau:
− Phạm vi thu phí dễ xác định, dễ tổ chức thu phí. Đây là nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn nên lượng phí thu được sẽ cao.
− Thúc đẩy những đối tượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch tìm kiếm sử dụng các công nghệ hoặc nhiên liệu mới tiết kiệm hơn trong tương lai, giảm thiểu phát thải khí thải vào môi trường.
Trên thực tế việc giới hạn đối tượng nộp phí nêu trên đã bỏ qua lượng lớn phí khí thải thu được của các loại hình sản xuất không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đồng thời sẽ nảy sinh một số vấn đề bất cập như sau:
− Chưa đáp ứng nguyên tắc công bằng trong thực thi pháp luật (mọi đối tượng phát thải khí thải đều phải nộp phí). Từ đó sẽ nảy sinh tranh cãi và thắc mắc không đáng có giữa các đối tượng phải nộp phí và các đối tượng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch (Ví dụ: Loại hình sản xuất gạch lò hồ quang- sử dụng năng lượng điện; Loại hình sản xuất xi măng - quá trình nghiền; Loại hình sản xuất xay sát…).
− Ngoài ra cũng bỏ qua ngay cả một số đối tượng có sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất (ví dụ: Các lò gạch dùng than đá nhưng không sử dụng thiết bị, máy móc trong sản xuất…).
• Suất phí khí thải:
Suất phí khí thải được xác định dựa trên 03 yếu tố:
− Tính chất độc hại của chất thải đối với môi trường và con người
− Lượng phát thải vào môi trường của chất thải
− Môi trường tiếp nhận chất thải
Cách xác định, lựa chọn suất phí khí thải cụ thể được thực hiện theo quy trình một cách khoa học:
− Tham khảo suất phí khí thải tại các nước trên thế giới đang áp dụng thu phí khí thải
− Thử nghiệm tính bài toán ngược đối với một số cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc loại hình có sử dụng nhiên liệu hóa thạch để ước tính suất phí khí thải
thông qua kinh phí cần thiết cho cơ sở thực hiện việc xử lý lượng khí phát thải vượt tiêu chuẩn TCVN.
Các yếu tố đưa ra làm cơ sở để tính và quy trình lựa chọn suất phí khí thải là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên đi vào suất phí cụ thể có vấn đề cần nghiên cứu điều chỉnh như sau:
− Nếu xét về mức độ độc hại của các chất thì hiện nay trên thế giới bụi (đặc biệt là bụi có kích thước nhỏ) được coi là độc hại nhất đối với con người, mặt khác khối lượng bụi phát thải trong không khí là rất lớn. Vì vậy, suất phí đối với bụi cần xem xét tăng cao hơn so với các chất khác.
− Ngoài ra, các đề xuất về mức phí đối với các phương tiện giao thông và các nguồn phát tán di động chưa phù hợp với suất phí khí thải tổng quát đã đề xuất, cụ thể như sau:
Nếu căn cứ vào bảng hệ số phát thải của WHO đối với các phương tiện giao thông, áp dụng công thức tổng quát và suất phí do Vụ Môi trường đề xuất (theo bảng 2.10.) ta tính được các mức phí như sau:
Bảng 2.13. Hệ số phát thải của một số phương tiện giao thông vận tải4
Phương tiện Công suất TSP SO2 NOx CO VOC Nhiên liệu
Ô tô con 1400-2000 cc 0,86 0,02 22,02 194,7 27,65 Xăng
Ôtô tải >3,5 tấn 3,5 0,02 20 300 30 Xăng
Ôtô tải <3,5 tấn 3,5 0,08 12 18 2,6 Dầu
Ôtô tải 3,5 - 16 tấn 4,3 0,08 55 28 12 Dầu
Ôtô tải >16 tấn 4,3 0,08 50 20 16 Dầu
Ôtô buýt >16 tấn 4,3 0,08 50 20 16 Dầu
Xe máy (hai thời) < 50cc 6,7 0,02 2,8 550 330 Xăng Xe máy (hai thời) > 50cc 4 0,02 2,7 730 500 Xăng Xe máy (bốn thời) > 50cc 0,02 8 525 80 Xăng
Tàu thủy 6,8 0,14 90,7 0,036 4,1 Xăng
Ghi chú: S trong xăng = 0,1%; S trong dầu = 0,4%; đơn vị: kg/tấn nhiên liệu.
Bảng 2.14. Phí khí thải tính cho các phương tiện giao thông vận tải
Phí phải nộp
VNĐ/tấn nhiên liệu VNĐ/lít nhiên liệu Phương
tiện Công suất
Min Max Min Max
Ô tô con 1400-2000 cc 1.040.520 1.475.720 800 1.135 Ôtô tải >3.5 tấn 1.563.600 2.210.640 1.203 1.700 Ôtô tải <3.5 tấn 129.900 197.060 100 164 Ôtô tải 3.5 - 16 tấn 309.700 484.460 238 404 Ôtô tải >16 tấn 254.700 403.460 196 336 Ôtô buýt >16 tấn 254.700 403.460 196 336 Xe máy (hai thời) < 50cc 2.765.200 3.884.240 2.127 2.988 Xe máy (hai thời) > 50cc 3.662.200 5.135.640 2.817 3.950 Xe máy (bốn thời) > 50cc 2.649.100 3.715.140 2.038 2.858 Tàu thủy 279.760 475.104 215 365 Lấy số phí trung bình của các loại phương tiện giao thông vận tải đã tính ở trên theo từng loại nhiên liệu ta được số phí đề xuất thu trên từng loại nhiên liệu như sau:
Phí đối với xăng : Thấp nhất là 1.533 VNĐ/lít và cao nhất là 2.166 VNĐ/lít Phí đối với dầu : Thấp nhất là 183 VNĐ/lít và cao nhất là 310 VNĐ/lít. So sánh với mức phí trong bảng 2.9. thì các mức phí tính được ở trên có sự chênh lệch đáng kể.
• Khối lượng đối tượng chịu phí :
Các cơ sở đưa ra để xác định khối lượng các đối tượng chịu phí khí thải nhìn chung phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên đối với điều
kiện thực tế tại Việt Nam, căn cứ “Công nghệ và trình độ công nghệ của máy móc, thiết bị, phương tiện sử dụng nhiên liệu“ rất khó xác định cụ thể.
− Công nghệ cấp A: Áp dụng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp có các thiết bị mới, hiện đại, tương đương trình độ công nghệ hiện thời của thế giới.
− Công nghệ cấp B: Áp dụng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cấp C sau khi được đầu tư cải tiến, bảo dưỡng nâng cấp thiết bị, công nghệ theo yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường để tuân thủ tiêu chuẩn thải, hoặc sau khi phải cải tiến thiết bị, công nghệ theo nhu cầu của sản xuất….
− Công nghệ cấp C: Áp dụng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động nhưng được lắp đặt, vận hành từ tháng 1 năm 1994 trở về trước.
Thực tế việc phân biệt các cấp công nghệ tại Việt Nam cũng chưa thực sự dễ dàng, ví như: Các cơ sở sản mới được lắp đặt vận hành nhưng dây chuyền thiết bị có tuổi thọ đã trên 20 năm được coi là công nghệ cấp nào? Thậm chí có các cơ sở trang bị dây chuyền công nghệ mới, nhưng để giảm chi phí đầu tư đã nghiên cứu thay thế một số thiết bị hoặc sử dụng một số thiết bị cũ có tính năng tương tự, vậy các cơ sở loại này được coi là công nghệ cấp nào?
• Cách tính phí:
Cách tính đưa ra dễ hiểu và dễ thực hiện, thích hợp với trình độ phổ biến của các đối tượng nộp phí. Tuy nhiên để có tính thống nhất với phương thức thu phí, cần nêu rõ việc tính phí đối với nguồn thải di động được quy chuẩn sang tính trên một đơn vị nhiên liệu sử dụng, khi đó phí khí thải đối với những nguồn di động được thu trên khối lượng nhiên liệu sử dụng và được thu ngay tại đơn vị cung cấp nhiên liệu.
• Phương thức thu phí :
Việc phân chia làm hai loại đối tượng để tiến hành thu phí là hoàn toàn hợp lý bởi tính chất đặc thù của hai loại hình này. Tuy nhiên, phương thức thu phí cần phải có hình thức hoàn phí trong những trường hợp cần thiết để tránh hiện tượng thu phí chồng phí, ví dụ: Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng dầu DO trong sản xuất, họ đã bị đánh phí trên lượng nhiên liệu mua từ
các nhà cung cấp, khi về đến cơ sở họ lại tiếp tục bị đánh phí xả thải trên lượng đối tượng tính phí, như vậy việc được hoàn phí thu trên lượng nhiên liệu sẽ duy trì tính công bằng của các đối tượng nộp phí.
Ngoài ra việc thu phí đối với các nguồn thải di động thông qua nhiên liệu sử dụng cũng phải được xem xét tới khía cạnh công bằng giữa các đối tượng nộp phí. Ví dụ: xe máy mới đạt tiêu chuẩn thải EURO 2 sẽ thải ít CO hơn so với xe máy cũ, do vậy nếu căn cứ trên suất phí khí thải đối với CO thì phần phí phải nộp của xe đạt chuẩn EURO2 sẽ thấp hơn, tuy nhiên nếu quy đổi thu phí theo nhiên liệu như dự thảo nghị định thì cả hai xe đều phải nộp phí như nhau...
• Phương thức sử dụng phí khí thải thu được:
Đối với phí thu được từ các nguồn thải di động, việc trích lại 5% tổng số phí cho đơn vị cung cấp nhiên liệu là quá lớn trong khi để thực hiện việc thu phí này nhà cung cấp nhiên liệu không cần có những thay đổi lớn trong quy trình bán hàng, ngoài ra cũng không phải đầu tư thêm bất kỳ hạng mục nào trong quá trình mua bán.
Đối với phí thu được từ các nguồn cố định, tỷ lệ 15% trích lại cho địa phương nơi có nguồn thải để thực hiện hướng dẫn kê khai, tính toán khối lượng đối tượng tính phí, triển khai thu phí là hợp lý. Tuy nhiên, trong cục diện phát triển của cải cách hành chính, các địa phương đang dần được TW trao nhiều quyền tự chủ hơn trong quản lý các mặt của địa phương mình,việc tăng tỷ lệ trích lại lớn hơn 15% sẽ hợp lý hơn, quá trình tăng này không cần thiết phải thực hiện ngay nhưng cũng nên có lộ trình tăng phù hợp với mức độ cải cách hành chính của cả nước.
2.2.3. Thử nghiệm tính phí khí thải trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh theo đề xuất của Vụ Môi trường
- Đối với nhóm nguồn thải di động (các phương tiện giao thông vận tải):
Theo bảng 2.9., mức phí trung bình thu trên 01 lít nhiên liệu vào khoảng 420 đồng/lít.
Theo con số thống kê, hàng năm tổng khối lượng nhiên liệu nhập khẩu qua cảng Tp.HCM khoảng từ 1 – 2 triệu tấn. Với mức phí như trên, mỗi năm Thành phố sẽ thu được từ 525– 1.050 tỷđồng phí khí thải từ nhóm nguồn thải di động.
- Đối với nhóm nguồn thải cố định:
Ước tính số phí khí thải thu được từ nhóm các nguồn thải cố định tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các số liệu thống kê về sản lượng công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh năm 2006, hệ số phát thải công nghiệp của WTO, suất phí khí thải do Vụ Môi trường đề xuất...
Bảng 2.15. Lượng phát thải từ các nguồn cốđịnh tại Tp. Hồ Chí Minh
Lượng phát thải (tấn) TT Ngành TTCN Đơn vị lượSảng n 2006 Bụi SO2 NOx CO 1 Thủy sản chế biến tấn 47.278 189,11 2 Bia m3 394.757 1.579,03 97,69 3 Rượu m3 11.955
4 Sản xuất điện triệu KW 1.297 479,89 134,89 6.497,97 1.478,58 5 Giấy bìa tấn 146.238 13.161,40 511,83 804,31 6 Xút NaOH – Soda tấn 18.573 28,73
7 Xi măng tấn 5.283 10.037,70 5.388,66 11.358,50
8 Sản xuất thép tấn 801 3.484,35 17.622,00
Cộng 28.960,21 6.035,38 17.856,47 20.002,58
Bảng 2.16. Số phí thu được từ một số nguồn cốđịnh tại Tp. Hồ Chí Minh
Đơn vị Bụi SO2 NOx CO
đồng/kg 3.000 7.000 5.000 7.000 Suất phí khí thải
(Vụ Môi trường đề xuất) đồng/tấn 3.000.000 7.000.000 5.000.000 7.000.000 Số phí thu được 1.000 đồng 86.880.642 42.247.667 89.282.350 140.018.046
Như vậy nếu áp suất phí khí thải do Vụ Môi trường đề xuất thì mỗi năm số phí thu được từ các nguồn cố định tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng 360 tỷ đồng (đây chỉ là số liệu tính cho 8 ngành công nghiệp chính tại thành phố, trên thực tế nếu khảo sát chi tiết, con số này sẽ cao hơn nhiều lần).
• Kết luận:
Phương thức lựa chọn suất phí, tính phí và thu phí mà Vụ Môi trường – Bộ TN&MT đề xuất thích hợp với qui trình thay đổi nâng cấp hệ thống pháp
luật nói chung của Việt Nam. Đây là bước đi cần thiết và không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nếu áp dụng, số phí sẽ thu được ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm khoảng 525– 1.050 tỷ đồng từ nhóm nguồn di động và hơn 360 tỷ đồng từ nhóm nguồn cố định.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vẫn còn tồn tại một số bất cập cần có nghiên cứu điều chỉnh kịp thời và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Đặc biệt những nghiên cứu điều chỉnh phải tập trung vào các mục đích theo thứ tự ưu tiên như sau:
− Duy trì tính công bằng trong việc thực thi pháp luật.
− Tạo tác động tích cực thực sự trong nhận thức bảo vệ môi trường của các đối tượng gây ô nhiễm.
− Mức phí phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và dễ thực hiện các bước trong qui trình thu phí, sử dụng phí.
− Bổ sung căn cứ tính mức phí thu trên nhiên liệu đối với các phương tiện giao thông và các nguồn phát tán di động cho phù hợp với suất phí khí thải đã đề xuất.